Thạc Sĩ Ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung học phổ thông

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔN NGỮ NÓI ĐẾN NGÔN NGỮ VIẾT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (TRÊN CỨ LIỆU NHỮNG BÀI LÀM VĂN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN)


    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU 3
    1. Lý do chọn đề tài . 3
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
    4. Phương pháp nghiên cứu . 6
    Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT 7
    1.1 Khái quát về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết . 7
    1.1.1 Ngôn ngữ nói 7
    1.1.2 Ngôn ngữ viết . 11
    1.1.3 Những khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 14
    1.1.4 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và viết 16
    1.2 Giới thiệu cảnh huống ngôn ngữ của trường THPT Lương Thế Vinh . 20
    Tiểu kết . 21
    Chương 2. KHẢO SÁT NĂNG LỰC VIẾT TIẾNG VIỆT CỦA HỌC
    SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LƯƠNG THẾ VINH DƯỚI TÁC
    ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ NÓI 23
    2.1 Khái niệm về năng lực ngôn ngữ . 23
    2.1.1 Năng lực ngôn ngữ 23
    2.1.2 Năng lực giao tiếp . 24
    2.2 Khảo sát thực tế về ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết
    của học sinh THPT Lương Thế Vinh . 25
    2.2.1 Về phương diện chữ viết . 25
    2.2.2 Về phương diện từ vựng- ngữ nghĩa 29
    2.2.3 Về phương diện ngữ pháp . 34
    Tiểu kết . 43
    2
    Chương 3. NHỮNG NHÂN TỐ TẠO RA ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔN
    NGỮ NÓI ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ VIẾT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC . 45
    3.1 Những nhân tố tạo ra ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đối với ngôn ngữ viết . 45
    3.1.1 Học sinh không phân biệt được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết . 45
    3.2.2 Môi trường giao tiếp 48
    3.2.3 Ảnh hưởng của ngôn ngữ chat . 51
    3.2 Cách khắc phục . 53
    3.2.1 Giúp học sinh nhận biết được sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và
    viết . 53
    3.2.3 Dạy học tiếng Việt hướng vào hoạt động giao tiếp 55
    Tiểu kết 57
    KẾT LUẬN 59
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 62
    PHỤ LỤC .


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Ngôn ngữ giao tiếp của con người tồn tại ở hai dạng cơ bản là nói và
    viết. Về mặt thuật ngữ, trước đây chúng ta vẫn thường gặp các tên gọi “phong
    cách nói” hoặc “phong cách khẩu ngữ” đặt trong thế đối lập với “phong cách
    viết” hoặc “phong cách sách vở”. Xét về mặt lịch sử, tình hình nghiên cứu về
    ngôn ngữ nói bắt đầu có sự chuyển biến tích cực từ thế kỷ XIX đầu thế kỷ
    XX, một số nhà ngôn ngữ học đã đạt được sự nhất trí rằng, lời nói mới là sự
    hoạt động chính của ngôn ngữ còn dạng viết chỉ là thứ cấp. Trên thực tế, ngôn
    ngữ nói cũng từng bị xếp ở vị trí thứ yếu do bị quy vào bản chất không cố
    định, không có hệ thống và không có cấu trúc.
    Từ những tồn tại trong nghiên cứu ngôn ngữ cần thiết phải có cái nhìn
    đầy đủ, toàn diện không thể áp đặt cái nhìn phiến diện đối với ngôn ngữ nói
    hoặc ngôn ngữ viết. Việc nghiên cứu về ngôn ngữ nói và viết không chỉ giúp
    xác định lại một cách đúng đắn những nhận định đã có về ngôn ngữ nói và
    viết trong phạm vi ngôn ngữ học cơ bản và phân tích diễn ngôn, mà còn có ý
    nghĩa thiết thực đối những bộ môn khoa học khác như phong cách khoa học
    ngôn ngữ, lý thuyết dạy và học tiếng.
    Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, dù nói hay viết con người không chỉ
    cần xác định nội dung giao tiếp tức nói, viết cái gì mà còn quan tâm đến việc
    nói như thế nào, viết như thế nào. Sự lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ của
    chủ thể giao tiếp không ngừng bị chi phối bởi các nhân tố như: mục đích giao
    tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp và đối tượng giao tiếp hoặc kênh
    giao tiếp. Sự lựa chọn này thể hiện năng lực giao tiếp ở mỗi người.
    Nghiên cứu về ngôn ngữ nói và viết còn có ý nghĩa quan trọng đối với
    sự phát triển ngôn ngữ của dân tộc. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi mà
    việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt được đặt ra cấp thiết thì cần thiết
    4
    phải giáo dục cho thế hệ trẻ thói quen nói đúng và viết đúng tiếng Việt. Vấn
    đề này được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và một trong số đó là Cao
    Xuân Hạo, người đã từng nhắc đến thực trạng này như sau:
    “Đặc biệt những lỗi về tiếng Việt, những cách dùng từ sai, những câu
    bất thành cú (thường là vì cách dịch sát từng chữ do tính cẩu thả của những
    người dịch tin nước ngoài truyền bá), đã được nêu lên không biết bao nhiêu
    lần từ hơn nửa thế kỷ nay mà các biên tập viên cũng cứ lặp lại hàng mấy chục
    lần trong một buổi truyền hình hay phát thanh, và mỗi năm lại được bổ sung
    thêm hàng chục kiểu lỗi mới phát minh. Những người lớn có văn hoá chỉ
    khinh bỉ, nhún vai, nhưng thế hệ trẻ nhất là học sinh phổ thông lại tưởng đâu
    đó lại là một kiểu nói “ hiện đại” hơn, vội vàng bắt chước hoặc tuy không cố
    bắt chước nhưng nghe nhiều lần đâm quen, không thấy chướng tai nữa, và cứ
    thế nói ẩu, viết ẩu dần dần phổ biến và rốt cục tiếng Việt trở thành một thứ
    tiếng tạp nham không còn quy tắc ngữ pháp gì nữa.” [ 7, tr.340]
    Nghiên cứu ngôn ngữ nói và viết sẽ góp phần vào việc phát triển, nâng
    cao năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp của học sinh trong nhà trường.
    Thực trạng của học sinh phổ thông hiện nay là năng lực phân tích còn yếu
    kém. Các em chỉ có thể mô tả lại sự vật, hiện tượng, còn khi được yêu cầu
    phân tích, đánh giá lập tức các em sẽ gặp khó khăn và thường là không thể
    làm được. Hơn thế nữa, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của các em rất yếu. Tiếng
    Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ của các em và đã được học rất nhiều năm qua, thế mà
    khi sử dụng, các em vẫn mắc nhiều lỗi về dùng từ, viết câu, dựng đoạn, liên
    kết ý, diễn đạt Đa phần các em viết lung tung, lộn xộn, không có cấu trúc rõ
    ràng, ý nghĩa tối tăm, nhiều khi không thể diễn đạt rõ ràng suy nghĩ của mình
    khi được giáo viên hỏi
    Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, luận văn này tiến hành khảo sát sự
    ảnh hưởng của tiếng Việt nói tới tiếng Việt viết ở một trường học cụ thể - nơi
    5
    mà chúng tôi đang làm công tác giảng dạy, đó là trường trung học phổ thông
    Lương Thế Vinh, thành phố Thái Nguyên.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    - Mục đích nghiên cứu: Thông qua khảo sát việc sử dụng tiếng Việt của
    học sinh trường THPT Lương Thế Vinh, Thành Phố Thái Nguyên, luân văn
    mong muốn góp phần vào làm rõ thêm mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và
    ngôn ngữ viết, đặc biệt là những ảnh hưởng của ngôn ngữ nói tới ngôn ngữ
    viết của học sinh phổ thông. Qua đó, luận văn đưa ra những ý kiến đóng góp
    vào việc giảng dạy môn ngữ văn nói chung, tiếng Việt nói riêng trong nhà
    trường nhằm nâng cao khả năng nói và viết tiếng Việt của học sinh.
    - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận văn đề ra
    những nhiệm vụ như sau:
    1). Nêu được cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài, cụ thể là liên quan
    đến ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
    2). Giới thiệu những nét cơ bản về môi trường dạy học của trường
    THPT Lương Thế Vinh, Thành Phố Thái Nguyên (Có tác động đến tiếng Việt
    của học sinh).
    3). Khảo sát đặc điểm sử dụng tiếng Việt của học sinh Trường THPT
    Lương Thế Vinh khi viết, chú trọng tác động của ngôn ngữ nói tới ngôn
    ngữ viết.
    4) Chỉ ra những nhân tố tạo ra những ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến
    ngôn ngữ viết và đề ra cách khắc phục.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu là tiế ng Việt học sinh sử dụng ở trường THPT
    Lương Thế Vinh – nơi mà chúng tôi đang tham gia giảng dạy .
    - Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong các bài kiểm tra, các bài thi
    của học sinh và quan sát tiếng Việt các em học sinh sử dụng khi phát biểu
    trong lớp.
    6
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là
    phương pháp của ngôn ngữ học xã hội và phương pháp phân tích lỗi của dụng
    học.
    Phương pháp của ngôn ngữ học nhằm điều tra thực tế ảnh hưởng của
    tiếng Việt nói đến tiếng Việt viết của học sinh.
    Phương pháp phân tích lỗi của dụng học nhằm thống kê, phân loại
    những lỗi xuất hiện trong bài văn của học sinh
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Về mặt lý luận: đề tài góp phần chứng minh cho luận điểm: giữa ngôn
    ngữ nói và ngôn ngữ viết có sự tác động qua lại với nhau.
    - Về mặt thực tiễn: Từ việc chỉ ra năng lực ngôn ngữ của học sinh
    THPT hiện nay và năng lực vận dụng chúng như thế nào, luận văn bước đầu
    khái quát hướng sử dụng ngôn ngữ của học sinh THPT, hy vọng sẽ giúp cho
    việc dạy - học tiếng Việt có hiệu quả hơn.
    6. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục, luận văn gồm 03
    chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
    Chương 2: Khảo sát năng lực sử dụng tiếng Việt khi viết của học sinh
    trường THPT Lương Thế Vinh dưới tác động của ngôn ngữ nói.
    Chương 3: Những nhân tố tạo ra ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn
    ngữ viết của học sinh THPT Lương Thế Vinh và cách khắc phục.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Diệp Quang Ban, Giao tiếp văn bản mạch lạc liên kết đoạn văn, Nxb.
    KHXH, 2002.
    2. Diệp Quang Ban, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb. Giáo dục,
    1998.
    3. Bùi Đăng Bình, Năng lực chính tả của học sinh tiểu học và trung học cơ
    sở hiện nay, TCNN số 9/2006.
    4. Nguyễn Thị Thanh Bình, Một số xu hướng lí thuyết của việc dạy tiếng mẹ
    đẻ trong nhà trường, TCNN số 4/2006.
    5. Nguyễn Thị Thanh Bình, Tác động của hoàn cảnh giao tiếp đến ngôn ngữ
    trẻ em 2 – 3 tuổi ở Hà Nội: Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình
    người Việt, Nxb. Văn hóa – Thông tin, 1996.
    6. Vũ Kim Bảng, Về năng lực sử dụng dấu câu tiếng Việt của học sinh trung
    học cơ sở hiện nay, TCNN số 4/2006.
    7. Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học tập hai: Ngữ dụng học, Nxb. Giáo
    dục, 2001.
    8. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, 198
    9. Hoàng Thị Châu, Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb. KHXH, 1989.
    10. Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở ngôn ngữ
    học và tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, 2006.
    11. Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, Nxb. Đại học và Trung học chuyên
    nghiệp, 1998.
    12. Đinh Văn Đức, Vài suy nghĩ bước đầu về ngữ pháp lí thuyết và ngữ pháp
    thực hành trong dạy tiếng Việt, TCNN số 4/1991
    13. Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, Nxb.ĐHQGHN, 2004.
    14. Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt - văn Việt - người Việt, Nxb Trẻ, 2001.
    63
    15. Đỗ Việt Hùng, Từ khái niệm năng lực ngôn ngữ đến vấn đề dạy học tiếng
    Việt trong nhà trường phổ thông, Nxb. Giáo dục, 1999.
    16. Vũ Thị Thanh Hương, Từ khái niệm “năng lực giao tiếp” đến vấn đề dạy
    và học tiếng Việt Trong nhà trường phổ thông hiện nay, TCNN số 4/2006.
    17. Nguyễn Văn Khang, Ngôn ngữ học xã hội, Nxb. KHXH, 1999.
    18. Nguyễn Văn Khang, Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, 2007.
    19. Nguyễn Văn Khang, Tiếng lóng Việt Nam, Nxb. KHXH, 2001.
    20. Đinh Trọng Lạc-Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học tiếng Việt, Nxb. Giáo
    dục, 1998.
    21. Trần Thị Nhàn, Vấn đề dạy và học kiểu câu đặc biệt, câu rút gọn trong
    trường phổ thông hiện nay, TCNN số 4/2006.
    22. Nguyễn Khắc Phi, Dạy học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông,
    TCNN, số 8/2001.
    23. Bùi Minh Toán- Lê A- Nguyễn Quang Ninh, Phương pháp dạy học tiếng
    Việt, Nxb. Giáo dục, 2008.
    24. Bùi Minh Toán- Lê A- Đỗ Việt Hùng, Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo
    dục, 2008.
    25. Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb. Giáo dục,
    2002.
    26. Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb. Giáo dục,
    2002.
    27. Nguyễn Thị Thìn, Câu tiếng Việt và nội dung dạy – học câu ở trường phổ
    thông, Nxb. ĐHQGHN, 2003.
    28. Nguyễn Đức Tồn, Mấy vấn đề lí luận và phương pháp dạy-học từ ngữ
    tiếng Việt trong nhà trường, Nxb ĐHQGHN, 2003.
    29. Ferdinand de Sausure, Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (bản dịch tiếng
    Việt của Cao Xuân Hạo), Nxb.KHXH, 2005.
    30. Gllian Brown- George Yle, Phân tích diễn ngôn, Nxb. ĐHQGHN, 2002.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...