Luận Văn Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sự phát triển của quần thể tảo Thalassiosira sp. nhập nội

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN . i
    LỜI CAM ĐOAN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC BẢNG . vi
    DANH MỤC HÌNH . vii
    DANH MỤC VIẾT TẮT . viii
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN 3
    1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC . 3
    1.1. Vị trí phân loại [1] 3
    1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo của Thalassiosira sp. [1] 3
    1.3. Sinh sản . 4
    1.4. Phân bố . 4
    2. SỰ SINH TRƯỞNG CỦA TẢO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN MÔI
    TRƯỜNG 5
    2.1. Sinh trưởng 5
    2.2. Ảnh hưởng các yếu tố môi trường . 7
    3. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA VI TẢO . 12
    3.1. Protein . 13
    3.2. Lipid và thành phần acid béo 13
    3.3. Hydratcarbon 15
    3.4. Vitamin và khoáng chất 15
    3.5. Sắc tố 16
    4. CÁC HÌNH THỨC NUÔI TẢO 16
    4.1. Nuôi thu hoạch toàn bộ (Batch culture) 16
    4.2. Nuôi liên tục (Continuous culture) . 16
    5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG VI TẢO LÀM THỨC ĂN
    TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN. 17
    5.1. Trên thế giới . 17
    5.2. Trong nước 19
    CHƯƠNG 2
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 22
    2. 1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 22
    2. 2. Phương pháp nghiên cứu 22
    2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 22
    2.2.2. Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm. 23
    2.2.3. Các loại môi trường dinh dưỡng sử dụng trong thí nghiệm . 24
    2.2.4. Bố trí thí nghiệm . 25
    2.2.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu . 29
    2.2.6. Phương pháp xác định một số yếu tố môi trường 30
    2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu . 30
    CHƯƠNG 3
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
    3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sự phát triển của tảo Thalassiosira sp. . 31
    3.1.1. Ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên phát triển của tảo Thalassiosira sp 31
    3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ ban đầu lên sự phát triển của tảo Thalassiosira sp 33
    3.1.3. Ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng lên sự phát triển của tảo Thalassiosira
    sp. 36
    3.1.4. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sự phát triển của tảo Thalassiosira sp. . 38
    3.2. Lưu giữ giống tảo Thalassiosira sp . 41
    3.2.1. Lưu giữ tảo giống trong môi trường nuôi lỏng. 41
    3.2.2. Lưu giữ tảo giống trong môi trường nuôi bán lỏng . 43
    3.2.3. Lưu giữ tảo giống Thalassiosira sp. trong khoảng thời gian khác nhau (2 tuần và 4
    tuần và 6 tuần) 45
    3.3. Nuôi thu sinh khối tảo ngoài trời 47
    3.3.1. Nuôi tảo thu sinh khối thu hoạch toàn bộ (Thu hoạch một lần/đợt) . 47
    3.3.2. Nuôi thu sinh khối bán liên tục (tỷ lệ thu hoạch 20%, 40%, và 60%) . 49
    CHƯƠNG 4
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 54
    KẾT LUẬN 54
    ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . 55
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 56

    1
    LỜI MỞ ĐẦU
    Vi tảo (Microalgae) có vị trí quan trọng trong việc tạo ra các nguồn chất hữu cơ
    cho thủy vực thông qua quá trình quang hợp. Trong các thủy vực tự nhiên, vi tảo là
    mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn của chu trình chuyển hóa vật chất và năng lượng.
    Hàm lượng dinh dưỡng của vi tảo biển rất cao (tính theo trọng lượng khô). Hàm
    lượng Protein dao động từ 20 – 57%, hàm lượng Lipid từ 7 – 25%, hàm lượng
    Carbonhydrat từ 5 – 32% và hàm lượng khoáng chất từ 6 – 39%.
    Thành phần Amino Acid của vi tảo khá giống với Protein của trứng gà, có đầy
    đủ Amino Acid cho cơ thể động vật.
    Hàm lượng các Vitamin trong tảo biển rất phong phú. Đặc biệt các Vitamin E,
    Vitamin C, Vitamin A, Vitamin B2, B6, Nicotinic acid. Trong vi tảo biển còn có rất
    nhiều nguyên tố Ca, P, Na, K, Cl, Fe, Mg, Zn, Mn, Co, Cu (Brow và cộng sự, 1989)
    [15].
    Vi tảo biển là nguồn cung cấp acid béo cần thiết cho hệ động vật biển. Vi tảo có
    khả năng tổng hợp các mạch acid béo không no nối đơn và nối đôi từ nguồn vật chất
    vô cơ trong biển. Đặc biệt hai loại acid béo không no eicosapentaenoic (EPA: 20,5ω3)
    và docosahexaenoic acid (DHA: 22, 6ω3). Tỷ lệ hai loại acid béo này (DHA/EPA)
    quyết định đến sự hình thành các sắc tố của một số loài ấu trùng cá (Reitan và cộng sự,
    1997) [59].
    Nhờ những ưu điểm về giá trị dinh dưỡng trên mà Vi tảo được sử dụng để nuôi
    sinh khối động vật phù du (bọn Chân mái chèo, Trùng bánh xe, Artemia ) dùng làm
    thức ăn cho các giai đoạn hậu ấu trùng, giai đoạn con non của giáp xác và cá. Do đó, vi
    tảo đóng vai trò trung tâm cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sinh vật biển.
    Mặt khác, vi tảo tác động lên quần xã hệ vi sinh vật của ao nuôi, thúc đẩy tốc độ
    tăng trưởng, nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng của ấu trùng cá nuôi. Ngoài ra, vi tảo
    còn làm ổn định môi trường, hấp thụ NH3, là sản phẩm thải của các đối tượng nuôi.
    (Reitan và cộng sự, 1997) [59].
    Ở Việt Nam, phong trào nuôi tôm Sú đang bị suy giảm mạnh do tình hình dịch
    bệnh, ô nhiễm môi trường ngày càng bùng nổ. Điều này đã mở ra một triển vọng lớn
    cho hoạt động nuôi các đối tượng thuỷ sản khác như: ốc hương, điệp, bào ngư, hải
    sâm, cá biển và giáp xác Để nghề này phát triển bền vững trong tương lai, một trong
    những điều cần phải làm đó là tạo ra nguồn giống có sức sống cao, chất lượng tốt.
    Muốn vậy chúng ta phải tập trung vào khâu sản xuất giống. Hiện nay, một trong những
    khó khăn mà bất kỳ trại sản xuất giống nào cũng mắc phải đó là vấn đề về nguồn thức
    ăn tươi sống, trong đó có vi tảo. Do không cung cấp tảo kịp thời cả về lượng và chất
    cho ấu trùng, trong khi lượng ấu trùng lại rất nhiều, đặc biệt là ấu trùng giai đoạn
    xuống đáy nên đã gây ảnh hưởng lớn đến số lượng cũng như chất lượng ấu trùng được
    sản xuất ra.
    Để đa dạng giống loài vi tảo làm thức ăn cho ấu trùng các đối tượng nuôi trồng
    thủy sản, ngoài việc phân lập được những loài vi tảo bản địa chúng ta còn nhập những
    loài vi tảo ở nước ngoài về. Vì đây chính là những đối tượng đã được sử dụng phổ biến
    và đem lại nhiều thành công cho việc sản xuất giống thuỷ sản trên thế giới. Đặc biệt
    phải nói đến tảo Thalassiosira sp, là một trong những loài tảo khuê sống trôi nổi được
    nhập nội, là nguồn thức ăn rất quan trọng cho các giai đoạn ấu trùng của Nhum sọ, bào
    ngư, sò huyết Để góp phần vào việc lưu giữ, nhân giống và nuôi sinh khối thuận lợi,
    được sự cho phép của Khoa nuôi trồng thủy sản trường Đại học Nha Trang, chúng tôi
    tiến hành thực hiện đề tài :“Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sự phát triển
    của quần thể tảo Thalassiosira sp. nhập nội và thử nghiệm nuôi sinh khối.”.
    ♦ Mục tiêu đề tài:
    - Xác định môi trường nuôi phù hợp cho Thalassiosira sp.
    - Khả năng thu nuôi sinh khối của Thalassiosira sp.
    ♦ Nội dung đề tài:
    1. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn, mật độ ban đầu và cường độ
    ánh sáng lên sự phát triển của quần thể tảo Thalassiosira sp.
    2. Lưu gữi tảo Thalassiosira sp. ở các điều kiện khác nhau
    3. Thử nghiệm nuôi thu sinh khối tảo Thalassiosira sp. ngoài trời.
    ♦ Ý nghĩa của đề tài
    - Ý nghĩa khoa học: Kiểm chứng khả năng thích ứng của loài tảo vào nuôi khí ở
    hậu Nha Trang – Việt Nam.
    - Ý nghĩa thực tiễn: Ứng dụng vào việc lưu giữ, nhân giống và nuôi sinh khối để
    phục vụ cho các trại sản xuất giống nhân tạo các loài động vật biển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...