Luận Văn Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá thát lát còm giai đoạn bột lên giống ương

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN NUÔI TRỒNG TS

    MỤC LỤC
    Danh Mục Trang Lời cảm tạ ----------------------------------------------------------------------------- i
    Tóm tắt --------------------------------------------------------------------------------- ii
    MỤC LỤC----------------------------------------------------------------------------- iii
    Danh mục bảng ----------------------------------------------------------------------- v
    Danh mục hình ------------------------------------------------------------------------ vi
    Danh mục từ viết tắt------------------------------------------------------------------ vii
    PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ------------------------------------------------------------- 1
    1.1 Giới thiệu-------------------------------------------------------------------------- 1
    1.2 Mục tiêu --------------------------------------------------------------------------- 2
    1.3 Nội dung đề tài ------------------------------------------------------------------- 2
    1.4 Thời gian thực hiện -------------------------------------------------------------- 3
    PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ------------------------------------------------ 3
    2.1 Đặc điểm sinh học --------------------------------------------------------------- 3
    2.2 Đặc điểm dinh dưỡng------------------------------------------------------------ 4
    2.3 Đặc điểm sinh trưởng------------------------------------------------------------ 5
    2.4 Đặc điểm sinh sản---------------------------------------------------------------- 5
    2.5 Sinh học Moina------------------------------------------------------------------- 6
    2.6 Sinh học trùn chỉ ----------------------------------------------------------------- 6
    2.7 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam ----------------------------------- 6
    PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ------------------- 8
    3.1 Vật liệu nghiên cứu -------------------------------------------------------------- 8
    3.2 Phương pháp nghiên cứu-------------------------------------------------------- 8
    3.2.1 Bố trí thí nghiệm --------------------------------------------------------------- 8
    3.2.2 Thực nghiệm ương ------------------------------------------------------------ 9
    3.2.3 Quản lý thức ăn và nước trong bể ------------------------------------------- 9
    3.2.3.1 Thời gian cho cá ăn --------------------------------------------------------- 9
    3.2.3.2 Thức ăn sử dụng trong quá trình ương ----------------------------------- 10
    3.2.3.3 Cách thức cho ăn và bào quản thức ăn ----------------------------------- 10
    3.2.3 Quản lý thức ăn và nước trong bể ------------------------------------------- 10
    3.3 Phương pháp thu và phân tích mẫu -------------------------------------------- 11
    3.3.1 Mẫu nước ----------------------------------------------------------------------- 11
    3.3.2 Mẫu cá--------------------------------------------------------------------------- 11
    3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi----------------------------------------------------------- 12
    3.4 Phương pháp thu, tính toán và xử lý số liệu ---------------------------------- 12
    PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN------------------------------------------- 13
    4.1 Các yếu tố môi trường ---------------------------------------------------------- 13
    4.1.1 Thủy lý -------------------------------------------------------------------------- 13
    4.1.1.1 Nhiệt độ ----------------------------------------------------------------------- 13
    4.1.2 Thủy hóa ------------------------------------------------------------------------ 14
    4.1.2.1 pH------------------------------------------------------------------------------ 14
    4.1.2.2 Hàm lượng oxi hòa tan ----------------------------------------------------- 14
    4.1.2.3 Độ kiềm (NH4+)-------------------------------------------------------------- 14
    4.2 Ảnh hưởng của mật độ lên sự tăng trưởng của cá ương từ ngày 1 đến ngày
    30 --------------------------------------------------------------------------------------- 15
    4.2.1 Tăng trưởng về chiều dài trung bình của cá giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến
    30 ngày tuổi --------------------------------------------------------------------------- 15
    4.2.2 Tăng trưởng về khối lượng trung bình của cá giai đoạn từ 1 ngày tuổi
    đến 30 ngày tuổi ---------------------------------------------------------------------- 16
    4.2.3 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình của cá giai đoạn từ 1 ngày tuổi
    đến 30 ngày tuổi ---------------------------------------------------------------------- 17
    4.3 Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng của cá ương giai đoạn từ 30 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi ---------- ------------------------------------------------- -- - 17
    4.3.1 Tăng trưởng về chiều dài trung bình của cá của cá giai đọan 30 ngày
    tuổi đến 60 ngày tuổi----------------------------------------------------------------- 17
    4.3.2 Tăng trưởng về khối lượng trung bình của cá giai đoạn 30 ngày tuổi đến
    60 ngày tuổi --------------------------------------------------------------------------- 18
    4.3.3 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình của cá giai đoạn 30 ngày tuổi
    đến 60 ngày tuổi ---------------------------------------------------------------------- 18
    4.4 Tỉ lệ sống trung bình của cá ở các nghiệm thức ---------------------------- 19
    4.4 Tỉ lệ sống trung bình của cá ở các nghiệm thức sau 30 ngày tuổi -------- 19
    4.4 Tỉ lệ sống trung bình của cá ở các nghiệm thức sau 60 ngày tuổi--------- 20
    PHẦN 5 KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT
    5.1 Kết luận --------------------------------------------------------------------------- 21
    5.2 Đề xuất ---------------------------------------------------------------------------- 21
    TÀI LIỆU THAM KHẢO----------------------------------------------------------- 22
    PHỤ LỤC ----------------------------------------------------------------------------- 24
    Phần 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1 Giới thiệu
    Nhờ vào sự ưu đãi của thiên nhiên, Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với tổng diện tích mặt nước 954.350 ha, chiếm gần 1/4 diện tích của ĐBSCL, trong đó diện tích mặt nước ngọt chiếm tới 641.350 ha với hệ thống sông ngòi chằng chịt thuộc hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, là điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản nước ngọt phát triển mạnh mẽ.
    Trong vùng đã và đang có nhiều loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao như cá Tra, cá Ba Sa, .được nuôi với nhiều qui mô khác nhau. Các đối tượng nuôi truyền thống và chiếm ưu thế này đã đem lại giá trị xuất khẩu rất cao, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên hiện nay chúng gặp không ít khó khăn về nhiều mặt như: giá cả trong năm biến động mạnh, rào cản kỹ thuật và rào cản kinh tế từ các nước nhập khẩu, sự bùng phát của dịch bệnh Những điều này đang làm tăng rủi ro cho người nuôi. Vì thế những đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế đang được các nhà lãnh đạo cũng như nhà khoa học và người nuôi quan tâm.
    Cá Thát Lát Còm là loại cá quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và là loại cá nuôi mới chưa được phổ biến như những loài cá truyền thống. Nhưng với những giá trị về hình thái, chất lượng và đặc tính sinh trưởng như: màu sắc đẹp, thịt thơm ngon chất lượng cao, có khả năng thích ứng với điều kiện sống tốt nên việc nuôi đối tượng này đã nhanh chóng vượt khỏi giới hạn nuôi cảnh mà hiện nay nó đang góp phần không nhỏ vào nguồn thực phẩm dinh dưỡng cung cấp cho con người. Các nghiên cứu trước đây về loài cá Thát Lát Còm phần lớn tập trung vào việc mô tả, nhận dạng và phân loại cùng một số đặc điểm sinh thái học của loài.
    Theo Lê Ngọc Diện, Phan Văn Thành, Mai Bá Trường Sơn và Trịnh Thị Thu Hương (2006) đã đưa ra những kết quả nhất định về ương và nuôi cá Thát Lát Còm từ những nghiên cứu của mình. Đến năm 2008 Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương Thùy cũng đã cho ra những kết quả có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng trên đối tượng này. Về mặt sinh sản nhân tạo có nghiên cứu của Phạm Minh Thành, Phạm Phú Hùng và Nguyễn Thanh Hiệu năm 2008. Các nghiên cứu này đã phần nào góp phần vào việc hoàn thiện những vấn đề cần được nghiên cứu trên đối tượng Thát Lát Còm.
    Để nhân rộng và phát triển một đối tượng nuôi cho người dân thì việc đảm bảo chủ động nguồn giống là rất quan trọng. Nhưng nguồn cá giống vớt từ tự

    nhiên hoàn toàn không thể đáp ứng đủ nhu cầu bức thiết đó. Và một nhược điểm lớn của nguồn giống này là cá có kích thước không đồng đều, cá thường bị xây xát trong quá trình đánh bắt vận chuyển nên dễ bị mắc bệnh. Mặc khác nguồn giống cá Thát Lát Còm ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức nên không đáp ứng về cả số lượng lẫn chất lượng cho người nuôi trong khi nhu cầu con giống ngày càng cao. Trong khi đó con giống sản xuất nhân tạo có thể khắc phục được nhược điểm này. Tuy cá có thể sinh sản ngoài tự nhiên tốt nhưng sinh sản nhân tạo đóng vai trò quan trọng trong việc chủ động nguồn giống, bảo vệ nguồn cá tự nhiên cũng như đóng góp vào việc thuần hóa đối tượng này thành đối tượng nuôi đạt hiệu quả cao. Trước nhu cầu bức thiết về con giống với số lượng lớn, chất lượng cao như hiện nay thì việc đầu tư nghiên cứu ở giai đoạn con giống là rất phù hợp. Do đó đề tài “Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Thát Lát Còm (Chitala Ornata) giai đoạn bột lên giống ương trong bể composite” đã được tiến hành.
    1.2 Mục tiêu của đề tài
    Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Thát Lát Còm bột trong điều kiện ương với các mật độ khác nhau nhằm tìm được mật độ ương thích hợp để ương nuôi cá đạt hiệu quả, từ đó làm tư liệu góp phần xây dựng qui trình ương cá Thát Lát trong vùng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...