MỤC LỤC Trang MỤC LỤC . i DANH SÁCH BẢNG iii DANH SÁCH HÌNH . iv PHẦN I . 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Giới thiệu 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu . 2 1.3 Nội dung nghiên cứu .2 PHẦN II . 3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 2.1 Đặc điểm sinh học của Chép phụng 3 2.1.1 Phân loại . 3 2.1.2 Đặc điểm hình thái 4 2.1.3 Phân bố . 4 2.1.4 Sự thích nghi với môi trường sống .4 2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng 4 2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng 4 2.1.7 Đặc điểm sinh sản 4 2.2 Các loại thức ăn được sử dụng trong quá trình ương nuôi . 5 2.2.1 Trùn chỉ .5 2.2.2 Tép 6 2.2.3 Thức ăn viên 6 2.3 Các loài cá thuộc Bộ và Họ cá chép 7 2.4 Chất lượng nước đặc biệt cho cá Chép phụng . 7 2.4.1 Nhiệt độ .7 2.4.2 pH . 7 2.4.3 Ammonia, Nitrite và Nitrate 7 2.5 Thức ăn .8 2.6 Sinh sản và ương nuôi .8 2.7 Tình hình sản xuất (nghiên cứu ) cá cảnh ở việt nam .8 2.8 Tình hình nuôi cá Chép phụng ở Cần Thơ .9 PHẦN III 10 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 10 3.1 Nội dung .10 3.2 Vật liệu nghiên cứu .10 3.3 Phương pháp nghiên cứu .10 3.4 Các chỉ tiêu môi trường .13 3.5 Các chỉ tiêu tăng trưởng 14 3.6 Phương pháp xử lý số liệu .14 PHẦN IV 15 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 15 4.1 Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường .15 4.1.1 Nhiệt độ .15 4.1.2 pH . 15 4.2 Kết quả về sự tăng trưởng và tỷ lệ sống trong các nghiệm thức .16 4.2.1 Kết quả về sự tăng trưởng 16 4.2.2 Kết quả và tỷ lệ sống . 17 PHẦN V 18 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 18 5.1 Kết luận 18 5.2 Đề xuất . 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 19 PHỤ LỤC . 20 MỞ ĐẦU 1.1 Giới thiệu Thú chơi cá cảnh đã có từ rất lâu đời. Người Trung Quốc từ đời nhà Chu là những người đầu tiên có ý niệm về việc nuôi cá với mục đích đơn thuần làm cảnh, nghĩa là việc nuôi cá cảnh được thực hiện từ khoảng 2.500 năm về trước. Từ những ao, hồ, sông, suối lớn, cá được đưa vào những lọ thủy tinh nhỏ, bình thủy tinh cho đến các bình chứa, hồ chứa và bể kính, càng ngày càng lớn và được trang trí đẹp hơn. Từ Trung Quốc, cá cảnh được truyền sang các nước Đông Nam Á và đến thế kỷ XVII nó được đưa sang Châu Âu, Châu Mỹ. Đầu tiên, nghề nuôi cá cảnh là thú vui của giới thượng lưu quyền quý, dần dần người lao động tìm thấy niềm vui thư giãn tinh thần sau những giờ lao động mệt nhọc. Bắt đầu từ con cá Diết và cá Chép, đây là những loài cá được nuôi lâu đời nhất, người ta đã lợi dụng sự đột biến về hình dạng, đẹp về màu sắc, có giá trị thẫm mỹ cao và được nhiều người ưa chuộng. Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới rất thích hợp để phát triển về nghệ thuật và kỹ thuật nuôi cá cảnh. Do Việt Nam còn nghèo, có nhiều khó khăn về nguồn vốn và cơ sở vật chất nên các hình thức nuôi cá cảnh rất hạn hẹp. Hầu hết các loài cá cảnh được nuôi ở nước ta đều là cá nước ngọt dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn nuôi cá nước mặn. Nghề nuôi cá cảnh ở nước ta chỉ được hình thành cách nay khoảng nửa thế kỷ. Trước 1950, tại Sài Gòn và các tỉnh lân cận, nghề nuôi cá cảnh tập trung đông đảo nhất ở các chợ Bến Thành, Tân Định, Phú Nhuận, Bà Chiểu. Ngày nay nhiều cửa hàng cá cảnh được bày bán khắp nơi nhất là các con đường lớn. Các gian hàng cá cảnh trình bày rất đơn sơ gồm một cái kệ nhỏ và các hàng lọ thủy tinh, lọ nhỏ đựng cá xiêm, cá phướng. Bên dưới đặt các thau đựng cá tàu, cá Chép Phụng, Chép Nhật Bản, cá Ông Tiên. Bên cạnh đó là các thau đựng thức ăn cho cá ăn như trùn chỉ, lăng quăng, trứng nước. Trước 1950, chưa thấy các bể nuôi cá cảnh mà chỉ thấy sau 1955, thời gian này người Việt Nam bắt đầu vào nghề kinh doanh cá cảnh. Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, là một trong ba vùng nuôi cá cảnh nổi tiếng trên thế giới, sự di nhập của nhiều giống cá nước ngoài đẹp và quý hiếm đã đưa nghề cá cảnh nước ta trở thành nghề đặc trưng mấy chục năm qua. Ngày nay, do người chơi cá cảnh ngày càng gia tăng, dẫn đến nguồn giống giảm đi nghiêm trọng nên việc sản xuất nhân tạo là rất cần thiết. Nước ta nhập khẩu và đã cho sinh sản nhân tạo thành công nhiều loài cá như: cá Tàu, cá Chép Phụng, Chép Nhật Bản, cá Chép phụng (Chép vẩy rồng, Koi bướm, Chép Nhật đuôi bướm, Chép vẩy dài) nhằm đáp ứng đủ nhu cầu con giống cho người chơi cá cảnh. Qua đó việc tìm hiểu về kỹ thuật nuôi cũng góp phần quan trọng không kém nhằm tìm ra loại thức ăn thích hợp để cá sinh trưởng, phát triển tốt và có màu sắc đẹp. Với khí hậu nhiệt đới quanh năm ấm áp và chủng loại phong phú nên nghề nuôi cá cảnh nước ta sẽ mở ra một triển vọng to lớn. Trước mắt cung cấp cho thị trường trong nước và kế đến là hướng đến xuất khẩu. Trên thị trường cá cảnh rất đa dạng và phong phú về chủng loại và giá cả như họ cá Rồng giá rất cao, cá Dĩa thì vài trăm ngàn, cá La Hán và các loài cá Beo giá cả bất ổn định. Trong đó, cá Chép Phụng giá cả trung bình dễ dàng cho mọi tầng lớp nuôi, nhưng với người nuôi chưa nắm được đặc điểm về chủng loại này nên có một số hộ nuôi không đạt hiệu quả. Do đó, đề tài “Ảnh hưởng của một số loài thức ăn lên sự sinh trưởng và tỉ lệ sống cá Chép Phụng giai đoạn 7 ngày tuổi (Cyprinus carpio Linnaeus, 1758)” được tiến hành. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Tìm ra được loại thức ăn tốt nhất cho sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá Chép Phụng ở giai đoạn từ 7 ngày tuổi đến một tháng tuổi. 1.3 Nội dung nghiên cứu So sánh ảnh hưởng của 3 loại thức ăn (trùn chỉ, thức ăn công nghiệp và tép) lên sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá Chép Phụng.