Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG NUÔI VÀ TỶ LỆ THU HOẠCH LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẢO Thalassiosira sp.

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I GIỚI THIỆUVi tảo là nguồn thức ăn quan trọng để nuôi luân trùng, ấu trùng của các loài thủy sản. Trong môi trường nuôi thủy, hải sản tảo vừa là nguồn thức ăn, vừa có vai trò điều hòa khí hòa tan, cân bằng độ đục cần thiết và ổn định pH môi trường. Tuy nhiên mỗi loài vi tảo có vai trò nhất định và riêng biệt đối với mỗi loài thủy sản nuôi trồng. Có loài vi tảo có lợi nhưng cũng có loài tảo mang độc tố cho vật nuôi. Các loài tảo quan trọng được nghiên cứu nhiều trong những năm qua thuộc nhóm tảo lam, tảo lục, tảo silic Theo Nguyễn Văn Tuyên (2002), hằng năm, sản phẩm của quang hợp tạo ra khoảng 200 tỷ tấn chất hữu cơ, trong đó 170 – 180 tỷ tấn được tạo ra do tảo.
    Ở Việt Nam, phong trào nuôi tôm đang bị suy giảm mạnh do tình hình dịchbệnh, ô nhiễm môi trường ngày càng bùng nổ. Để nghề này phát triển bền vững trong tương lai, một trong những điều cần phải làm đó là tạo ra nguồn giống có sức sống cao, chất lượng tốt.Muốn vậy chúng ta phải tập trung vào khâu sản xuất giống. Hiện nay, một trong nhữngkhó khăn mà bất kỳ trại sản xuất giống nào cũng mắc phải đó là vấn đề về nguồn thứcăn tươi sống, trong đó có vi tảo. Do không cung cấp tảo kịp thời cả về lượng và chấtcho ấu trùng, trong khi lượng ấu trùng lại rất nhiều, đặc biệt là ấu trùng giai đoạnxuống đáy nên đã gây ảnh hưởng lớn đến số lượng cũng như chất lượng ấu trùng đượcsản xuất ra.
    Để đa dạng giống loài vi tảo làm thức ăn cho ấu trùng các đối tượng nuôi trồngthủy sản, ngoài việc phân lập được những loài vi tảo bản địa chúng ta còn nhập nhữngloài vi tảo ở nước ngoài về. Vì đây chính là những đối tượng đã được sử dụng phổ biếnvà đem lại nhiều thành công cho việc sản xuất giống thuỷ sản trên thế giới.Từ năm 1940, người Nhật đã đề ra hai phương pháp nuôi tảo silic. Tiến sĩ Fujinaga cho rằng tảo Skeletonema costatum và Chaetoceros sp. là thức ăn quan trọng khởi đầu cho ấu trùng tôm từ giai đoạn Zoea đến giai đoạn Postlavae. Bên cạnh đó, cũng phải nói đến tảo Thalassiosira sp.
    Thalassiosira sp. là một trong những loài tảo khuê sống trôi nổi đượcnhập nội, rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các axit béo không no, cacbohydrat, protein hàm lượng DHA + EPA đạt 7,2 mg/ml (Brown al et.,1989), cộng với kích thước siêu vi của nó nên rất phù hợp với các trại sản xuất cá biển (làm thức ăn cho copepoda), các trại sản xuất nhuyễn thể (trong giai đoạn nhuyễn thể có kích thước 200 µm trở lên) và các trại sản xuất tôm giống từ giai đoạn mysis đến giai đoạn postlarvae. Nó làm tăng tỷ lệ sống và khả năng tăng trưởng của các đối tượng trên.Xuất phát từ những tồn tại và nhu cầu nói trên, việc tìm ra một môi trường nuôi thích hợp và một tỷ lệ thu hoạch hợp lý để giảm giá thành sản xuất và đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu trong nuôi trồng thủy sản thì đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của môi trường nuôi và tỷ lệ thu hoạch lên sự phát triển của tảoThalassiosira sp.” đã được thực hiện.
    1.1. Mục tiêu đề tàiTìm hiểu ảnh hưởng của từng môi trường nuôi, tỷ lệ thu hoạch lên sự phát triển của tảoThalassiosira sp., nhằm tìm ra môi trườngdinh dưỡng và mật độ tối ưu nhất cho tảo phát triểngóp phần làm tăng hiệu quả của hệ thống nuôi tảo.
    1.2. Nội dung đề tàiẢnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sự phát triển của tảoThalassiosira sp.
    Ảnh hưởng của tỷ lệ thu hoạch lên sự phát trển tảo Thalassiosira sp

    Chương IILƯỢC KHẢO TÀI LIỆU2.1. Đặc điểm sinh học của tảo Thalassiosira sp.2.1.1 Đặc điểm phân loạiThalassiosira sp.Theo Karsten, 1928; Kokubo, 1995 và Kim Đức Trọng, 1965 thì Thalassiosira sp.được phân loại như sau:
    Giới:Chromista
    Ngành:Bacillariophyta
    Lớp:Bacillariophyceae
    Bộ: Cetrales Schutt
    Bộ phụ: Discineae Schutt
    Họ: Thalasssioraceae
    Giống: Thalassiosira sp.
    2.1.2. Hình thái - cấu tạoThalassiosira.sp là một loại tảo khuê có dạng hình hộp, rất mỏng, có kích thước trung bình từ 6 - 20µm x 8 -15 µm (vào mùa đông kích thước lớn hơn vào mùa hè).Mặt vỏ hình chữ nhật và đường kính dài hơn trục vỏ tế bào.
    Thalassiosira.sp thường sống đơn độc, đôi khi liên kết với nhau thành tập đoàn (dạng bản). Có hai hình thức: Các tế bào tập hợp với nhau thành từng nhóm hoặc mắt xích giữa các tế bào (dạng chuỗi). Nếu nó kết hợp với nhau thành nhóm thì nó liên kết bằng sợi kitin nhỏ, còn ở dạng chuỗi các tế bào xoắn chuỗi với nhau qua bề mặt của màng tế bào.Màu của tảo Thalassiosira sp. thay đổi từ màu nâu đến màu xanh hoặc màu vàng tùy thuộc vào số lượng của diệp lục.Tuy nhiên, màu sắc này thay đổi không ảnh hưởng đến chất lượng của tảo.
    2.1.3. Sinh sảnTheo Hoàng Thị Sản (2007) tất cả các loài tảo silic đều có 2 hình thức sinh sản:
    - Sinh sản bằng cách phân đôi tế bào: Mỗi tế bào con nhận 1 mảnh vỏ của tế bào mẹ và tự tạo lấy 1 mảnh vỏ mới bé hơn lồng vào mảnh vỏ cũ. Do đó mà sau nhiều lần phân chia kích thước tế bào giảm dần.
    - Sinh sản bằng bào tử:
    + Hình thành bào tử nghỉ (bào tử bảo vệ): Trong điều kiện môi trường ngoài bất lợi chất nguyên sinh co lại tế bào tích trữ chất dự trữ, mất nước và hình thành 1 vỏ mới dày cứng gồm 2 mảnh, đôi khi có thêm nhiều gai.
    + Hình thành bào tử sinh trưởng: Sau nhiều lần phân chia kích thước tế bào bị nhỏ đi, tảo silic phải dùng hình thức này để khôi phục kích thước tế bào bằng cách nội chất tế bào thoát ra, lớn lên và hình thành vỏ mới.
    + Sinh sản vô tính bằng động bào tử.
    + Sinh sản hữu tính theo kiểu tiếp hợp: Hai cá thể ở gần nhau tách nắp ra chất nguyên sinh kết hợp với nhau tạo hợp tử. Sau đó phân chia giảm nhiễm tạo vỏ mới bao bọc bên ngoài và thành cơ thể mới.
    2.4.1. Phân bốTảo silic phân bố rất rộng trong môi truờng nước mặn, lợ, ngọt.Cũng gặp trên đất đá, trong các thủy vực chúng có thể sống trôi nổi hoặc ở đáy.Số lượng loài ở đáy nhiều hơn nhưng số lượng cá thể và sinh khối lại ít hơn so với các loài sống trôi nổi.Ở các biển lạnh tảo silic phân bố nhiều hơn các biển ấm.Trong những hồ nước ngọt trong suốt chúng có thể phân bố ở độ sâu 50-60 m còn trong nước biển khoảng 100- 350m.
    Riêng tảo Thalassiosira sp. thường sống trong môi trường nước mặn. Chúng được nuôi để làm thức ăn cho nhiều ấu trùng động vật hải sản sống đáy như bào ngư, ốc hương
    2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo2.2.1. Ánh sángÁnh sáng là yếu tố ảnh hưởng rất mạnh đến sự sinh trưởng và phát triển của vi tảo. Đây là nguồn năng lượng chính cho quá trình quang hợp của tảo. Ánh sáng ảnh hưởng đến vi tảo trên cơ sở chất lượng ánh sáng (phổ màu), cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng. Trong phòng thí nghiệm, nguồn ánh sáng phổ biến được dùng để nuôi tảo là “ánh sáng lạnh” của đèn huỳnh quang (40 – 80 watts). Từ những thí nghiệm, Kowallik (1987) (Harrison al et., 1990) cho rằng ánh sáng màu xanh làm tăng hàm lượng protein của tảo, trong khi đó ánh sáng đỏ làm tăng hàm lượng cacbohydrate.Theo Graham al et.,(2000) tảo có đặc điểm hiệu ứng lại với sự tăng lên của cường độ ánh sáng. Khi cường độ ánh sáng ở
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...