Tiến Sĩ Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng thuốc l

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 24/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014


    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt trong luận án vi
    Danh mục các bảng vii
    Danh mục các hình ix
    MỞ ĐẦU 1
    1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    2 Mục tiêu nghiên cứu 2
    3 Ý nghĩa của đề tài 2
    4 Những đóng góp mới của Luận án 3
    5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1 Giới thiệu chung về cây thuốc lào 4
    1.1.1 Nguồn gốc và phân bố 4
    1.1.2 Phân loại 5
    1.1.3 Giá trị kinh tế của cây thuốc lào 6
    1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lào trên thế giới và Việt Nam 6
    1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lào trên thế giới 6
    1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lào tại Việt Nam 7
    1.3 Tình hình nghiên cứu cây thuốc lào trên thế giới và Việt Nam 13
    1.3.1 Trên thế giới 13
    1.3.2 Tình hình nghiên cứu cây thuốc lào tại Việt Nam 15
    1.4 Nhận xét chung 39


    CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
    2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 42
    2.2 Nội dung nghiên cứu 42
    2.3 Địa điểm nghiên cứu 42
    2.4 Phương pháp nghiên cứu 43
    2.4.1 Phương pháp điều tra thu thập, phân tích thông tin 43
    2.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 43
    2.4.3 Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá 48
    2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 53


    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 54
    3.1 Ảnh hưởng của đất trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất
    lượng thuốc lào trồng tại Hải Phòng. 54
    3.1.1 Các chỉ tiêu nông hoá của đất trồng thuốc lào tại khu vực triển khai
    nghiên cứu 54
    3.1.2 Ảnh hưởng của đất trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của
    giống thuốc lào Ré Đen 56
    3.1.3 Ảnh hưởng của đất trồng đến chất lượng sản phẩm thuốc lào 58
    3.2 Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và
    chất lượng giống thuốc lào Ré Đen tại Hải Phòng 63
    3.2.1 Ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển 63
    3.2.2 Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại của
    giống thuốc lào Ré Đen trong vụ Xuân 2011 và Xuân năm 2012 67
    3.2.3 Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng tích lũy chất khô và năng suất
    của giống thuốc lào Ré Đen 69
    3.2.4 Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng thuốc lào 72
    3.3 Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất thuốc lào 76
    3.3.1 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian sinh trưởng, phát triển của
    cây thuốc lào 76
    3.3.2 Ảnh hưởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của thuốc lào 78
    3.3.3 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trưởng chỉ số diện
    tích lá và năng suất thuốc lào 79
    3.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
    của cây thuốc lào 81
    3.4.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của thuốc lào 81
    3.4.2 Ảnh hưởng của mật độ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng thân, lá của
    cây thuốc lào 82
    3.4.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái chỉ số diện tích lá (LAI),
    hiệu suất quang hợp của cây và năng suất thuốc lào 83
    3.4.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất thuốc lào 86
    3.5 Ảnh hưởng của thuốc diệt chồi Accotab đến khả năng diệt chồi và
    sinh trưởng, phát triển, năng suất thuốc lào tại Hải Phòng 87
    3.5.1 Ảnh hưởng của thuốc diệt chồi Accotab đến động thái số lượng chồi
    cây thuốc lào 87
    3.5.2 Ảnh hưởng của thuốc diệt chồi Accotab đến động thái chiều dài và
    khối lượng chồi thuốc lào 89
    3.5.3 Ảnh hưởng của thuốc diệt chồi Accotab đến sinh trưởng, phát triển và
    năng suất của thuốc lào 91
    3.5.4 Ảnh hưởng của các biện pháp diệt chồi khác nhau đến hiệu quả kinh tế
    trong sản xuất thuốc lào 93
    3.6 Ảnh hưởng của biện pháp ủ trong quá trình sơ chế đến chất lượng
    thuốc lào thương phẩm 95
    3.6.1 Ảnh hưởng của các biện pháp ủ thuốc đến chất lượng sợi 95
    3.6.2 Ảnh hưởng của biện pháp ủ đến chất lượng hút 96
    3.7 Mô hình trồng thuốc lào Ré Đen năng suất, chất lượng cao tại Tiên Lãng 97
    3.7.1 Sinh trưởng, phát triển và năng suất thuốc lào 97
    3.7.2 Chất lượng cảm quan của thuốc lào trồng theo mô hình ứng dụng các
    biện pháp kỹ thuật trong sản xuất 99
    3.7.3 Hiệu quả kinh tế của mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trong
    sản xuất thuốc lào tại Hải Phòng 100
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 101
    1 Kết luận 101
    2 Đề nghị 102
    Danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án 103

    Tài liệu tham khảo 104
    Phụ lục 109

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cây thuốc lào (Nicotiana tabacum L), là cây trồng truyền thống của Việt
    Nam và được trồng phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Ấn Độ,
    Trung Quốc, Philipin, Malaysia, các quốc gia châu Phi, các quốc gia theo đạo hồi
    như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Irắc (Trần Đăng Kiên, 2011).
    Ở Việt Nam, thuốc lào được trồng nhiều ở miền Bắc song tập trung tại một
    số tỉnh/thành như: Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hoá, Bắc Ninh với diện tích
    trồng hàng năm dao động ở mức 3.000-4.000 ha/năm. Trong đó Hải Phòng, có diện
    tích trồng hàng năm khoảng 1.500-2.200 ha; sản lượng thuốc dao động từ 3.000-
    4000 tấn . Ngoài ra, thuốc lào còn được trồng rải rác, không ổn định và mang tính
    tự cung, tự cấp ở nhiều vùng như Nghệ An, Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh.
    Sản xuất thuốc lào ở Hải Phòng đã trở thành nghề truyền thống của hàng
    ngàn hộ nông dân cũng như các cơ sở kinh doanh và kỹ thuật sản xuất thuốc lào nơi
    đây được truyền từ đời này qua đời khác góp phần tạo nên tính chất đặc thù và danh
    tiếng của sản phẩm. Hiện nay, thuốc lào Hải Phòng là loại cây trồng được chú trọng
    sản xuất bởi nó là loại sản phẩm hàng hoá có giá trị cao. Sản phẩm thuốc lào có thị
    phần lớn và tiêu thụ rộng rãi. Vùng trồng thuốc lào có doanh thu đạt trên 70 triệu
    đồng/ha/năm và thu nhập từ thuốc lào chiếm 50-60% tổng thu nhập của nông hộ.
    Tuy mang lại hiệu quả kinh tế cao và được trồng ở nước ta từ rất lâu, song
    những nghiên cứu về cây thuốc lào tại Việt Nam còn rất hạn chế. Do đó, nguồn gốc,
    phân loại, các giống thuốc lào phổ biến hiện nay, cũng như tình hình sản xuất, kinh
    doanh cây thuốc lào còn thiếu thông tin, nên nhiều tài liệu chưa thống nhất
    Hải Phòng, là vùng có điều kiện khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng phù hợp cho
    việc phát triển cây thuốc lào, song sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng
    thuốc sợi ở các vùng trồng khác nhau cũng khác nhau; đặc biệt là chất lượng thuốc
    sợi dẫn đến giá sản phẩm khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về chất
    lượng thuốc lào Hải Phòng vẫn chưa được nghiên cứu một cách khoa học, chính xác.
    Như vậy, việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của một số biện pháp
    kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng thuốc lào trồng tại
    Hải Phòng” có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết khó khăn, tồn tại trên. Các
    kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện quy trình kĩ thuật trồng thuốc lào nhằm
    tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
    nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất thuốc lào, tạo ra những cánh đồng có giá
    trị kinh tế cao; góp phần bảo tồn và phát huy cây bản địa mang đậm nét truyền
    thống văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Đánh giá đầy đủ ảnh hưởng của: đất trồng, phân bón, thời vụ, mật độ, biện
    pháp diệt chồi, sơ chế đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng thuốc lào
    nhằm góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất thuốc lào có năng suất, chất lượng và
    hiệu quả kinh tế cao cho Hải Phòng.
    3. Ý nghĩa của đề tài
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    - Cung cấp các dẫn liệu khoa học có ý nghĩa về tình hình sản xuất thuốc lào
    tại Hải Phòng cũng như ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật đến sinh trưởng, phát
    triển và chất lượng của thuốc lào tại Hải Phòng.
    - Là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất cây thuốc
    lào tại Hải Phòng và các địa phương trồng thuốc lào khác tại Việt Nam
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    - Góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất thuốc lào cho năng suất, chất lượng
    và hiệu quả kinh tế cao tại Hải Phòng.
    - Đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc lào Hải
    Phòng làm cơ sở xây dựng thương hiệu thuốc lào Hải Phòng trên thị trường trong,
    ngoài nước.
    - Làm cơ sở cho việc quy hoạch vùng trồng thuốc lào chất lượng cao tại Hải
    Phòng.


    4. Những đóng góp mới của Luận án
    - Chất lượng thuốc lào khác nhau tại các địa phương của Hải Phòng phụ
    thuộc vào tính chất của đất. Đất trồng thuốc lào Tiên Lãng có độ pH thấp hơn, hàm
    lượng Nts, Kdt và OM cao hơn đất huyện An Lão và Vĩnh Bảo thích hợp cho cây
    thuốc lào nên sản phẩm thuốc lào của Tiên Lãng có chất lượng cao hơn hai huyện
    Vĩnh Bảo và An Lão.
    - Phát hiện tương quan thuận chặt giữa hàm lượng Ndt, Kdt và OM trong đất
    trồng đến hàm hượng nicotin và tương quan nghịch chặt với hàm lượng đường tan
    trong lá thuốc lào.
    - Đã xác định một số thông số kỹ thuật tối ưu cho sản xuất thuốc lào đạt hiệu
    quả cao nhất tại Hải Phòng: Công thức phân bón 300 kg N + 80kg P2O5 + 90kg
    K2O/ha, mật độ trồng 20000 cây/ha, thời vụ trồng 25/1, sử dụng chất diệt chồi
    Accotab 1,2%.
    5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    - Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 7/2009 – tháng 12/2013
    - Giống thí nghiệm: Các thí nghiệm được thực hiện trên giống Ré Đen là
    giống thuốc lào đang được trồng phổ biến tại địa phương.
    - Địa điểm nghiên cứu: tại huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão - Hải Phòng.
    - Địa điểm xây dựng mô hình ứng dụng: tại huyện Tiên Lãng - Hải Phòng.
    - Vì thuốc lào và thuốc lá cùng loài (N. tabacum. L), sản phẩm thu hoạch và
    mục đích sử dụng là như nhau, trong khi đó rất ít tài liệu nghiên cứu về thuốc lào.
    Vì vậy trong luận án này, chúng tôi sử dụng nhiều tài liệu nghiên cứu về cây thuốc
    lá để tham khảo cho cây thuốc lào.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...