Thạc Sĩ Ảnh hưởng của mô hình nuôi xen ghép nước lợ ở các vùng triều khác nhau lên tốc độ tăng trưởng của tô

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
    NĂM 2010

    MỤC LỤC
    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 2
    1.2. Mục tiêu đề tài 3
    PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1. Các nghiên cứu về mô hình nuôi ghép các đối tượng trong cùng một ao trên thế giới 4
    2.2. Tại Việt Nam 6
    2.2.1. Tại Thừa Thiên Huế .8
    2.2.1.1. Hiện trạng phát triển nuôi trồng thủy sản 8
    2.2.1.2. Đánh giá phát triển nuôi trồng thủy sản trong 9 năm qua 11
    2.2.1.3. Các nghiên cứu về nuôi xen ghép vùng đầm phá 13
    2.2.2. Tổng quan tình hình kinh tế ở Hương Phong .16

    PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
    3.1. Nội dung nghiên cứu 19
    3.1.1. Điều tra tình hình nuôi xen ghép tại địa bàn nghiên cứu .19
    3.1.2. Theo dõi sự biến động của một số yếu tố môi trường trong ao nuôi xen ghép 19
    3.1.3. Theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú trong ao nuôi xen ghép 19
    3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 20
    3.4.1. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu .20
    3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm .20
    3.4.1.1. Phương pháp theo dõi tốc độ tăng trưởng của tôm sú 21
    3.4.2.2. Phương pháp theo dõi một số yếu tố môi trường 22
    3.5. Phương pháp xử lí số liệu 23

    PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
    4.1. Kết quả điều tra tình hình NTTS ở xã Hương Phong 24
    4.1.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở xã Hương Phong .24
    4.1.1.1. Thông tin chung về hộ NTTS 26
    4.1.2. Thông tin về quy mô sản xuất và kỹ thuật nuôi tại địa phương .29
    4.1.2.1. Về quy mô sản xuất 29
    4.1.2.2. Thực trạng và khả năng đầu tư kỹ thuật áp dụng nuôi xen ghép ở địa phương .30
    4.1.3. Các mô hình nuôi ghép và thời gian thả nuôi tại địa phương 33
    4.1.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế 34
    4.2. Kết quả theo dõi sự biến động một số yếu tố môi trường 35
    4.2.1. pH .36
    4.2.2. Nhiệt độ 38
    4.2.3. Ôxy hòa tan (DO) .39
    4.2.4. Độ kiềm (kH) .40
    4.2.5. Độ mặn .41
    4.2.6. NH3-N 42
    4.3. Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng của tôm sú 43
    4.3.2. Tốc độ tăng trưởng theo chiều dài của tôm 45
    4.3.3. Tỷ lệ sống của tôm .46

    PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
    5.1. Kết luận 47
    5.2. Kiến nghị 47
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .48
    PHỤ LỤC





    PHẦN 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài

    Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, và nền kinh tế nước ta nói chung. Thực tế đã cho thấy rằng, việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản đã mang lại một nguồn ngoại tệ đáng kể, không những thế việc nuôi trồng thủy sản đã giải quyết việc làm hiệu quả và trở thành một nguồn sinh kế quan trọng mang lại thu nhập cho người dân, đặc biệt là vùng ven biển. Do vậy, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thì ngành thủy sản đã có những bước phát triển vượt bậc.
    Trong vài năm trở lại đây, diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng nhanh trong cả nước. Ngoài lợi nhuận do mô hình nuôi thâm canh tôm sú đem lại, thì sự phát triển không theo quy hoạch của các mô hình nuôi tôm đã nảy sinh nhiều vấn đề như: môi trường nước bị suy thoái do mô hình nuôi thải ra một lượng lớn chất hữu cơ vượt quá sức tải của môi trường, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng và kéo dài dai dẳng, người nuôi thô lỗ nặng
    Thừa Thiên Huế với lợi thế là có đầm phá Tam Giang – Cầu Hai rộng lớn. Do đó, nuôi trồng thủy sản nước lợ cũng phát triển trong nhiều năm nay với nhiều đối tượng nuôi, mô hình nuôi khác nhau. Trong những năm gần đây, việc nuôi đơn canh con tôm sú của người dân trong tỉnh đã không được thuận lợi như trước nữa, đặc biệt trong năm 2002 thì hầu hết diện tích nuôi tôm toàn tỉnh bị nhiễm bệnh đốm trắng. Với tình hình dịch bệnh ngày càng lan rộng thì việc đưa ra các giải pháp là một việc làm rất cần thiết và cấp bách. Cùng với những giải pháp như quy hoạch lại vùng nuôi, hoàn thiện quy trình kỹ thuật và nâng cao chất lượng giống. Việc tìm ra một hình thức nuôi thích hợp cũng như đa dạng hóa các đối tượng nuôi trong cùng một ao để tận dụng nguồn thức ăn, giảm suy thoái môi trường, hạn chế rủi ro là một bước đi phù hợp với tình hình hiện nay.
    Hình thức nuôi ghép nhiều đối tượng với mức đầu tư thấp, quản lý ao nuôi dễ dàng, chất lượng sản phẩm cao Do vậy, mô hình này rất thích hợp với người dân vùng ven đầm phá ở Thừa Thiên Huế. Gần đây, tại địa bàn Thừa Thiên Huế có rất nhiều mô hình nuôi kết hợp đã và đang được áp dụng như mô hình nuôi sinh thái ốc hương, rong sụn, rong câu, cá dìa, vẹm xanh tại đầm Lăng Cô (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, 2004); nuôi cá rô phi kết hợp trong ao đất Phú An (Phú Vang); nuôi tôm xen canh ở Quảng Thành (Quảng Điền), Thuận An (Phú Vang) năm 2003; nuôi cá dìa - rong câu – tôm sú (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2007) bước đầu mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó còn có các mô hình nuôi ghép của những đề tài nghiên cứu chuyển đổi hình thức theo hướng bền vững và có khả năng cải thiện môi trường của những dự án nghiên cứu về đầm phá Thừa Thiên Huế như dự án IDRC, dự án IMOLA và các đề tài cấp tỉnh, cấp bộ của một số tác giả cũng thu được những kết quả nhất định.
    Kết quả của những nghiên cứu về hình thức nuôi kết hợp đã được triển khai đã góp phần ảnh hướng cho người dân tìm ra hình thức nuôi phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực nhất định. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi ghép ở các tiểu vùng sinh thái khác nhau cho kết quả không giống nhau. Vì thế, cần có những nghiên cứu để tìm ra vùng nuôi phù hợp với các mô hình xen ghép khác nhau. Từ đó giúp người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý hơn. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và được sự đồng ý của Khoa Thuỷ sản tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của mô hình nuôi xen ghép nước lợ ở các vùng triều khác nhau lên tốc độ tăng trưởng của tôm sú (Penaeus monodon) và sự biến động của một số yếu tố môi trường”.
    1.2. Mục tiêu đề tài
    - Đa dạng hóa đối tượng nuôi
    - Xác định vùng nuôi phù hợp, hiệu quả nhất cho mô hình nuôi xen ghép tôm sú – cua – cá kình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...