Tiến Sĩ Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng nhựa của

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vi
    Danh mục các bảng vii
    Danh mục hình xi
    MỞ ĐẦU 1
    1 Đặt vấn đề 1
    2 Mục tiêu 2
    3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
    4 Những đóng góp mới của luận án 3
    5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4

    Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    1.1 Phân loại và hình thái thực vật của cây sơn 5
    1.1.1 Phân loại sơn tự nhiên 5
    1.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây sơn 6
    1.1.3 Sinh trưởng phát triển của cây sơn 9
    1.1.4 Yêu cầu sinh thái của cây sơn 10
    1.2 Các sản phẩm kinh tế của cây sơn 13
    1.2.1 Nhựa sơn 13
    1.2.2 Gỗ sơn 14
    1.2.3 Quả sơn 14
    1.3 Tình hình phát triển sản xuất sơn trên thế giới và ở Việt Nam 14
    1.3.1 Tình hình sản xuất sơn trên thế giới 14
    1.3.2 Tình hình sản xuất sơn ở Việt Nam 15
    1.3.3 Tình hình sản xuất sơn tại tỉnh Phú Thọ và huyện Tam Nông 17
    1.4 Những kết quả nghiên cứu về cây sơn trên thế giới và ở Việt Nam 18
    1.4.1 Những nghiên cứu trên thế giới 18
    1.4.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 24

    Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
    2.1 Vật liệu nghiên cứu 40
    2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 40
    2.3 Nội dung nghiên cứu 41
    2.4 Phương pháp nghiên cứu 41
    2.4.1 Phương pháp điều tra 41
    2.4.2 Phần thí nghiệm 42
    2.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi 48
    2.5 Phương pháp lấy mẫu và xử lý số liệu 51

    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52
    3.1 Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ảnh hưởng đến sản xuất sơn 52
    3.1.1 Khái quát về khu vực nghiên cứu 52
    3.1.2 Tính chất hóa học của đất trồng sơn tại huyện Tam Nông 56
    3.1.3 Điều tra, đánh giá hiện trạng phát triển sản xuất sơn tại tỉnh Phú Thọ và huyện Tam Nông 57
    3.2 Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển và nâng cao năng suất sơn 66
    3.2.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng trên nền phân bón NPK khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất sơn 66
    3.2.2 Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất sơn 85
    2.2.3 Ảnh hưởng của kỹ thuật tỉa cành, cắt ngọn tạo tán thời kỳ kiến thiết cơ bản đến sinh trưởng, phát triển của cây sơn 99
    3.2.4 Ảnh hưởng của kỹ thuật triệt hoa, cắt quả đến sinh trưởng, phát triển và năng suất nhựa của cây sơn 105
    3.2.5 Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích tiết nhựa mủ ethephon đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng nhựa của cây sơn 108
    3.2.6 Ảnh hưởng của phương thức khai thác nhựa đến sinh trưởng, phát triển và năng suất nhựa của cây sơn 116
    3.3 Kết quả nghiên cứu mô hình chuyển giao ứng dụng những kỹ thuật tốt nhất đã được khẳng định từ kết quả nghiên cứu 120
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 122
    1 Kết luận 122
    2 Đề nghị 123
    Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án 125
    Tài liệu tham khảo 126
    Phụ lục 133

    MỞ ĐẦU
    1 Đặt vấn đề

    Cây sơn Rhus succedanea Lin, thuộc họ Đào lộn hột - Anacardiaceae là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, cây công nghiệp lâu năm nhưng thời gian thu hoạch tương đối ngắn so với chè, cà phê. Cây sơn tương đối dễ trồng, sau 3 năm bắt đầu cho thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài 3-5 năm tùy thuộc vào điều kiện đất đai, chăm sóc và thu hoạch. Cây sơn đạt hiệu quả kinh tế cao trên đất vùng đồi so với một số loại cây trồng dài ngày, đặc biệt là đất đồi thấp, có độ dốc vừa phải thuộc vùng trung du và miền núi.
    Hiện nay, Phú Thọ là tỉnh trồng nhiều sơn nhất, tập trung tại huyện Tam Nông. Quá trình sản xuất sơn, từ lúc trồng đến khi thu hoạch nhựa, sơ chế, bảo quản, sử dụng đều dùng lao động thủ công. Vì vậy, mở rộng sản xuất sơn có ý nghĩa quan trọng, tạo việc làm cho lao động phổ thông có trình độ thấp, nhất là lao động nông nghiệp thiếu việc làm trong giai đoạn hiện nay.
    Nhựa sơn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khôi phục ngành nghề, làng nghề truyền thống để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu đặc thù có lợi thế cạnh tranh cao. Đặc biệt khi phát huy những đặc tính và giá trị quý báu của nhựa sơn để duy trì, phát triển nghề sơn mài truyền thống, độc đáo, đậm đà bản sắc Việt Nam.
    Trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế Quốc tế, việc lựa chọn đối tượng sản xuất có lợi thế cạnh tranh, phát huy, khai thác lợi thế, thế mạnh đặc thù của từng vùng, địa phương là hướng đi mới của sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam. Tỉnh Phú Thọ, xác định cây sơn là cây trồng đặc thù địa lý, có lợi thế cạnh tranh cao. Tuy nhiên, trong hơn hai mươi năm trở lại đây chưa có một công trình nghiên cứu nào có hệ thống về kỹ thuật trồng sơn, nông dân vẫn đang trồng sơn theo kinh nghiệm, kỹ thuật trồng chưa hợp lý, năng suất sơn đạt thấp, đất đai tàng kiệt. Để cây sơn phát triển xứng với tiềm năng của một cây trồng đặc thù địa lý có giá trị kinh tế cao, cần phải có những nghiên cứu đầy đủ, khoa học về các biện pháp kỹ thuật như: mật độ trồng, phân bón, chăm sóc, khai thác nhựa hợp lý nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế của nghề trồng sơn góp phần canh tác nông nghiệp bền vững cho vùng đất đồi trung du, miền núi.
    Để góp phần giải quyết thực tế trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây sơn tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ”.
    2 Mục tiêu
    2.1 Mục tiêu chung

    Xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp trồng cây sơn sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng nhựa cao.
    2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Đánh giá được ảnh hưởng của một số yếu tố tự nhiên đến năng suất nhựa cây sơn tại Tam Nông- Phú Thọ.
    - Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và sản lượng nhựa sơn trồng tại Tam Nông - Phú Thọ.
    - Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây sơn tại Tam Nông - Phú Thọ với diện tích 0,5 ha.
    - Góp phần đề xuất qui trình trồng sơn tại tỉnh Phú Thọ đạt hiệu quả kinh tế cao.
    3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    3.1 Ý nghĩa khoa học

    - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học mới về ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển, năng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...