Luận Văn Ảnh hưởng của nhiệt độ và chất bảo quản đến phẩm chất thanh long chiếu xạ Hylocereus undatus (Haw.)

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Chương 1. 3
    GIỚI THIỆU 3
    1.1 Đặt vấn đề. 3
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 3
    1.3 Yêu cầu. 4
    1.4 Phạm vi nghiên cứu. 4
    2.1 Nguồn gốc. 5
    2.2 Đặc điểm thực vật học. 5
    2.2.1 Rễ. 5
    2.2.2 Thân, cành. 5
    2.2.3 Hoa. 5
    2.2.4 Trái 6
    2.3 Đặc điểm sinh thái 6
    2.3.1 Nhiệt độ. 6
    2.3.2 Độ dài ngày. 6
    2.3.3 Nước. 6
    2.3.4 Đất 6
    2.4 Giá trị dinh dưỡng và công dụng. 6
    2.5 Các giống thanh long được trồng ở Việt Nam 7
    2.6 Tình hình xuất khẩu thanh long 2004-2008. 7
    2.5 Sâu bệnh hại sau thu hoạch. 9
    2.7 Tiêu chuẩn thanh long xuất khẩu. 10
    2.8 Qui trình biến đổi sinh lý sinh hóa trong bảo quản. 10
    2.8.1 Các biến biến đổi về sinh lý. 10
    2.8.2 Các biến đổi vật lý. 11
    2.8.2 Các biến đổi hóa học. 12
    2.9 Các phương pháp bảo quản. 13
    2.9.1 Bảo quản ở điều kiện thường. 13
    2.9.2 Bảo quản lạnh. 13
    2.9.3 Bảo quản trong môi trường không khí có kiểm soát 14
    2.9.4. Bảo quản trong môi trường không khí cải tiến. 14
    2.9.5. Bảo quản bằng hóa chất 15
    2.9.6 Bảo quản rau quả tươi bằng chiếu xạ. 15
    2.10 Thu hoạch thanh long. 18
    2.11 Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 19
    2.11.1 Tình hình nghiên cứu trong nước. 19
    Chương 3. 22
    PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP. 22
    3.1 Thời gian và địa điểm 22
    3.2 Điều kiện tại phòng thí nghiệm 22
    3.3 Vật liệu thí nghiệm 22
    3.5 Phương pháp tiến hành thí nghiệm 23
    3.6 Chỉ tiêu theo dõi 25
    3.6.1 Chỉ tiêu vật lý. 25
    3.6.2 Chỉ tiêu hóa học. 25
    3.6.3 Thời gian tồn trữ trái, tỷ lệ trái hư hỏng và cấp độ hư hỏng. 25
    3.6.4 Đánh giá cảm quan (Phụ lục). 26
    3.6.5 Bệnh hại sau thu hoạch. 26
    3.6.6 Phương pháp xử lý số liệu. 26
    Chương 4. 27
    TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN VÀ DỰ KIẾN KẾT QUẢ 27
    Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 30
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
    PHỤ LỤC 33




    1.1 Đặt vấn đề
    Cây thanh long (Hylocereus undatus (Haw.) Britt. et Rose) là loại cây nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng. Ở Việt Nam, năm 2008 thanh long trồng ở Tây Nam Bộ với diện tích 9.800 ha và Đồng bằng sông Cửu Long 3.991ha (Viện cây ăn quả Miền Nam, 2009) với 4 tỉnh chủ lực Bình Thuận, Long An, Tiền Giang và Tây Ninh (Tôn Nữ Minh Nguyệt, 2008) đã tạo ra một khối lượng nông sản khá lớn cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Việt Nam được đánh giá là một trong 04 quốc gia sản lượng thanh long nhiều nhất thế giới. Bình Thuận là tỉnh đứng đầu cả nước về thanh long cả về sản lượng, diện tích, năng suất và chất lượng. Thanh long Bình Thuận là nhãn hàng thứ 04 được Nhà nước bảo hộ đăng bạ tên gọi độc quyền trên phạm vi cả nước (Quế Hà, 2007).
    Thanh long có vị ngọt, mát nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Thanh long Việt Nam được xuất khẩu qua nhiều nước trên thế giới, kể cả hai thị trường khó tính là Mỹ, Nhật. Đây chính là một trong ba mặt hàng trái cây tham gia vào thị trường xuất khẩu cao nhất (9 %) so với tổng diện tích (1 %), chỉ đứng sau nhãn và dứa (Nguyễn Hữu Hoàng, 2006). Đặc biệt, Việt Nam là nước xuất khẩu thanh long lớn nhất thế giới (Tôn Nữ Minh Nguyệt, 2008)
    Thanh long được thị trường Mỹ chấp nhận là thanh long chiếu xạ đảm bảo tiêu diệt đối tượng kiểm dịch là ruồi đục trái.
    Vận chuyển thanh long qua thị trường Mỹ chủ yếu bằng đường hàng không đã làm cho giá thanh long cao và khó cạnh tranh. Vấn đề đặt ra là làm sao kéo dài thời gian tồn trữ thanh long mà chất lượng vẫn đảm bảo để có thể vận chuyển bằng đường tàu giúp giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Chúng trôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của nhiệt độ và chất bảo quản đến phẩm chất thanh long chiếu xạ Hylocereus undatus (Haw.) Britt. et Rose được tiến hành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...