Luận Văn Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng bổ sung, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đến sinh trưởng, phát triển v

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng bổ sung, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của nấm Ngọc Châm Hypsizygus marmoreus H.E. Bigelow



    MỤC LỤC​

    Báo cáo dài 52 trang:

    PHẦN I: MỞ ĐẦU


    1.1.Đặt vấn đề

    Nấm ăn có thể coi là loại thực phẩm an toàn, không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như chất bảo quản, cân bằng về giá trị dinh dưỡng. Ngoài giá trị dinh dưỡng ( rất giàu protein, glucid, lipid, các axit amin, các chất khoáng, vv ); nấm còn có hoạt chất sinh học ( các chất đa đường, axit nucleic ) Vì vậy có thể coi như nấm là loại “rau sạch”, “thịt sạch” và các loại “thực phẩm thuốc” ) (Đinh Xuân Linh và cộng sự, 2008).

    Ngành sản xuất nấm ăn rất phù hợp với nước ta có nền kinh tế nông nghiệp. Hơn nữa, nước ta có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng nấm như: Điều kiện khí hậu đa dạng; nguồn nguyên liệu dồi dào (rơm rạ, mùn cưa, bã mía, bông phế loại ) đạt trên 40 triệu tấn; lực lượng lao đồng dồi dào; kỹ thuật nuôi trồng đơn giản không cần công nghệ cao, thị trường tiêu thụ nấm lớn. (Đinh Xuân Linh và cộng sự, 2008).

    Ngày nay do nhu cầu thị hiếu của con người ngày càng cao, các sản phẩm nấm cao cấp như nấm: sò đùi gà; trà tân; kim châm; ngọc châm; nấm chân dài . Được thị trường ưu chuộng, vấn đề đặt ra ở đây là nguồn cung cấp các loại nấm này là chưa được nhiều. Các sản phẩm nấm mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam trong thời gian qua như nấm Ngọc châm (Hypsizygus marmoreus); nấm chân dài (Clitocybe maxima) nhưng nguồn cung cấp vẫn chủ yếu qua con đường nhập khẩu. Ở Việt Nam hai loại nấm này mới được đưa vào trồng thử nghiệm ở một số cơ quan nghiên cứu, vẫn chưa tìm ra được quy trình nuôi trồng thích hợp nhất, các công bố về hai loại nấm này ở Việt Nam là rất ít.

    Hiện nay người ta đã biết có khoảng 2000 loài nấm ăn được, trong đó có 80 loài nấm ăn ngon và đã được nuôi trồng nhân tạo trên các nước trên thế giới (PGS.TS.Nguyễn Hữu Đống và cộng sự, 1999). Hiện tại Việt Nam mới chỉ đưa vào nuôi trồng đại trà khoảng 10 loại nấm. Để góp phần đa dạng hóa các loại nấm ở Việt Nam, Hiện nay Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học Thực Vật – Viện Di Truyền Nông Nghiệp đang tiến hành nghiên cứu đề tài cấp bộ giai đoạn 2008 – 2010 “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ nhân giống và nuôi trồng nấm ngọc châm (Hypsizygus marmoreus) và nấm chân dài (Clitocybe maxima)” do Thạc Sĩ. Nguyễn Thị Thùy làm chủ nhiệm đề tài. Trong công nghệ nuôi trồng nấm thì việc chọn môi trường dinh dưỡng phù hợp để nuôi trồng là một trong những khâu rất quan trọng để làm chủ được công nghệ thì môi trường dinh dưỡng phải phù hợp với Việt Nam. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng bổ sung, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của nấm Ngọc Châm Hypsizygus marmoreus H.E. Bigelow.

    1.2. Mục đích

    - Xây dựng được môi trường dinh dưỡng phối trộn;

    - Đánh giá được năng suất của chủng nấn Ngọc Châm trên các môi trường dinh dưỡng khác nhau;

    - Đánh giá một số yếu tố chính (nhiệt độ; độ ẩm, ánh sáng, nồng độ CO2) ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của nấm Ngọc Châm;

    - Bước đầu xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất nấm ngọc châm.

    1.3. Yêu cầu

    - Xây dựng được công thức phối trộn dinh dưỡng cho việc nuôi trồng nấm ngọc châm để đạt được năng xuất cao;

    - Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến sinh trưởng và phát triển của nấm;

    - Theo dõi được quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm ngọc châm;

    - Theo dõi được các bệnh của nấm trong quá trình sinh trưởng và phát triển;

    - Đưa ra được công thức phối trộn dinh dưỡng cho nấm;

    - Tỷ lệ nhiễm bịch của các công thức khác nhau như thế nào.





    PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    2.1. Vài trò của nấm trong tự nhiên và con người

    2.1.1. Vai trò trong tự nhiên

    Nấm trong vị trí phân loại sinh học: hiện nay hệ thống phân loại của R.H.Whiteker (1969) trong hệ thống phân loại giới là được chấp nhận, theo hệ thống này thì giới được chia làm 5 giới:

    Ngoài ra còn có hệ thống phân loại của A.L.Takhtadjan (1973) chia giới thành 4 giới sau:

    Giới Mycota: gồm vi khuẩn và vi khuẩn lam;

    Giới Nấm;

    Giới thực vật;

    Giới động vật.

    Dù theo quan điểm nào thì nấm vẫn được coi như một giới riêng tương đương với giới thực vật và động vật trong hệ thống phân loại.

    Nấm được chia làm hai nghành chính gồm nấm nhầy (Myxomycota) và nghành nấm thật (Eumycota) gồm nấm men, nấm mốc và nấm lớn. Hầu hết các loại nấm không có khả năng quang hợp như thực vật do đó nấm không có đời sống tự dưỡng (Autroph) mà có đời sống dị dưỡng (Hetetroph). Cũng như các vi sinh vật, nấm đóng vai trò quan trọng như là một khâu trong chu trình tuần hoàn vật chất tự nhiên: phân hủy các hợp chất phức tạp thành các hợp chất đơn giản và các chất vô cơ, trả lại nguồn dinh dưỡng cho đất.
     
Đang tải...