Báo Cáo Ảnh hưởng của mức độ chín đến chất lượng hạt của quả dưa leo

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Bống Hà, 31/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Dưa leo (Cucumis sativus L., họ Cucurbitaceae) là loại thực phẩm sử dụng hàng ngày, được trồng
    phổ biến ở nhiều nơi. Chất lượng hạt giống là yếu tố quan trọng để đảm bảo được mật độ cây trồng
    ban đầu và tăng năng suất thu hoạch. Độ chín của hạt khi đã tích lũy khối lượng đầy đủ để đạt độ
    chín sinh lý và có độ nảy mầm cao vào lúc thu hoạch là giai đoạn quan trọng giúp cho hạt có thể đạt
    tiêu chuẩn nảy mầm khi tồn trữ hạt. Tỉ lệ nảy mầm của hạt ngoài đồng được biểu thị bằng phương
    trình: e=v*f, trong đó: e: tỉ lệ nảy mầm của hạt, v: tỉ lệ nảy mầm của hạt được xác định trong phòng
    thí nghiệm và f: hệ số đồng ruộng. Hệ số đồng ruộng thay đổi tùy địa điểm gieo trồng và có trị số từ
    0,5 đến gần 1 nếu như các điều kiện ngoại cảnh hoàn toàn thích hợp cho hạt nảy mầm. Vì vậy tỉ lệ
    nảy mầm của hạt giống ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo mật độ cây trồng trên một đơn vị diện
    tích và qua đó ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch. Tuy nhiên độ chín của hạt khi còn trên quả
    trước khi thu hoạch ảnh hưởng đến cường lực hạt và tỉ lệ nảy mầm. Nếu quả chín non thì hạt chưa
    chín khối lượng (mass maturity) tạo nên nảy mẩm kém, nếu quả quá chín thì hạt có thể bị hư và
    thời gian thu hái kéo dài. Tiêunchuẩn nảy mầmcủa hạt dưa leo cần trên 85% (Vavrina, 2001). Quả
    và hạt dưa leo thường có 3 giai đoạn chín. a) Chín sinh lý (bắt đầu chín): phôi đã phát triển đầy đủ
    và có năng lực nảy mầm, nhưng các quá trình tích lũy chất hữu cơ và hoàn chỉnh vỏ hạt chưa kết
    thúc. Tỉ lệ nảy mầm thấp, hạt nhỏ, cây con mọc yếu. b) chín hình thái: hạt chín hoàn toàn, tích lũy
    đầy đủ chất hữu cơ, vỏ hạt có biến đổi so với lúc đầu (thường có màu xám, nâu, vàng nâu hoặc vàng
    tro). c) chín sắp rụng (quá chín): chất khô của hạt không tăng, lượng nước trong hạt tiếp tục giảm,
    vỏ hạt cứng hơn. Thời kỳ này nếu không thu hái kịp thời thì hạt có thể bị ảnh hưởng làm giảm sức
    sống của hạt.
    Vì vậy mục tiêu nghiên cứu của bài này là xác định giai đoạn chín của quả lúc thu hoạch ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm và cường lực của hạt dưa leo để đảm bảo tiêu chuẩn nảy mầm của hạt trước khi đóng gói tồn trữ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...