Báo Cáo Ảnh hưởng của môi trường đến các doanh nghiệp ngành điện tử việt nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Ảnh hưởng của môi trường đến các doanh nghiệp ngành điện tử việt nam​
    Information
    MỤC LỤC
    TRANG
    TỔNG QUAN VỀ NGÀNH điện tử VIỆT NAM 3
    PHÂN TÍCH SWOT CỦA NGÀNH điện tử VIỆT NAM 4
    A. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 5
    I. NHỮNG CƠ HỘI 5
    1. Một trong những ngành được chính phủ ưu tiên 5
    2. Tiềm năng thị trường lớn 5
    3. Tham gia vào dây chyền toàn cầu hóa 6
    4.Thâm nhập và thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường thế giới 6
    5. Chủ trương CNH-HĐH của chính phủ 6
    II. NHỮNG ĐE DỌA 6
    1. Cạnh tranh của ngành ngày càng gay gắt 7
    2. Khủng hoảng kinh tế 8
    3. Đòi hỏi của người tiêu dùng ngày khắt khe hơn 8
    4. Các doanh nghiệp chưa thích nghi kịp sự phát triển của công nghệ mới 8
    B. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 8
    I. CÁC ĐIỂM MẠNH 8
    1. Nhân công rẻ 8
    2. Lợi thế về đất đai 9
    II. CÁC ĐIỂM YẾU 9
    1. Chưa có chiến lược cụ thể 9
    2. Công nghệ còn kém 9
    3. tài chính hạn chế 9
    4. Trình độ nhân lực thấp
    5. Thị phần trên thị truờng nhỏ 10
    6.Tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu thấp 11
    7. Mất cân đối cơ cấu sản phẩm. 11
    C. CÁC CHIẾN LƯỢC 11
    I. CHIẾN LƯỢC SO 11
    1. Thâm nhập và phát triển thị trường 11
    2. đầu tư phát triển những sản phẩm mới, công nghệ cao 12
    II. CHIẾN LƯỢC ST 12
    1. Khai thác tối đa nguồn lực trong nước để hạ giá thành sản phẩm 12
    2. phát triển thương hiệu 12
    3. phát triển hệ thống phân phối theo chiều sâu 13
    III. CHIẾN LƯỢC WO 13
    1. Đưa ra chiến lược phát triển cụ thể 13
    2. Thu hút vốn đầu tư 13
    3. Đào tạo nguồn nhân lực 13
    IV. CHIẾN LƯỢC WT 14
    1. Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu 14
    2. đầu tư phát triển công nghệ 14
    3. Tăng cường các hoạt động marketing 14
    D. CÁC BIỆN PHÁP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 15







    TỔNG QUAN VỀ NGÀNH điện tử VIỆT NAM
    Ngành điện tử được đánh giá là có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, tuy nhiên Thị trường điện tử lâu nay vẫn thuộc về các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước đa số ở quy mô nhỏ và vừa nên gặp nhiều hạn chế trong hoạt động kinh doanh như: trình độ lao động còn ở mức độ thủ công, năng suất lao động thấp. Rất ít doanh nghiệp sản xuất được những sản phẩm có giá trị kinh tế lớn, từ đó hiệu quả kinh doanh thu được cũng không cao. Khâu tiếp cận với các nguồn vốn, thông tin thị trường, mặt bằng sản xuất . các doanh nghiệp còn rất hạn chế nên khó có điều kiện mở rộng quy mô, cải tiến kĩ thuật, đầu tư nghiên cứu sản phẩm. Thị phần các công ty trong nước rất nhỏ, một sản phẩm trong nước có chỗ đứng trên thị trường nội địa là: tivi của Hanel, BTV, DENCO, máy tính CMS, FPT, đầu đĩa karaoke Tiến Đạt .
    Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hàng năm khoảng 20-30%. Từ những lắp ráp đơn giản, Việt Nam đã phát triển từng bước và bước đầu sản xuất phụ tùng, linh kiện xuất khẩu cũng như nghiên cứu thiết kế được một số sản phẩm thương hiệu Việt được bạn hàng quốc tế tin dùng, nhưng số lượng sản phẩm cũng khá ít Về cơ bản, các sản phẩm điện tử và công nghệ đã thoả mãn được nhu cầu của thị trường nội địa và phát triển xuất khẩu, đến nay, sản phẩm điện tử Việt Nam đã xuất khẩu vào được 35 nước, doanh số thị trường nội địa đạt 1,6 tỷ USD năm 2005, và năm 2006 đã đạt hơn 2 tỷ USD. Song mức tăng trưởng ấy vẫn còn khá chậm so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Trung Quốc .
    Từ khi nước ta trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO đã mang lại cho ngành công nghiệp điện tử những cơ hội lớn như tăng cường khả năng thâm nhập và thúc đẩy xuất khẩu do thị trường thế giới và khu vực được mở rộng và vị thế cạnh tranh bình đẳng hơn, cơ hội tiếp cận tín dụng, công nghệ mới, thông tin thị trường thế giới, khu vực, các dịch vụ, cung cấp vật tư . của ngành tốt hơn
    Nhưng sự gia nhập của các hãng điện tử lớn từ nước ngoài vào Việt Nam, như Sanyo, Toshiba, Hitachi, Sony, JVC, LG . đã lần lượt “đổ bộ” vào sản xuất thành phẩm khai thác thị trường tại chỗ. Đến nay, các thương hiệu này đang lấn dần vị trí của các doanh nghiệp trong nước đã dẫn đến sự cạnh tranh diễn ra khá quyết liệt trên thị trường điện tử khiến ngành đứng trước rất nhiều những khó khăn, thách thức. Thị trường cạnh tranh càng khốc liệt hơn, nhiều biến động, đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động hơn để thích nghi với sự thay đổi của thị trường.
    Do đó việc phân tích, đánh giá những tác động của môi trường đến các doanh nghiệp của ngành là vô cùng quan trọng, từ đó các doanh nghiệp có thể xác định hướng đi cụ thể cho mình, có những chiến lược để có thể cạnh tranh với các đối thủ như sản xuất những sản phẩm có giá trị cao, xây dựng thương hiệu, quảng cáo tuyên truyền cũng như tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế. Phấn đấu trong thời gian không xa sản phẩm điện tử Việt Nam không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước mà vươn ra thị trường thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...