Luận Văn Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ c

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Luận Văn Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) ở giai đoạn Zoea và giai đoạn Mysis



    Ngành nuôi trồng thủy sản của nướ c ta đang ngày càng phát triển mạnh và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, ngành không chỉ mang lại nguồn thu ngoại lệ lớn cho đất nước nhờ xuất khẩu mà còn góp phần đáng kể vào công tác xóa đói giảm nghèo, làm thay đổi đời sống và điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư các vùng miền núi và ven biển.
    Thời gian gần đây, với lợi nhuận mà nghề nuôi tôm mang lại đã thực sự thúc đẩy nhiều người mạnh dạn đầu tư công nghiệp với quy mô lớn trên đối tượng tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei). Tuy nhiên một thực tế không mong muốn đó là việc quy hoạch và quản lý không đồng bộ với sự phát triển của nghề nuôi mà chất lượng và sản lượng tôm nuôi không đạt yêu cầu, bên cạnh đó còn xảy ra hiện tượng dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Đồng thời, vấn đề thị trường với những rào cản trong xuất khiến việc tiêu thụ sản phẩm trở nên khó khăn hơn nhiều so với những năm trước. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho nghề nuôi tôm nước ta là phải sản xuất được những con giống có chất lượng tốt, chủ động được số lượng đáp ứng nhu cầu của các ao nuôi tôm.

    Trong đó, tôm thẻ chân trắng là đối tượng giáp xác hiện nay đang được nuôi rất nhiều nơi ở nước ta và nó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi tôm, vì vậy mà nguồn giống tôm thẻ đang là vấn đề không chỉ những người sản xuất giống tôm thường xuyên quan tâm, mà người nuôi tôm thương phẩm cũng hết sức quan tâm đến vấn đề này.

    Trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, để tạo ra con giống tốt, đạt tỷ lệ sống cao, hạn chế xảy ra dịch bệnh thì việc nghiên cứu tìm ra mật độ và độ mặn thích hợp để ương ấu trùng là một trong những khâu quan trọng quyết định sự thành bại của sản xuất. Vì vậy tôi đã triển khai đề tài khóa luận: “Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) ở giai đoạn Zoea và giai đoạn Mysis”


    Mục tiêu nghiên cứu:
    Xác định được mật độ và độ mặn phù hợp trong quá trình ương nuôi tôm thẻ chân trắng tại công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam-An Hải-Ninh Phước-Ninh Thuận.

     
Đang tải...