Thạc Sĩ Ảnh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Ảnh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người​
    Information

    MS: LVHH-MT001
    SỐ TRANG: 110
    NGÀNH: HÓA HỌC
    CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2007



    Information

    GIỚI THIỆU LUẬN VĂN


    Phần I : MỞ ĐẦU

    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Hoá chất đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của chúng
    ta. Hóa chất hiện diện trong ngôi nhà chúng ta đang sống, trong thực phẩm chúng ta ăn,
    trong nước chúng ta uống, trong sản phẩm vệ sinh cá nhân và mỹ phẩm dùng hằng ngày,
    ngay cả trong không khí chúng ta hít thở. Có thể nói đó là một ngừơi bạn đồng hành cùng
    với sự tiến bộ của xã hội loài người.
    Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), trong 50 năm qua, với sự phát triển của công nghiệp,
    có một sự gia tăng khổng lồ về số lượng hoá chất mà chúng ta tiếp xúc trong cuộc sống
    hằng ngày. Con người đã tổng hợp hơn 90.000 hợp chất hoá học mới, đó là những chất
    nhân tạo, và không có một chất nào trong số này tồn tại một mình nó trong tự nhiên, trong
    đó chỉ ½ được thử nghiệm về ảnh hưởng của chúng đến con người.
    Trên thực tế, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy nhiều hoá chất độc hại ngay trong nhà của
    mình: Sản phẩm gia dụng như bột giặt, thuốc đánh bóng nền nhà, sơn và những chất tẩy rửa
    kiếng, gỗ, kim loại, lò nướng, toilet và các vết ố chứa những hoá chất nguy hại như
    amoniac, axit sunfuric và axit photphoric, kiềm , chlorine, formaldehide (phooc môn) và
    phenol. Những hành vi đơn giản như giặt thảm, rửa chén hoặc sơn tường có thể dễ dàng
    khiến chúng ta tiếp xúc với các sản phẩm gây hại cho sức khoẻ. Tham chí, ngay cả việc làm
    đẹp của phụ nữ cũng đã vô tình đưa họ vào tình huống tự nguyện tiếp xúc với hoá chất gây
    hại, bởi việc trang điểm dù chỉ áp dụng trên bề mặt da nhưng các hoá chất trong mỹ phẩm
    sẽ ngấm trực tiep qua da và đi vào máu trong cơ thể
    Với hơn 90.000 hoá chất đang hiện diện, thoát khỏi việc tiếp xúc với hoá chất là điều
    không thể, bởi vì chúng gần như có mặt trong mọi khía cạnh của đời sống hiện đại; riêng
    đối với người giáo viên hóa học thì đó là một hoạt động tất yếu. Mỗi hoá chất bên cạnh
    những ưu điểm đã được ứng dụng nó còn chứa đựng những nguy hại khôn lường, đã và
    đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Nham cung cấp thêm thông tin về các
    độc chất hoá học, cách sơ cứu và dự phòng các hoá chất độc hại, em đã quyết định chọn đề
    tài : “ảnh hưởng của một số hoá chất thông dụng đến sức khoẻ con người” để trình bày.
    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
    - Đưa ra những tính chất cơ bản của một số hoá chất thông dụng trong cuộc sống (cơ sở
    để xác định tính độc hại của hoá chất).
    - Các ứng dụng, nguồn gây ô nhiễm, nguồn đưa hoá chất độc hại vào cơ thể người.
    - Triệu chứng gây hại của một số hoá chất thường gặp trong cuộc sống và trong chương
    trình phổ thông.
    - Cách sơ cứu, dự phòng độc chất hoá học.
    III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
    Nghiên cứu, tìm hiểu về những tác hại của các độc chất hoa học, các nguyên nhân phát
    sinh, thực trạng và cách phòng tránh. Từ đó giúp mọi người có cái nhìn tổng quát về độc
    tính của hoá chất đối với sức khoẻ con người.
    GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
    IV. KHÁCH THỂ – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
    - Khách thể nghiên cưu : quá trình, cơ chế tác động của hoá chất đến sức khoẻ.
    - Đối tượng nghiên cứu : con người.
    V. GIẢ THIẾT KHOA HỌC :
    Nếu mọi người đều nhận thức được tính độc hại của hoá chất thì sẽ tự có biện pháp phòng
    tránh, để vừa đảm bảo được hoạt động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày được duy trì phát
    triển, vừa đảm bảo sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.
    VI. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU :
    - Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu tong hơp trong các sách báo và sách chuyên ngành.
    - Lấy thông tin trên mạng internet, số liệu trong các bệnh viện, thông tin tổng quát từ viện
    khoa học môi trường
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...