Thạc Sĩ Ảnh hưởng của mật độ nuôi, loại thức ăn, khẩu phần và chế độ cho ăn lên sinh trưởng, phát triển và t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Ảnh hưởng của mật độ nuôi, loại thức ăn, khẩu phần và chế độ cho ăn lên sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede,1801) giống (2-4 cm) ương bằng giai đặt trong ao đất

    MỤC LỤC
    L ời cam đoan . i
    L ời cảm ơn . ii
    Mục lục .iii
    Danh mục hình v
    Danh mục bảng .v ii
    Danh mục các chữ viết tắt . viii
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. Tình hình nuôi cá biển trên trên thế giớivà trong nước 3
    1.1.1.Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển trên thế giới 3
    1.1.1.1. Tình hình chung 3
    1.1.1.2. Sản xuất giống và nuôi cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) . 5
    1.1.2.Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển ở Việt Nam . 7
    1.2. Sơ lược một vài đặc điểm sinh học của đối tượng nghiên cứu 10
    1.2.1. Vị trí phân loại 10
    1.2.2. Đặc điểm phân bố . 10
    1.2.3. Đặc điểm hình thái 10
    1.2.4. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng . 11
    1.2.5. Đặc điểm sinh sản . 12
    1.3. Kỹ thuật ương giống cá biển từ cỡ giống nhỏ lên cỡ giống lớn trong các hệ
    thống nuôi khác nhau . 13
    1.3.1. Ương trong hệ thống bể hở và bể tuần hoàn nước 13
    1.3.1.1. Hệ thống bể ương cá biển . 13
    1.3.1.2. Hệ thống bể nuôi tuần hoàn kín . 14
    1.3.1.3. Kỹ thuật ương cá trong ao đất 14
    1.3.1.4. Ương bằng lồng trên biển 15
    1.4. Một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng lên sinh trưởng và tỷ lệ sống trong
    ương cá biển giống . 16
    1.4.1. Mật độ ương 16
    1.4.2. Thức ăn và chế độ cho ăn trong ương nuôi cá biển giống 17
    Chương2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
    2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu . 19
    2.2.Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu của đề tài: 19
    2.3. Nguyên vật liệu dùng nghiên cứu 19
    iv
    2.4. Bố trí các thí nghiệm sinh học . 21
    2.4.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và
    mức độ phân đàn của cá chim vây vàng giai đoạn giống 3 -4 cm . 21
    2.4.2.Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của loại thức ăn và khẩu phần lên sinh trưởng,
    tỷ lệ sống và mức độ phân đàn của cá chim vây vàng giống cỡ 2 -3 cm 22
    2.4.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và
    mức độ phân đàn của cá chim vây vàng giai đoạn giống 3 -4 cm . 23
    2.5. Thu thập và phân tích số liệu . 24
    2.5.1. Công thức tính các chỉ tiêu về sinh trưởng . 24
    2.5.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 25
    Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
    3.1. Ảnh hưởng của mật độ ương trong giai lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số phân
    đàn và hệ số tiêu tốn thức ăn của cá chim vây vàng giống (giai đoạn từ 3 -4 cm) 26
    3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và hệ số phân đàn của cá CVV . 26
    3.1.2. Ảnh hưởng củamật độ ương cá CVV bằng giai trong ao đất lên tỷ lệ sống,
    năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn 29
    3.2. Ảnh hưởng của loại thức ăn và khẩu phần ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, năng
    suất và hiệuquả sử dụng thức ăn của cá chim vây vàng giống cỡ 2 -3 cm 31
    3.2.1. Ảnh hưởng của loại thức ăn và khẩu phần ăn lên sinh trưởng và hệ số phân
    đàn của cá CVV 31
    3.2.2. Ảnh hưởng của loại thức ăn và khẩu phần ăn lên tỷ lệ sống, năng suất và hệ
    số tiêu tốn thức ăn của cá CVV giống . 35
    3.3. Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lênsinh trưởng, hệ số phân đàn, tỷ lệ sống,
    năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn của cá chim vây vàng giống (cỡ 3,0 –4,0 cm) ương
    bằng giai trong ao đất 38
    3.3.1. Ảnh hưởng của cách cho ăn lên sinh trưởng và hệ số phân đàn của cá CVV cỡ
    3,0 –4,0 cm, ương bằng giai trong ao đất 38
    3.3.2. Ảnh hưởng của cách cho ăn lên tỷ lệ sống, năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn
    của cá CVV nuôi bằng giai trong ao đất 41
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 44
    KẾT LUẬN: . 44
    ĐỀ XUẤT Ý KIẾN: . 44
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
    TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 45
    TÀI LIỆU TIẾNG ANH . 46
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản đã đóng góp một vai trò quan
    trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.Và thực tế đã được FAO đánh giá là
    một trong những hoạt động hiệu quả nhất trong công cuộc xoá đói giảm nghèo tại Việt
    Nam. Chính phủ Việt Nam đặt chỉ tiêu phấn đấu cho năm 2010 là sản xuất được
    200.000 tấn cá biển, trong đó nhu cầu con giống lên khoảng 400 triệu con với các đối
    tượng nuôi chính là cá mú (Epinephelus spp), cá chẽm (Lates calcarifer),cá giò
    (Rachycentron canadum)và cá hồng (Lutjanus spp). Những loài cá này đã và đang
    được nuôi với quy mô nhỏ, bằng lồng trên biển, hoặc trong các ao nước lợ, mặn ở các
    tỉnh ven biển của Việt Nam. Tuy nhiên, sản lượng cá biển nuôi hiện nay chỉ mới đạt
    được khoảng 1,8 % (3.510 tấn) so với mục tiêu đề ra. Các nhà quản lý cho rằng
    nguyên nhân chủ yếu là do thiếu con giống nên hiệu quả sản xuất không cao. Do vậy,
    việc tìm kiếm, nghiên cứu để đưa thêm các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế và
    xuất khẩu vào nuôi ở Việt Nam là một hướng đi cần thiết đã và đang được các nhà
    khoa học về nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam quan tâm [8].
    Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) hay còn gọi là cá sòng
    mũi hếch, tên tiếng Anh là snub-nose pompano thuộc họ cá khế Carangidae,bộ cá
    vược Perciformes, lớp cá xương Osteichthyes, ngành động vật có dây sống Chordata,
    là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế ở khu vực thuộc Thái Bình Dương, Đại Tây Dương
    và Ấn Độ Dương. Đối tượng này lần đầu tiên được nghiên cứu sản xuất giống thành
    công ở Đài Loan vào những năm 1989 và hiện đang được nuôi thương phẩm ở nhiều
    nước như Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, .[32].Các thông
    tin về ương giống và nuôi thương phẩm các loài thuộc giống cá chimnhư Trachinotus
    blochii, T. carolinus, T. ovatus ở các mô hình nuôi khác nhau như nuôi ao, lồng hoặc
    nuôi ghép với tôm, nuôi trong các thủy vực nước lợ hoặc nước mặn đã được nhiều tác
    giả trên thế giới nghiên cứu và công bố [23, 37].
    Từ năm 2008 đến nay, loài cá chimvây vàng (Trachinotus blochii)đã và đang
    được nuôi thử nghiệm và đã thu được thành công bước đầu trong khâu sinh sản nhân
    tạo, ương giống và nuôi thương phẩm ở Nha Trang, Khánh Hòa. Tuy nhiên, còn nhiều
    2
    vấn đề đang được nghiên cứu tiếp tục về đối tượng cá này để có một quy trình sản xuất
    giống ổn đinh, hiệu quả phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết và nguồn thức ăn hiện
    có ở địa phương. Đặc biệt là khâu ương giống lớn (từ 2-3 cm lên 8-10 cm)để thả ra
    lồng trên biển là khâu kỹ thuật khó thực hiện trong các bể xi măng tại trại giống và
    việc thử nghiệm sử dụng các ao nước mặn lợ để ương giống lớn là một giải pháp được
    các nhà khoa học đặt ra, nhằm đảm bảo tỷ lệ sống cao và chất lượng con giống tốt
    cung cấp cho thị trường nuôi cá biển thương phẩm. Ngoài ra, nghiên cứu tìm ra mật độ
    ương nuôi, loại thức ăn, khẩu phần cho ăn và cách cho ăn thích hợp cho các giai đoạn
    ương giống này cũng là các nội dung rất cần thiết.
    Xuất phát từ tình hình thực tế đã nêu ra ở trên và để hoàn thành chương trình đào
    tạo thạc sỹ ngành nuôi trồng thủy sản, tôi đã nhận được quyết định phân công thực
    hiện đề tài luận văn tốt nghiệp với tiêu đề: “Ảnh hưởng của mật độ nuôi, loại thức
    ăn, khẩu phần và chế độ cho ăn lên sinh trưởng, phát triển vàtỷ lệ sống của cá
    chimvây vàng (Trachinotus blochii Lacepede,1801) giống (2-4 cm) ương bằng
    giai đặt trong ao đất”.
    Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu này góp phần cung cấp thông tin mới cho những
    nghiên cứu phát triển công nghệ ương cá biển bằng giai đặt trong ao đất.
    Mục tiêu của đề tài: xác định sự ảnh hưởng của mật độ ương nuôi, loại thức ăn,
    khẩu phầnvà cách cho ăn lên kết quả ương giống cá chim vây vàng bằng giai đặt trong
    ao đất.
    Để thực hiện mục tiêu của nghiên cứu này, đề tài thực hiện các nội dụng sau:
    1. Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và mức độ phân đàn của
    cá ương.
    2. Ảnh hưởng của loại thức ăn và khẩu phần lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả
    sử dụng thức ăn của cá chimvây vàng ương.
    3. Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và mức độ phân đàn của
    cá chimvây vàng giống.
    Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong bố trí thínghiệm, xử lý, phân tích số liệu và
    viết luận văn, nhưng báo cáo này không tránh khỏi nhữngthiếu sót. Do vậy, tác giả
    luận văn mong muốn nhận được sự góp ý của các thầy cô và đồng nghiệp để luận văn
    được hoàn thiện.
    3
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Tình hình nuôi cá biển trên trên thế giới và trong nước
    1.1.1. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển trên thế giới
    1.1.1.1. Tình hình chung
    Nghề nuôi cá biển trên thế giới bắt đầu phát triển từ những năm 1970, sản lượng
    cá nước mặn, nước lợ nuôi năm 2004 là 4.299.000 tấn đạt giá trị 13.297 triệu USD
    chiếm 9,5 % tổng sản lượng và 21 % về giá trị động vật thủy sản nuôi. Trong đó chiếm
    ưu thế là các loài cá nước lạnh như cá hồi, cá tráp và cá chẽm châu Âu, chỉ tính riêng
    nhóm cá hồi (salmon, trout, smelt) đã chiếm 1.978.109 tấn (năm 2002 là 1.791.061
    tấn).Mặc dù vậy nhóm cá nước ấm như cá mú, cá chẽm, cá giò và cá cam cũng chiếm
    sản lượng đáng kể [15].
    Nhóm cá nước ấm như cá mú, cá chẽm, cá cam, cá tráp, cá hồng, cá chim, .
    được nuôi chủ yếu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Trung Quốc, Đài Loan,
    Nhật Bản và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Sản lượngcá biển ở châu Á-Thái Bình Dương tăng trưởng trung bình 10 % /năm trong 10 năm trở lại đây và năm
    2005 đạt 1.143.719 tấn, giá trị4,1 tỷ USD. Trong đó nước có sản lượng cá biển lớn
    nhất là Trung Quốc với 659.000 tấn, đạt 662 triệu USD/năm, tiếp theo là Nhật Bản với
    256.000tấn, Indonesia đạt 19.000 tấn. Mặc dù sản lượng cá biển nuôi không lớn,
    nhưng Đài Loan lại là nước có nền công nghiệp sản xuất giống cá biển hàng đầu châu
    Á, nước này đã sản xuất được con giống nhân tạo của trên 90 % trong tổng số hơn 60
    loài cá biển nuôi, nguồn cá giống này chủ yếu được xuất khẩu sang các nước như
    Malaysia, Singapo, Úc và Việt Nam. Nhìn chung,nuôi cá biển ở khu vực châu Á-Thái
    Bình Dương thường phát triển với quy mô nhỏ và tập trung vào những đối tượng có
    giá trị kinhtế như cá mú, cá chẽm, cá giò. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi với quy mô
    nhỏ thường ảnh hưởng đến tính bền vững của nghề nuôi do nguồn giống nhân tạo
    thiếu, nhiều loài vẫn sử dụng giống thu gom từ tự nhiên, thức ăn sử dụng chủ yếu vẫn
    là cá tạp, thức ăn tổng hợp được sử dụng rất hạn chế, đặc biệt là các trang trại quy mô
    nhỏ, nên ảnh hưởng lớn đến môi trường vùng ven bờ [30].
    Nhật Bản là một trong những quốc gia có nghề nuôi cá biển lâu đời ở châu Á.
    Các đối tượng nuôi chính là cá cam (Seriola quinqueradiata), cá tráp đỏ (Pagrus
    major) với sản lượng năm 1997 lần lượt cho 2 loài này là 138.376 tấn và 80.903 tấn
    4
    đạt giá trị 147,5 và 82,7 tỷ yên. Trong đó cá cam là đối tượng nuôi truyền thống ở
    Nhật Bản, trước đây nguồn giống chủ yếu lấy từ tự nhiên và cho ăn bằng cá tạp, nhưng
    nay đã được thay thế dần bằng nguồn giống nhân tạo và cho ăn bằng thức ăn tổng hợp.
    Gần đây, một đối tượng cá có giá trị kinh tế cao là cá ngừ vây xanh Thunnus thynnus,
    một đối tượng đang được quan tâm nghiên cứu phát triển nuôi tại Nhật Bản với quy
    mô lớn [36].
    Trung Quốc là nước có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đứng đầu thế giới, sản
    lượng cá biển năm 2000 là 426.957 tấn, chiếm 4 % tổng sản lượng thuỷ sản nuôi của
    thế giới [42].Kỹ thuật sản xuất giống cá biển nhân tạo ở Trung Quốc bắtđầu từ những
    năm 1950 và phát triển mạnh vào những năm 1980. Tính đến năm 2000, Trung Quốc
    đã sản xuất thành công con giống nhân tạo của 54 loài thuộc 24 họ cá biển với số
    lượng lớn đáp ứng cho nhu cầu nuôi thương phẩm. Số lượng sản xuất hàng năm
    khoảng 10 tỷ con giống cá biển cácloại và tập trung chủ yếu vào các loài có giá trị
    kinh tế như cá mú (Epinephelus spp), cá hồng (Lutjanus spp), yellowfin puffer
    (Takifugu xanthopterus), large yellow croaker (Pseudosciaena crocea), Japanese sea
    perch (Lateolabrax japonicus), Japanese flounder (Paralichthys olivaceus) cá đù đỏ
    (Sciaenops ocellatus), cá tráp đỏ (Pagrus major), cá chẽm (Lates calcarifer), cá đối
    (Mugil cephalus), cá măng (Chanos chanos) [19].
    Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Đài Loan xuất hiện cách đây trên 300 năm, tuy nhiên
    công nghiệp sản xuất giống cá biển ở đây chỉ thực sự phát triển trong khoảng trên 30
    năm trở về trước,đặc biệt là vào những năm 1990, nguồn giống cá biển sản xuất nhân
    tạo không những cung cấp đủ cho nhu cầu nuôi trong nước mà còn xuất khẩu sang các
    nước khác trong khu vực. Tính đến năm 1998, có khoảng 64 loài cá biển được nuôi ở
    Đài Loan, trong đó 90 % số loài đã được sản xuất giống nhân tạo thành công với số
    lượng 642.558.000 con giống với 604 trại sản xuất. Trong đó, nhóm cá mú
    (Epinephelus spp) có 2.338.000 con, nhóm cá hồng (Lutjanus spp) 48.600.000 con, cá
    đù đỏ (Sciaenops ocellatus) 30.000.000 con, nhóm cá tráp (Acanthopagrus spp,
    Pagrus major, Sparus sarba) 26.500.000 con, cá chẽm (Lates calcarifer) 10.000.000
    con, cá giò (Rachycentron canadum) 1.500.000, cá măng (Chanos chanos)
    412.000.000 con và các loài khác là 111.620.000 con [41].Để hạn chế những tác động
    bất lợi lên môi trường từ việc mở rộng diện tích và các hình thức nuôi trong ao, Đài
    Loan đã tập trung phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển. Tính đến năm 2000 có

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Thái Thanh Bình & CTV, 2008. Nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi thâm canh
    cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede 1801) trong ao bằng thức ăn công
    nghiệp. Báo cáo hội thảo khoa học trẻ toàn quốc về Nuôi trồng Thủy sản. NXB Khoa
    học Tự nhiên và Công nghệ. Trang 19-23.
    2. Ngô Vĩnh Hạnh,2007. Dự án nhập công nghệ sản xuất giống cá chimvây vàng
    (Trachinotus bochii). Báo cáo khoa học, Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh.
    3. Vũ Hồng Hiếu, 2007. Thử nghiệm ương nuôi thâm canh cá biển bằng mương nổi.
    Luận văn tốt nghiệp Đại học. Trường Đại học Nha Trang.
    4. Nguyễn Trọng Nho và Tạ Khắc Thường, 2004. Nghiên cứu kỹ thuật ương cá con
    và nuôi thương phẩm cá chẽmmõm nhọn (Psammoperca waigiensis Cuvier &
    Valenciennes, 1828) tại Khánh Hoà. Báo cáo khoa học, Trường Đại học Thuỷ sản. 89
    trang.
    5. Nguyễn Hữu Phụng và Đỗ Thị Như Nhung, 1995. Danh mục cá biển Việt Nam, tập
    III, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Viện Hải Dương học Nha Trang.
    6. Nguyễn Thanh Phương dịch. Sinh học và kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer
    Bloch). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 77 trang
    7. Lưu Thế Phương, 2006. Nghiên cứu sử dụng mương nổi ương nuôi cá vược (Lates
    calcariferBloch, 1790) giai đoạn từ 2 đến 8 cm chiều dài thân. Luận văn thạc sĩ Nông
    nghiệp, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
    8. Bộ Thủy sản, 2006. Báo cáo: Đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển
    nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000-2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010. Hà
    Nội, tháng 3/2006.
    9. Nguyễn Duy Toàn, 2005. Nghiên cứu ương nuôi cá chẽmmõm nhọn
    (Psammoperca waigiensisCuvier & Valenciennes, 1828) giai đoạn cá hương lên cá
    giống bằng các loại thức ăn khác nhau tại nha trang khánh hòa. Luậnvăn thạc sĩ. Đại
    học Thủy sản Nha Trang.
    46
    10. Lê Xân, 2007. Thử nghiệm nuôi 2 loài cá biển (Lutjanus argentimaculatusForskal
    1775) và (Trachinotus blochiiLacepede 1801) tại Cát Bà, Hải Phòng. Tạp chí Thủy
    sản số 2/2007. Trang18-20
    TÀI LIỆU TIẾNG ANH
    11. Bunlipatanon P., 2002. Status of marine fish aquaculture in Thailand. Regional
    workshop on sustainable marine finfish aquaculture for the Asia -Pacific, Halong city,
    Vietnam, Sept 30 -Oct 4, 2002.10-15.
    12. Chou R., Lee. H. B., 1997. Commercial marine fish farming in Singapore.
    Aquaculture Research 28, pp. 767-776.
    13. Chua, T. E. & Teng S. K., 1978. Efffects of feeding frequency on the growth of
    young estuary groUPer, Epinephelus tauvina (Forsskal), cultured in floating cages.
    Aquaculture, 14, pp. 31-47.
    14. Correa C. F. &Cerqueira V. R., 2007. Effects of stocking density and size
    distribution on growth, survival and cannibalism in juvenile fat snook (Centropomus
    parallelusPoey). Aquaculture Research 38, pp. 1,627-1,634.
    15. FAO, 2007. The state of world fisheries and aquaculture 2006. FAO Fisheries and
    Aquaculture Department. Food and Agriculture Organization of the United Nations,
    Rome 2007.32-37.
    16. Gooley G. J., De Silva S. S., Hone P.W., McKinnon L. J. and Ingram B. A., 2000.
    Cage aquaculture in Australia: A developed country perspective with reference to
    integrated aquaculture development within inland waters. In Cage Aquaculture in
    Asia: Proceedings of the First International Synposium on Cage Aquaculture in Asia,
    pp. 21-37
    17. Hatziathanasius A., Paspatis M., Houbart M., Kestemont P., Stefanakis S.,
    Kentouri M., 2002. Survival, growth and feeding in early life stages of European sea
    bass (Dicentrarchus labrax) intensively cultured under diferent stocking densities.
    Aquaculture 205, 89-102.
    18. Ho Y. SS., Chen C. M. And W.Y., 2005. Induced Spawing of Snub nose pompano
    (Trachinotus ovatus) and Its Early Devolopment. Joural of TaiWan fisheries reseech
    13, 25-32.
    19. Hong W. and Zhang Q., 2003. Review of captive bred species and fry production
    of marine fish in China. Aquaculture 227; 305-318.
    47
    20. Inendino K. R., Grant E. C., Philipp D. P., Goldberg T. L., 2005. Effect of factors
    related to water quality and population density on the sensitivity of juvenile large
    mouth bass to mortality induced by viral infection. Journal of aquatic animal health 17,
    pp. 104-314.
    21. Juniyanto N. M., Akbar S. And Zakimin, 2008. Breeding and seed production of
    Silver pompano (Trachinotus blochii Lacepède,1801) at the Mariculture Devolopment
    Center of Batam. Aquaculture Asia, vol. XIII,No.2, 46-48.
    22. Kestemont P., Jourdan S., Houbart M., Me´lard C., Paspatis M., Fontaine P.,
    Cuvier A., Kentouri M., Baras E., 2003. Size heterogeneity, cannibalism and
    competition in cultured predatory fish larvae: biotic and abiotic influences.
    Aquaculture 227 :333-356.
    23. Lazo P. J., Davis A. L., Arnodl R. C., 1998. The effects of dieary protein level on
    growth, feed effeciece and survival rate of juvenline Florida pompano (Trachinotus
    carolinus) Aquaculture 169: 225-232.
    24. Le Xan (2005). Rults of research on reproduction and culture some species of
    marine and brackish fish in Viet Nam in recent years. Proceedings of the conference
    on research and application science technology in aquaculture. Agriculture Publisher,
    Ho Chi Minh city, PP. 541 –549.
    25. Liao I.C., Su H.M., Chang E.Y., 2001. Techniques in finfish larviculture in
    Taiwan. Aquaculture 200:1-31.
    26. Ly M. A., Cheng A. C., Chien Y. H. and Liou C. H., 2005. The effects of feeding
    frequency, stocking density and fish size on growth, food consumption, feeding pattern an
    size variation of juvenile groUPerEpinephelus coioides. J. Fish. Soc. Taiwan, 32 (1), 19-28.
    27. Main K. L., Rhody N., Nystrom M. and Resley M., 2007. Species Profile -Florida
    Pompano. SRAC Publication No. 7206.
    28. Merino G. E., Piedrahita R. H., Conklin D. E., 2007. The effect of fish stocking
    density on the growth of California halibut(Paralichthys californicus) juveniles.
    Aquaculture 265:176-186.
    29. Pin Lan. H., Cremer. C. M., Chappell. J., Hawke. J., O’Keefe. T., 2007. Growth
    performance of Pompano (Tranchinotus blochii) fed fishmeal and soy based diets in
    48
    offshore OCAT ocean cages U.S. Soybean Export Council, 12125 Woodcrest
    Executive Drive Suite 140, St. Louis, MO.28-31.
    30. Rimmer M., 2008. Production UPdate-marine finfish aquaculture in Asian -Pacific region.Aquaculture Asia Magazine. Vol. XIII No. 1, January -March 2008;
    48-51.
    31. Schipp G., 1996. Barramundi farming in the Northern Territory. Aquaculture
    Branch Fisheries Division, Department Primary Industry and Fisheries, GPO Box 990
    Darwin NT 0801. 44 p.
    32. Situ Y. Y., Sadovy. J. Y., 2004. A preliminary study on local species diversity and
    seasonal composition in a Hong Kong Wet Market. Asian fisheries science 17, 235-248.
    33. Su M. S., Chien Y. H., Liao I. C., 2000. Potencial of marine cage aquaculture in
    Taiwan: cobia culture. InCage Aquaculture in Asia: Proceedings of the First
    International Synposium on Cage Aquaculture in Asia (ed. I.C. Liao and C.K. Lin).
    Asian Fisheries Society, Manila, and World Aquaculture Society-Southeast Asian
    Chapter, Bangkok.pp. 97-106
    34. Sugama K., 2002. Status and development of mariculture in Indonesia. Regional
    workshop on sustainable marine finfish aquaculture for the Asia -Pacific, Halong city,
    Vietnam, Sept 30 -Oct 4, 2002.47-52.
    35. Suteemechaikul N. and Petchrid S., 1986. Effect of stocking density on survival of
    sea bass (Lates calcarifer). In: International Workshop on Management of Wild and
    Cultured Sea Bass/Barramundi (Lates calcarifer ), Darwin (Australia), 24-30 Sep
    1986. Copland, JW; Grey, DL (eds). Australian Centre for International Agricultural
    Research, Canberra (Australia), pp. 142-143.
    36. Takashima F. and Arimoto T., 2000. Cage culture in Japantoward the new
    millennium. InCage Aquaculture in Asia: Proceedings of the First International
    Synposium on Cage Aquaculturein Asia (ed. I.C. Liao and C.K. Lin), Asian Fisheries
    Society, Manila, and World Aquaculture Society -Southeast Asian Chapter, Bangkok.
    pp. 83-96.
    37. Tatuman P., Glavic N., Kozul V., Skaramuca B., Glamuzina B., 2004. Preliminary
    information on feeding and growth of pompano, Trachinotus ovatus (Linnaeus, 1758)
    (Pisces; Carangidae) in captivity. Aquaculture international 12: 387-393.
    49
    38. Thouard E., Soletchnik P., Marion P. J., 1989. Selection of finfish species for
    aquaculture development in Martinnique (FWI). Advances in tropical aquaculture 20,
    pp. 499-510.
    39. Tucker B. J., Booth M. A., Allan G. L., Booth D., Fielder D. S., 2006. Effects of
    photoperiod and feeding frequency on performance of newly weaned Australian
    snapper Pagrus auratus. Aquaculture 258, pp. 514-520.
    40. Webster C. D. & Lim C.E., 2002. Nutrient requirements and feeding of finfish for
    aquaculture. CABI Publishing.24-29.
    41. Yeh S.P., Yang T., Chu T.W., 2004. Marine fish seed industry in Taiwan. Ascot
    International.19-22.
    42. Young Z. L., 2002. Status marine finfish aquaculture in mainland China. Regional
    workshop on sustainable marine finfish aquaculture for the Asia -Pacific, Halong city,
    Vietnam, Sept 30-Oct 4, 2002.
    43. Yousif O. M., 2002. The effects of stocking density, water exchange rate, feeding
    frequency and grading on size hierarchy development in juvenile Nile tilapia,
    Oreochromis niloticusL. Emir. J. Agric. Sci. 14, 45-53.
    44. www.vietlinh.com.vn/ ./UP/sfeed sUPerUP.html
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...