Luận Văn Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm Thẻ chân trắng (Litopenaeus

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 21/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    PHẦN 2 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
    2.Tình hình phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và ở Việt Nam 3
    2.1 Tình hình nuôi tôm trên thế giới 3
    2.1.1 Nghiên cứu chọn giống tôm thẻ chân trắng 4
    2.1.2 Nghiên cứu tạo đàn tôm sạch bệnh (SPF) 6
    2.2 Tình hình nghiên cứu tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) ở Việt Nam 7
    2.2.1 Phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng 7
    2.2.2 Sản xuất và cung ứng con giống : 8
    2.2.3 Nghiên cứu tôm thẻ chân trắng và kết quả đạt được 9
    2.3 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng địa bàn Quảng Trị 10
    2.4. Tình hình nghiên cứu về mật độ thả nuôi đối với tôm thẻ chân trắng nuôi trên cát 11
    2.5. Các hình thức nuôi tôm trên thế giới 13
    2.6. Hệ thống phân loại 13
    2.7. Một số đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng 14
    2.7.1. Đặc điểm phân bố và tập tính sinh sống 14
    2.7.2. Hình thái và cấu tạo 15
    2.7.3. Chu kỳ sống 15
    2.7.4. Đặc điểm dinh dưỡng 16
    2.7.5. Đặc điểm sinh sản 17
    2.7.6. Đặc điểm sinh trưởng 17
    PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
    3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
    3.2. Đối tượng nghiên cứu 19
    3.3. Vật liệu nghiên cứu 19
    3.4. Nội dung nghiên cứu 19
    3.5. Phương pháp nghiên cứu 19
    3.5.1. Bố trí thí nghiệm 19
    3.5.2. Phương pháp nghiên cứu 21
    PHẦN 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
    4.1 Biến động của các yếu tố môi trường trong ao nuôi 24
    4.1.1. Biến động yếu tố pH trong ao nuôi. 24
    4.1.2. Sự biến động của hàm lượng Oxy hoà tan (DO) trong ao nuôi 25
    4.1.3. Sự biến động của độ mặn trong ao nuôi 26
    4.1.4. Sự biến động hàm lượng NH3 trong ao nuôi 27
    4.1.5. Sự biến động nhiệt độ trong ao nuôi 28
    4.2. Ảnh hưởng của mật độ đối với tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi 29
    4.2.1 Tăng trưởng trung bình về khối lượng tôm : 29
    4.2.2. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày (ADG) về khối lượng 31
    4.2.3. Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGR) về khối lượng 32
    4.2.4 Tăng trưởng trung bình về chiều dài tôm : 33
    4.2.5 Tỷ lệ sống (%): 36
    4.3 Hiệu quả kinh tế : 37
    PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40
    5.1. Kết luận 40
    5.2. Kiến nghị 40
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 41


    LUẬN VĂN NĂM 2013
    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

    Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931 ) là một trong những đối tượng nuôi phổ biến và quan trọng hiện nay. Theo Tổ chức lương nông thế giới (FAO), dự kiến sản lượng tôm thẻ chân trắng năm 2007 trên thế giới chiếm 80% sản lượng tôm nuôi, trong đó 85% sản lượng tập trung ở các nước Đông Nam Á. Các nước nuôi nhiều tôm thẻ chân trắng là Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Êcuađo, Mêhicô, Panama, Hundurat, Braxin, Mỹ.
    Trên thế giới, tôm Thẻ chân trắng được nuôi nhiều hình thức như nuôi thâm canh và bán thâm canh trong bể xi măng hay trong ao, nuôi ghép với cá rô phi hay cá chép. Năng suất nuôi rất khác nhau tùy theo mức độ thâm canh và hình thức nuôi. Vào năm 2001 Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng với mật độ 1,5 vạn con/ 100m2 và 0,4 vạn con/ 100m2, kết quả cho thấy đối với mật độ nuôi là 0,4 vạn con/ 100m2 thì năng suất và kích cỡ trung bình của Tôm thấp hơn; tuy nhiên, tỷ lệ sống cao hơn và hệ số thức ăn thấp hơn so với nuôi ở mật độ 1,5 vạn con/ 100m2 (Thuỷ sản Trung Quốc, số 2/2002). Tại viện hải dương học Hawaii khi thả với mật độ 75 PL/m2 đã đạt tới 44 tấn/ha/năm [21].
    Tôm thẻ chân trắng lần đầu tiên di nhập vào Việt Nam năm 2001 và được phát triển tại nhiều địa phương như Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa và lan rộng khắp cả nước. Trong mấy năm gần đây, nhiều hộ nuôi tôm sú đã bị lỗ, khi chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng đã thắng to. Do thời gian thu hoạch của tôm chân trắng ngắn hơn tôm sú (khoảng 3 tháng với năng suất 15 tấn/ha) nên việc phòng bệnh và tránh rủi ro tốt hơn.
    Tuy nhiên, từ cuối năm 2009, do tâm lý đón giá cao mà người dân đã “làm liều” thả tôm trái vụ một cách tự phát khiến hằng trăm hecta nuôi tôm ở nhiều tỉnh như Quảng Nam, Phú Yên, Bình Định, đã nhiễm bệnh đốm trắng. Hơn nữa, người dân đã chủ quan không thực hiện đúng quy trình cải tạo ao, xử lý nước, mật độ thả giống quá dày từ 150-200 con/m2 (trong khi theo khuyến cáo của ngành là từ 60 – 80 con/m2) khiến môi trường nhiễm chất hữu cơ nặng tạo điều kiện cho virus đốm trắng phát triển.
    Theo bà Hoàng Thị Kim Yến, trưởng phòng kỹ thuật của chi cục thủy sản Quảng Nam cho rằng, do nuôi tôm chân trắng với mật độ quá dày nên mức độ ô nhiễm môi trường cũng cao gấp 10 lần so với nuôi tôm sú trước đây[18].
    Như vậy, đâu là mật độ nuôi thích hợp để Tôm thẻ chân trắng tăng trưởng tốt nhất, cho năng suất cao nhất, nhưng hạn chế đến mức thấp nhất tác động xấu của nghề nuôi đến môi trường đang là một câu hỏi khó cần được giải đáp của nghề nuôi Tôm thẻ chân trắng ở nước ta hiện nay.
    Với những yêu cầu đó và được sự chấp nhận của Ban chủ nhiệm khoa Thủy sản trường Đại học Nông Lâm Huế và giáo viên hướng dẫn tôi xin thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm Thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) nuôi thương phẩm tại công ty C.P – Chi nhánh Quảng Trị”.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    Xác định mật độ nuôi tôm Thẻ chân trắng phù hợp, có tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
     

    Các file đính kèm:

    • 8.doc
      Kích thước:
      8.4 MB
      Xem:
      1
Đang tải...