Chuyên Đề ảnh hưởng của mức độ tập trung sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần niêm yết trên s

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN CÔNG TRÌNH: ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ TẬP TRUNG SỞ
    HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
    NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIÁO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ
    MINH


    MỤC LỤC
    Tóm tắt . 3
    1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu . .4
    2. Tổng quan tài liệu . .8
    3. Phương pháp nghiên cứu . . 12
    3.1. Phương pháp . . 13
    3.2. Giả thiết . 13
    3.3. Thu thập dữ liệu và đo lường . 17
    4. Trình bày kết quả nghiên cứu . 19
    4.1. Đo lường theo tỷ lệ sở hữu của hội đồng quản trị . . 20
    4.1.1. Phương trình hiệu quả hoạt động . . 20
    4.1.2. Phương trình sở hữu . . 26
    4.2. Đo lường theo tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn nhất . . 29
    4.2.1. Trường hợp C* là C1 . 29
    4.2.2. Trường hợp C* là C2 . 32
    4.2.3. Trường hợp C* là C3 . 34
    5. Kết luận . . 38
    Phụ lục . 40
    Tài liệu tham khảo . 52

    TÓM TẮT
    Bài nghiên cứu tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa tập trung sở hữu và hiệu quả
    hoạt động của công ty bằng cách sử dụng các dữ liệu thu thập được từ các doanh nghiệp
    niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HoSE) trong khoảng thời gian
    từ 2009 đến 2011. Hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ với
    mức độ tập trung sở hữu cao, cổ đông nhà nước chiếm đa số. Thêm vào đó, mô hình quản
    trị của các công ty cổ phần Việt Nam khá giống với hầu hết các nền kinh tế mới nổi, với
    những đặc điểm: tỷ lệ cổ đông nội bộ lớn, thông tin công bố hạn chế, yếu kém trong
    chính sách bảo vệ cổ đông thiểu số và thị trường thâu tóm bị giới hạn. Từ những đặc
    điểm đó, các câu hỏi đặt ra là: “Liệu có tồn tại mối tương quan giữa mức độ sở hữu và
    hiệu quả hoạt động của công ty như các mô hình trên thế giới hay không?”, “Cấu trúc sở
    hữu có góp phần giải quyết vấn đề đại diện trong công ty hay không?” và “Một doanh
    nghiệp muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của mình nên chú trọng xây dựng một cấu trúc
    sở hữu như thế nào là hợp lý?”. Xuất phát từ suy nghĩ đó, nhóm chúng tôi đã quyết định
    chạy mô hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động và biến độc lập
    lần lượt là mức độ sở hữu của hội đồng quản trị và các cổ đông lớn; trong đó mức độ tập
    trung sở hữu được đo lường bằng 2 phương pháp. Đối với phương pháp đo lường mức độ
    tập trung sở hữu theo tỷ lệ nắm giữ cổ phần của hội đồng quản trị, kết quả thu được cho
    thấy: có mối tương quan âm giữa mức độ tập trung sở hữu và hiệu quả hoạt động của
    công ty (được đo lường bằng ROA). Đối với phương pháp đo lường mức độ tập trung sở
    hữu theo tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các khối cổ đông lớn, nhóm không tìm thấy mối
    tương quan chặt chẽ giữa tỷ lệ sở hữu của khối lớn nhất và hiệu quả hoạt động. Tuy
    nhiên, đối với khối cổ đông bao gồm cả cổ đông lớn thứ nhì và ba thì nhóm tìm thấy mối
    tương quan âm có ý nghĩa thống kê giữa các đại lượng này. Ngoài ra, bài nghiên cứu
    cũng tiến hành hồi quy mức độ tập trung sở hữu theo hiệu quả hoạt động và một vài biến
    đặc trưng khác thuộc công ty. Tuy nhiên, nhóm đã không tìm thấy một mối tương quan rõ
    ràng giữa các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình này.




    4
    1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu
    Kể từ khi công ty cổ phần đầu tiên ra đời vào đầu thế kỷ 17, các bài toán kinh tế liên
    quan đến hình thức sở hữu của loại hình công ty này đã không ngừng được đặt ra và làm
    tốn không ít thời gian cũng như giấy mực của các nhà nghiên cứu mong muốn giải quyết
    chúng. Trong đó, các bài toán liên quan đến chi phí đại diện được xem là khá tiêu biểu vì
    nó đề cập đến bản chất hình thức sở hữu đặc trưng của công ty cổ phần: sự phân định
    giữa quyền sở hữu và quyền quản lý. Vậy, chi phí đại diện là gì? Theo nghĩa đơn giản
    nhất, đó là chi phí phát sinh khi các nhà quản lý không cố gắng điều hành công ty theo
    hướng tối đa hóa giá trị (nhiệm vụ mà họ phải thực hiện) vì một lý do cá nhân nào đó,
    gây thiệt hại cho các cổ đông hoặc khi các cổ đông cố gắng thực hiện các biện pháp kiểm
    soát hoạt động của các nhà quản lý mà việc kiểm soát đó đòi hỏi sự gia tăng trong chi
    phí. Một cách tổng quát, chi phí đại diện là chi phí phát sinh ở bất kỳ đâu mà ở đó thông
    tin bất cân xứng và các bên tham gia (các bên có quyền lợi) có mục tiêu khác nhau.
    Nhìn vào số lượng cũng như chủ đề các bài viết về vấn đề đại diện, có thể thấy có
    khá nhiều khía cạnh được xem xét, mổ xẻ trong quan hệ người chủ - người đại diện. Mặc
    dù người ta đưa ra nhiều câu hỏi, giả thuyết và phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng
    đều nhằm một mục đích cuối cùng là giải quyết bằng được vấn đề người đại diện. Trong
    vài thập kỉ gần đây, một hướng giải quyết vấn đề người đại diện được nhiều nhà kinh tế
    trên thế giới chú ý đến là cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp. Theo kiến thức chung thì cấu
    trúc sở hữu của doanh nghiệp gồm có hai dạng cơ bản đối lập nhau: (1) cấu trúc sở hữu
    tập trung và (2) cấu trúc sở hữu phi tập trung (hay phân tán). Dạng sở hữu (1) ám chỉ việc
    một tỷ lệ lớn cổ phiếu của công ty nằm trong tay một nhóm nhỏ hay chỉ một cổ đông.
    Dạng thứ (2) tồn tại khi không có bất kì một nhóm hay một cổ đông nào nắm giữ số cổ
    phần có quyền biểu quyết lớn một cách đáng kể. Vấn đề mà người ta muốn đề cập chính
    là cấu trúc sở hữu có thể ảnh hưởng như thế nào đến chi phí đại diện. Cụ thể hơn, câu hỏi
    được đặt ra là “Liệu cấu trúc sở hữu trong công ty cổ phần đại chúng có thể giải quyết
    được vấn đề người đại diện hay không?”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...