Thạc Sĩ Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất giống lúa KD18 trên hai mức phân

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 26/7/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay xã hội phát triển, đời sống của người dân ngày càng nâng cao, bên cạnh những thành tựu của những nước phát triển là tập quán sản xuất nông nghiệp lạc hậu của các nước đang phát triển, Nông nghiệp của Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực trong những năm gần đây về cả sản lượng và chất lượng. Với việc gia nhập WTO, nông nghiệp nước ta đứng trước một thách thức hết sức to lớn. Mặc dù là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo song giá thành cạnh tranh thấp và chưa mang lại hiệu quả cao cho người nông dân. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải ngày càng nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, làm giảm giá thành sản xuất, sử dụng các biện pháp làm giảm thiểu tối đa các tác hại cho môi trường có như vậy mới mang lại hiệu quả cao cho người nông dân trong sản xuất nông nghiệp.
    Bên cạnh sự cố gắng của các cấp, các Ngành từ Trung ương đến địa phương về các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp thì đất nông nghiệp ngày càng giảm do yếu tố phát triển công nghiệp, đất bị hoang hóa .
    Tuy nhiên, chúng ta có thể cải thiện năng suất để làm tăng sản lượng của lúa gạo. Việc bón phân mất cân đối làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp bền vững, làm cho dinh dưỡng đất bị kiệt quệ, môi trường sinh thái bị ô nhiễm. Ngày nay chúng ta có thể sử dụng biện pháp bón phân qua lá để tăng năng suất của cây lúa. Trên thực tế ở khu vực đồng sông Hồng chủ yếu sử dụng 3 công thức luân canh là: xuân - lúa mùa; lúa xuân - lúa mùa sớm - cây vụ đông và cây trồng cạn - lúa mùa. Việc đưa các giống lúa mới có thời gian sinh trưởng ngắn vào sản xuất đã giúp nông dân tận dụng được tối đa diện tích đất và tránh được thiệt hại do mưa bão. Hiện nay tỉnh Hưng Yên chúng tôi nông dân đã sử dụng công thức luân canh trên đất hai vụ lúa như sau: lúa xuân - lúa mùa - cây vụ đông. Sau vụ đông dư lượng phân bón hoá học bón cho cây trồng cạn còn khá lớn. Vì vậy, việc giảm lượng phân bón hoá học cho các vụ lúa trong năm sau là rất cần thiết.
    Cây lúa ngoài khả năng hấp thụ dinh dưỡng qua rễ còn có thể hấp thụ qua lá, theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95 % . Ở Philippin dùng phân bón lá cho tăng năng suất lúa 1,5 lần so với dùng phân bón gốc qua rễ và gấp 3,3 lần khi không bón phân.
    Khi dùng phân bón lá cây lúa khoẻ hơn, cứng cáp hơn, chịu được sâu bệnh, không làm chua đất như khi bón nhiều và liên tục phân bón hoá học vào đất. Hạt thóc cũng nặng thêm và chắc hơn, tỷ lệ gạo gãy không đáng kể. Dùng phân bón lá, lượng bón chỉ tốn bằng 1/4 so với phân bón qua đất.
    Trong thực tế sản xuất hiệu quả sử dụng phân bón đặc biệt là phân đạm lại chỉ đạt vào khoảng 33%. Lượng đạm bị mất đi thông qua các con đường như rửa trôi, bốc hơi và thấm sâu. Việc mất đạm ngày càng được quan tâm nhiều hơn vì chúng không những làm lãng phí tiền đầu tư mà còn làm ô nhiễm môi trường và gây hiệu ứng nhà kính. Hiệu quả sử dụng phân đạm thấp cũng làm giảm hiệu quả kinh tế.
    Bảng 1.1: Diện tích và năng suất của giống lúa KD18 tại Kim Động
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Địa phương
    [/TD]
    [TD]Xã
    [/TD]
    [TD]Diện tích (ha)
    [/TD]
    [TD]Tỷ lệ % so với tổng diện tích lúa
    [/TD]
    [TD]Năng suất trung bình (tấn/ha)
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hưng Yên
    [/TD]
    [TD]Song Mai
    [/TD]
    [TD]72,50
    [/TD]
    [TD]18,51
    [/TD]
    [TD]6,00
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hiệp Cường
    [/TD]
    [TD]50,00
    [/TD]
    [TD]18,20
    [/TD]
    [TD]5,80
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Vĩnh Xá
    [/TD]
    [TD]56,54
    [/TD]
    [TD]19,70
    [/TD]
    [TD]5,90
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TB
    [/TD]
    [TD]59,70
    [/TD]
    [TD]18,80
    [/TD]
    [TD]5,90
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Qua kết quả điều tra trên chúng ta thấy diện tích giống lúa KD18 đều chiếm trên 18% trên tổng diện tích trồng lúa tại một số điểm điều tra tại huyện Kim Động, do đó chúng tôi chọn vật liệu nghiên cứu là giống lúa KD 18.
    Xuất phát từ lý do trên chúng tôi tiền hành đề tài:
    “ Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất giống lúa KD18 trên hai mức phân bón khác nhau tại huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên ” dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Việt Anh - Viện cây lương thực - Cây thực phẩm.
    1.2. Mục tiêu của đề tài
    - Trên cơ sở nghiên cứu các loại phân bón lá ta sẽ giới thiệu được một số loại phân bón lá thích hợp cho giống KD18 tại Hưng Yên.
    - Nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa ở tỉnh Hưng Yên và Đồng bằng Sông hồng trong điều kiện giảm lượng phân bón.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Xác định ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến các chỉ tiêu sinh trưởng như đẻ nhánh, chỉ số diện tích lá (LAI), khối lượng chất khô tích luy (DM), tốc độ tích lũy chất khô (CGR), các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hạt của giống lúa khang dân 18 tại Kim Động - Hưng Yên.
    - Xác định loại phân bón lá ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng giống lúa khang dân 18 trong vụ mùa năm 2009 và vụ xuân năm 2010 tại Kim Động - Hưng Yên.
    - Xác định ảnh hưởng của các loại phân bón lá khác nhau đến mức độ nhiễm sâu bệnh.
    - Xác định ảnh hưởng của các loại phân bón lá khác nhau trên 2 mức phân bón khác nhau ở vụ mùa năm 2009 và vụ xuân năm 2010 tại Kim Động - Hưng Yên.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
    Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp xác định được ảnh hưởng của các loại phân bón lá khác nhau đến hiệu quả bón đạm liên quan tới năng suất giống lúa khang dân 18 trong các thời vụ khác nhau tại Kim Động - Hưng Yên .
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    - Từ những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh, năng suất và chất lượng của giống lúa khang dân 18 ở Kim Động - Hưng Yên chúng ta đề xuất loại phân bón lá có chất lượng tốt, giá thành hạ, dễ thực hiện để phổ biến tới bà con nông dân.
    - Đảm bảo tính bền vững cho sản xuất nông nghiệp cho cá vùng trồng lúa, đồng thời đây cũng là cơ sở cho sự chỉ đạo và định hướng sản xuất và thâm canh cây lúa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...