Báo Cáo ảnh hưởng của lượng thức ăn tinh đến năng suất và chất lượng thịt của bò vàng việt nam

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ABSTRACT
    Effects of amount of concentrate supplement on live weight gain and meat quality of Vietnamese yellow cattle


    Corresponding: Nguyen Xuan Ba 1Hue College of Agriculture and Forestry, Hue University
    2 Hue college of Pedagogy, Hue University 3 The National Institute of Animal Sciences


    An experiment aiming at measuring possible effects of amount of concentrate supplemented on feed intake, live weight gain, meat quantity and quality of Vietnamese Yellow cattle was undertaken. The experiment was conducted on local cattle of 15-18 months old and 145.1 ± 9.8 kg live weight (n=24) in a randomized complete- block design with 04 treatments in 06 blocks. Treatment groups were 1.0; 1.4; 1.8 and 2.2% of live weigh for concentrate DM based, a basal diet of native grass fed 5 kg/day and during the night time, rice straw was provided ad libitum. The experiment lasted for 60 days. After the end of the experiment 12 cattle (3 cattle/treatment) were slaughtered to measure carcass characteristics and meat quality. Results showed that increase amount of concentrate supplement from 1,0 to 2,2% of LW increased total dry matter intake 4.42 to
    5.70 kg/animal/day (P=0,001), average daily gain from 506 to 1039 g/day (P=0,001) and reduced feed convertion ratio (FCR) from 8.93 to 5.51 kg DM/kg live weight gain (P<0.05). Amount of concentrate supplement did not affect dressing percentage (about 46.8 to 49.3%) and percentage of meat without born (about 34 to 35%) (P>0,05), however it increased loin area from 54.6 to 60.1 cm2 (p<=0.05). Back fat thick and meat quality characteristics were not effected by levels of concentrate in ration. The profit from cattle finishing can be increased through better use of concentrate.


    Key words: Concentrate, Feed convertion ratio, Live weight gain, Meat quality, Yellow Cattle


    ĐĂT VẤN ĐỀ


    Nâng cao năng suất và chất lượng thịt bò ở Việt Nam đang là vấn đề quan tâm lớn của ngành chăn nuôi nước ta. Nhu cầu về thịt bò chất lượng cao đang tăng trong những năm gần đây do đời sống của người dân tăng lên và ngành du lịch phát triển. Xu thế này đã tạo ra một cơ hội lớn cho nông dân nước ta phát triển chăn nuôi bò thịt và nâng cao thu nhập của họ. Trong những năm gần đây Chính phủ luôn có những biện pháp phát triển chăn nuôi bò và đạt được những tiến bộ nhất định về tốc độ tăng đàn (6,3%/năm) và sản lượng thịt bò (tăng 8,8 %/năm). Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng năm 2008 đạt 226,7 ngàn tấn, tăng gần 10% so với năm 2007. Tuy vậy, lượng thịt bò chỉ đạt 2,7 kg/người/năm (Tổng cục thống kê, 2009). Chăn nuôi bò thịt nước ta vẫn đang đứng trước những thách thức lớn là giá thành sản phẩm cao, bò tăng trọng chậm, năng suất và chất lượng thấp. Một trong những nguyên nhân của tình hình đó là hệ thống nuôi dưỡng bò thịt vẫn còn mang tính tận dụng, thức ăn (TA) chủ yếu dựa vào đồng cỏ tự nhiên và phụ phẩm giàu xơ. Một số nghiên cứu cho rằng bò cho ăn thức ăn xơ thô chất lượng thấp đạt được tăng trọng đáng kể khi bổ sung thức ăn giàu năng lượng (Hennessy và Murrison, 1982; Lee và cs., 1987; Hennessy và cs., 1995). Ở các trang trại chăn nuôi bò thịt hiện đại, khẩu phần ăn gia súc thường có tỷ lệ thức ăn tinh cao nhằm đạt tối đa về năng suất. Phương thức cho ăn hạn chế với khẩu phần có tỷ lệ tinh cao (80%) đã cho tốc độ tăng trọng lý tưởng ở bò thịt (Sip và Prichard, 1991). Sử dụng thức ăn





    tinh giúp tăng tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ (Wanapat và Khampa, 2007; Tamchan và cs., 2007), tăng khả năng tích luỹ nitơ (Wanapat và Khampa, 2007). Hơn nữa, khi tăng lượng thức ăn tinh trong khẩu phần có thể rút ngắn thời gian vỗ béo và tăng lợi nhuận. Ba và cs., (2008) cho biết khi tăng mức thức ăn tinh từ 0,33 đến 1,98% khối lượng cơ thể bò đã làm tăng tuyến tính tăng trọng và hiệu quả kinh tế. Sử dụng thức ăn tinh cao trong khẩu phần có thể làm giảm tỷ lệ tiêu hóa, đặc biệt là tiêu hóa xơ, giảm pH dịch dạ cỏ và có thể dẫn đến hội chứng toan huyết. Câu hỏi đặt ra là lượng thức ăn tinh trong khẩu phần bò thịt và phương pháp nuôi dưỡng thế nào cho phù hợp đang được quan tâm lớn của các nhà khoa học và sản xuất. Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng mức thức ăn tinh đến năng suất và chất lượng thịt của bò Vàng Việt Nam trong giai đoạn nuôi vỗ béo.


    VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


    Vật liệu, thiết kế thí nghiệm và quản lý nuôi dưỡng


    Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 5/07/2009 đến 22/09/2009 (60 ngày theo dõi và 20 ngày nuôi thích nghi) trên 24 bò đực (giống bò Vàng Việt Nam) có độ tuổi 15 đến 18 tháng, khối lượng trung bình 145,1 ± 9,8 kg (Trung bình ± độ lệch chuẩn). Thí nghiệm được thiết kế theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 4 nghiệm thức, 6 khối, 6 bò/nghiệm thức và 4 bò/khối. Nhân tố nghiên cứu là mức thức ăn tinh, với 4 mức: 1,0; 1,4; 1,8 và 2,2% khối lượng cơ thể (LW). Yếu tố khối ở đây là khối lượng bò khi đưa vào nuôi thí nghiệm. Bò được nuôi cá thể trong ô chuồng riêng có máng ăn, máng uống và được tẩy nội ngoại ký sinh trùng, tiêm vắc xin theo quy trình trước khi đưa vào theo dõi thí nghiệm. Cỏ tự nhiên được thu cắt hàng ngày ở thành phố Huế. Rơm lúa được thu mua vào vụ Đông Xuân và dự trữ đủ cho toàn bộ thí nghiệm. Bò ở tất cả các nghiệm thức đều được cho ăn thức ăn xơ thô gồm cỏ tự nhiên (5kg tươi/con/ngày, cho ăn 2 bữa/ngày vào lúc 07 giờ 30 phút và 13 giờ15 phút) và rơm lúa cho ăn tự do vào ban đêm. Thức ăn tinh là hỗn hợp gồm cám gạo (33%), bột ngô (30%), bột sắn (25%), bột cá (8,5%), urê (1,5%), muối (1%) và premix vitamin khoáng (1%). Lượng thức ăn tinh được điều chỉnh hàng tuần sau khi cân bò theo sự thay đổi khối lượng. Thức ăn tinh được chia làm 3 bữa, cho ăn vào lúc 07 giờ 15 phút, 13 giờ 00 phút và 16 giờ 30 phút.


    Bảng 1. Thành phần hoá học của các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm


    Chỉ tiêu Hỗn hợp
    thức ăn tinh Cỏ tự
    nhiên Rơm
    lúa
    Vật chất khô =DM (%) 85,9 21,8 87,5
    Chất hữu cơ (% DM1) 92,3 88,9 87,2
    Xơ không hòa tan trong chất tẩy trung tính (% DM) 16,6 58,4 65,8
    Protein thô 15,7 12,3 5,4
    Khoáng (% DM) 7,7 11,1 12,8
    Năng lượng thô (Kcal/kgDM) 4313 4213 4005


    Thu thập số liệu, quy trình xử lý và phân tích mẫu


    Lượng ăn vào được theo dõi hàng ngày bằng cách cân lượng thức ăn cho ăn và lượng dư thừa của từng loại thức ăn. Mẫu thức ăn (cả loại cho ăn và dư thừa) được sấy khô ở 105oC để xác định hàm lượng chất khô nhằm tính toán lượng vật chất khô ăn vào. Khối lượng của bò được
    xác định hàng tuần bằng cân điện tử có độ sai số 0,5kg. Bò được cân từ 06 giờ 30 phút đến 07 giờ 00 phút (trước khi cho ăn) và cân liên tục 3 ngày lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm để xác định tăng trọng trong giai đoạn thí nghiệm.





    Cuối đợt thí nghiệm, 12 bò (3 bò/nghiệm thức) được mổ khảo sát để đánh giá năng suất và chất lượng thịt. Khối lượng giết mổ của bò được xác định sau khi cho bò nhịn đói 24 giờ. Khối lượng thịt xẻ là khối lượng bò sau khi lột da, cắt bỏ đầu (tại xương át lát), lấy bỏ nội tạng (cơ quan tiêu hoá, hô hấp, sinh dục, tiết niệu và tim) và cắt 4 chân (từ đầu gối trở xuống), bỏ đuôi, huyết. Tỷ lệ thịt xẻ (%) là tỷ lệ giữa khối lượng thịt xẻ và khối lượng giết mổ. Khối lượng thịt tinh là khối lượng thịt xẻ sau khi đã lọc bỏ xương và mỡ bao ngoài thịt. Tỷ lệ thịt tinh (%) là tỷ lệ giữa khối lượng thịt tinh và khối lượng giết mổ. Khối lượng xương là xương được tách ra từ thịt xẻ (không tính xương chân, đầu, đuôi). Tỷ lệ xương/thịt xẻ (%) là tỷ lệ giữa khối lượng xương và khối lượng thịt xẻ. Khối lượng mỡ là mỡ được lọc ra từ thịt xẻ, bao gồm mỡ bao ngoài phần thịt, mỡ trong phần bụng và ngực (không tính mỡ dưới da đã lột). Tỷ lệ mỡ từ thịt xẻ/thịt xẻ (%) là tỷ lệ giữa khối lượng mỡ với khối lượng thịt xẻ. Độ dày mỡ lưng được xác định ở giữa xương sườn 12 và 13 bằng thước kẹp Panme. Diện tích mắt thịt được xác định ở cơ thăn lưng giữa xương sườn 12 và 13. Mẫu thịt cơ thăn được dùng để xác định các chỉ tiêu hóa học của thịt như chất hữu cơ, protein thô, khoáng, mỡ thô


    Phân tích hóa học


    Mẫu thức ăn, mẫu thịt được phân tích vật chất khô (DM), nitơ tổng số (TN), mỡ thô (EE), và khoáng tổng số (Ash) theo AOAC (1990). Protein thô (CP) được qui đổi theo công thức TN × 6,25. Chất hữu cơ (OM) được xác định theo công thức 100 - Ash. Xơ không hòa tan trong chất tẩy trung tính (NDF) được xác định theo Van Soest và cộng sự (1991). Năng lượng tổng số (GE) được xác định bằng Bomb Calorimeter (Bomb Calorimeter 6300, Cộng Hòa Liên bang Đức).


    Xử lý số liệu


    Số liệu được xử lý bằng phần mềm Minitab version 14.0 theo phương pháp phân tích ANOVA. So sánh sự sai khác giữa các nghiệm thức được kiểm tra bằng Turkey, các trung bình được cho là khác nhau khi P<0,05.


    Mô hình phân tích số liệu như sau: Y = µ + Pi + Kj + eij
    Y: Giá trị biến phụ thuộc như tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, diện tích mắt thịt.của con vật k trong nghiệm thức P
    (mức thức ăn tinh) mức i và khối K mức j.; µ: Trung bình quần thể;
    Pi: Ảnh hưởng của nhân tố mức thức ăn tinh, i = 1-4; i=1= 1,0%; i=2= 1,4%; i=3= 1,8%; i=4= 2,2%.
    Kj: Ảnh hưởng của khối, j=1-6.; eij: Ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên


    KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ảnh hưởng của mức thức ăn tinh đến lượng ăn vào của bò
    Lượng ăn vào của gia súc là chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá chất lượng khẩu phần và liên
    quan chặt chẽ với sức sản xuất và hiệu quả chăn nuôi. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các mức thức ăn tinh khác nhau đến lượng ăn vào của bò ở các nghiệm thức được trình bày ở bảng 2. Qua Bảng 2 cho thấy tổng lượng ăn vào của bò dao động từ 4,42 đến 5,70 kgDM/con/ngày, tương đương 2,69 đến 3,17% khối lượng cơ thể. Mức thức ăn tinh ảnh hưởng đến tổng lượng ăn vào/ngày của bò (P<0,01). Có sự khác nhau về tổng lượng ăn vào của bò ăn mức thức ăn tinh 1,0% khối lượng cơ thể so với các mức khác cũng như giữa mức 1,4 và 1,8 với mức 2,2% (P<0,05), song không có sự khác nhau về chỉ tiêu này giữa mức 1,4 và 1,8% (P >0,05). Tổng lượng vật chất khô ăn vào (TDMI) tăng tuyến tính với lượng thức ăn tinh ăn vào (CI), điều này được thể hiện qua phương trình [1]:
    TDMI = 3,31 (0,15) + 0,68 (0,06)CI R2 = 0,86 [1]


    Trong đó : TDMI là tổng lượng vật chất khô ăn vào; CI là tổng lượng thức ăn tinh ăn vào, các giá trị trong
    ngoặc là sai số chuẩn ước tính. Giá trị của hệ số hồi quy và tung độ gốc là khác 0 ở mức P <0,05.





    Như vậy, khi tăng lượng thức ăn tinh cho bò đã có tác dụng làm tăng tổng lượng thức ăn ăn vào của bò. Kết quả này phù hợp với công bố của Leng (1985); Poppi và cs., (1994); Ba và cs. (2008). Kết quả theo dõi về tổng lượng chất khô ăn vào trong thí nghiệm này là phù hợp với khuyến cáo của Kearl (1982) bò có khối lượng 150 - 200 kg và có mức tăng trọng 0,5 - 1 kg/ngày thì lượng ăn vào khoảng 2,8 - 3% khối lượng cơ thể.


    Bảng 2. Lượng thức ăn ăn vào của bò được ăn khẩu phần có mức thức ăn tinh khác nhau






    Chỉ tiêu Mức thức ăn tinh
    (% khối lượng cơ thể theo DM1)
    SEM2


    P
    1,0 1,4 1,8 2,2
    Rơm ăn vào (kgDM2/con/ngày) 1,89a 1,66a 1,30b 1,20b 0,07 0,001
    Cỏ ăn vào (kgDM/con/ngày) 1,01 1,01 1,00 1,02 0,02 0,88
    Thức ăn thô (kgDM/con/ngày) 2,90a 2,67a 2,30b 2,21b 0,07 0,001
    T/ăn tinh ăn vào (kgDM/con/ngày) 1,53a 2,23b 2,80c 3,49d 0,06 0,001
    Tổng t/ăn ăn vào (kgDM/con/ngày) 4,42a 4,90b 5,10b 5,70c 0,10 0,001
    T/ăn ăn vào (kgDM/100kg k/ lượng) 2,69a 2,86ab 2,96b 3,17c 0,05 0,001
    1: Vật chất khô,2: Sai số của số trung bình với độ tự do của sai số ngẫu nhiên =15;
    a,b, c, d Các giá trị trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái ở mũ giống nhau là không khác nhau ở P> 0,05


    Lượng ăn thô ăn vào giữa các khẩu phần có mức thức ăn tinh khác nhau là khác nhau (P=0,001) và giảm khi tăng lượng thức ăn tinh. Doyle và cs., (1988) và Galloway và cs., (1993) cho rằng khi gia súc nhai lại ăn một lượng thức ăn tinh cao sẽ làm giảm lượng thu nhận thức ăn thô. Wanapat và Khampa (2007) nghiên cứu ảnh hưởng các mức thức ăn tinh có tỷ lệ sắn cao cho bò sữa đến lượng ăn vào đã cho biết lượng rơm ủ ăn vào giảm tuyến tính (P<0,05) khi tăng lượng thức ăn tinh. Nguyễn Xuân Trạch (2004) cho rằng khi lượng carbonhydate dễ tiêu chiếm trên 15% tổng số vật chất khô thu nhận thì sẽ làm giảm lượng thu nhật thức ăn thô. Trong thí nghiệm của chúng tôi lượng thức ăn tinh ăn vào chiếm từ 34,6 đến 61,2% trong khẩu phần. Sở dĩ khi tăng lượng thức ăn tinh ăn vào đã làm giảm lượng thức ăn thô thu nhận là vì hiện tượng thay thế thức ăn thô bằng thức ăn tinh, tỷ suất thay thế trong thí nghiệm này là từ 0,33 đến 0,35 kgDM thức ăn thô ăn vào giảm/kg DM thức ăn tinh thu nhận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...