Tiến Sĩ Ảnh hưởng của lợn đực lai (Piétrain Re-Hal ´ Duroc) có thành phần di truyền khác nhau đến năng suất

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
    1.2 Mục tiêu 3
    1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    1.4 Những đóng góp mới của luận án 4
    PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    2.1 Cơ sở lý luận về lai giống 5
    2.1.1 Tính trạng số lượng và các yếu tố ảnh hưởng 5
    2.1.2 Lai giống và ưu thế lai 7
    2.2 Các chỉ tiêu sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở
    lợn nái 12
    2.2.1 Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái 12
    2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái 12
    2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng, khả năng cho thịt, chất lượng thịt và
    các yếu tố ảnh hưởng 18
    2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng, khả năng cho thịt và chất lượng thịt 18
    2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, khả năng cho thịt và chất lượng thịt 18
    2.4 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước và trong nước 24
    2.4.1 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 24
    2.4.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 30
    PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
    3.1 Đối tượng nghiên cứu 35
    3.2 Địa điểm nghiên cứu 36
    3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 36
    3.3.1 Theo dõi và đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái 36
    3.3.2 Theo dõi và đánh giá khả năng sinh trưởng của con lai 40
    3.3.3 Đánh giá năng suất thân thịt và chất lượng thịt của con lai 43
    PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 50
    4.1 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) 50
    4.1.1 Ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản 50
    4.1.2 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) 51
    4.1.3 Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa 62
    4.2 Khả năng sinh trưởng của ba tổ hợp lai 65
    4.2.1 Sinh trưởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn của lợn con từ sau cai sữa
    đến 60 ngày tuổi 65
    4.2.2 Khả năng sinh trưởng của ba tổ hợp lai giai đoạn nuôi thịt 68
    4.3 Năng suất thân thịt và chất lượng thịt của ba tổ hợp lai 76
    4.3.1 Năng suất thân thịt 76
    4.3.2 Chất lượng thịt 88
    4.3.3 Thành phần hoá học của thịt 98
    PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 102
    5.1 Kết luận 102
    5.2 Đề nghị 103
    Danh mục công trình đã công bố 104
    Tài liệu tham khảo 105
    Phụ lục 119
    PHẦN 1. MỞ ĐẦU


    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    Chăn nuôi lợn ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thực
    phẩm cho xã hội. Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi lợn đang có những thay
    đổi đáng kể, theo Trung tâm tin học và thống kê, Bộ Nông nghiệp & PTNT
    (2014), tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2014, tổng đàn lợn trong cả nước đạt 26,80
    triệu con, tăng 1,9% so với năm 2013. Chất lượng con giống từng bước được cải
    tạo theo hướng nạc hoá đàn lợn, thể hiện thông qua tỷ lệ lợn ngoại và lợn lai
    nhiều giống ngoại ngày càng tăng trong tổng đàn lợn.
    Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường về số lượng và chất lượng, rất
    cần đến các giải pháp công nghệ phù hợp và qui mô sản xuất đủ lớn để đáp ứng
    nhu cầu người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.
    Để có được đàn lợn thịt có tốc độ tăng trưởng nhanh và đạt tỷ lệ thịt nạc ở
    mức tối đa của phẩm giống, bên cạnh nâng cao tiến bộ di truyền, chọn lọc tốt, cải
    tiến chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và điều kiện chuồng trại . thì việc tạo ra những
    tổ hợp lai trên cơ sở kết hợp được một số đặc điểm tốt của mỗi giống, dòng cao
    sản và đặc biệt sử dụng triệt để ưu thế lai của chúng là rất cần thiết. Nhiều công
    trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước, cũng như thực tiễn của sản xuất đã
    khẳng định những tổ hợp lai nhiều giống khác nhau đều có xu hướng tăng số con
    sơ sinh sống mỗi ổ, nâng cao khả năng sinh trưởng, giảm chi phí thức ăn cho mỗi
    kg tăng khối lượng, nâng cao tỷ lệ và chất lượng thịt nạc. Hầu hết các nước có
    nền chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới đều sử dụng các tổ hợp lai để sản xuất
    hàng thương phẩm, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí thức
    ăn, tiết kiệm thời gian nuôi.
    Khi nghiên cứu trên con lai giữa nái Yorkshire với đực Piétrain và
    Landrace, Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình ( 2006a) kết luận rằng tổ hợp
    lai Piétrain  Landrace có khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con cao
    hơn so với tổ hợp lai Landrace  Yorkshire; tăng khối lượng trung bình trong
    thời gian nuôi thịt, tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt nạc ở tổ hợp lai Piétrain 
    Yorkshire cũng có xu hướng cao hơn nhưng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng
    lại thấp hơn.
    Năng suất sinh sản của các tổ hợp lai giữa nái Landrace, Yorkshire và
    F1(LY) phối với đực PiDu là tương đối cao, ổn định và không có sự sai khác rõ
    rệt giữa 3 tổ hợp lai (Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý, 2009). Tác giả cũng
    khẳng định rằng con lai có sự tham gia của đực PiDu có sức sinh trưởng tương
    đối cao, đặc biệt con lai 4 giống (PiDu  LY) có xu hướng thể hiện được ưu thế
    lai về tăng khối lượng so với con lai 3 giống (PiDu  Y và PiDu  L).
    Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) cũng cho rằng
    năng suất sinh sản, sinh trưởng và năng suất thịt của tổ hợp lai 4 giống cao hơn và
    tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với tổ hợp lai 2 giống. Nên sử dụng lợn đực PiDu phối
    với nái F1(LY) để đạt được năng suất cao hơn trong thực tế (Nguyễn Văn Thắng
    và Vũ Đình Tôn, 2010). Việc sử dụng đực PiDu phối với nái ngoại (Landrace,
    Yorkshire và LY) đạt được năng suất cao nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng
    thịt tốt (Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi, 2010; Nguyễn Văn Thắng và Vũ
    Đình Tôn, 2010).



    Lợn đực Piétrain có ưu điểm tỷ lệ thịt nạc cao, nhưng tốc độ sinh trưởng
    chậm hơn. Trong khi đó, đực Duroc có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, lượng mỡ
    giắt trong thịt nạc lớn hơn. Để tận dụng ưu điểm và hạn chế tối đa những nhược
    điểm của 2 dòng đực này, sử dụng đực lai giữa Piétrain và Duroc là giải pháp tốt
    nhất, vừa tận dụng được ưu thế lai của con đực nhằm nâng cao năng suất chăn
    nuôi vừa cải thiện được chất lượng sản phẩm.
    Dòng đực Piétrain cổ điển do sự tồn tại của allene lặn n nằm ở locus
    halothan (Ollivier et al., 1975), cho nên lợn dễ bị stress và tỷ lệ thịt PSE (Pale,
    Soft, Excudative) cao đã làm cho chất lượng thịt kém. Khoa Thú y, Trường Đại
    học Liège đã tạo ra dòng lợn Piétrain Re-Hal, một allen C từ locus halothan của
    giống lợn Large White được chuyển vào bộ gen của Piétrain cổ điển (Hanset et
    al., 1995; Leroy et al., 1999, 2000) và dòng lợn kháng stress này có thương hiệu
    là Piétrain Re-Hal.
    Các nghiên cứu trong nước đã khẳng định các con lai với sự tham gia của
    lợn đực lai PiDu có sức sinh trưởng cao, tiêu tốn thức ăn thấp, chất lượng thịt
    đảm bảo (Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý, 2009; Nguyễn Văn Thắng và Vũ
    Đình Tôn, 2010; Phan Xuân Hảo và cs., 2009).
    Tuy nhiên trong các nghiên cứu về sử dụng lợn đực lai PiDu, các tác giả
    chưa đề cập đến thành phần di truyền tham gia của giống Piétrain và Duroc là bao nhiêu. Việc xác định rõ thành phần di truyền tham gia của Piétrain và Duroc
    là rất quan trọng. Với các thành phần di truyền khác nhau có thể phù hợp với
    từng điều kiện chăn nuôi khác nhau là vấn đề cần được nghiên cứu.
    1.2. MỤC TIÊU
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Xác định được lợn đực lai PiDu có thành phần di truyền phù hợp phối
    giống với lợn nái lai F1(Landrace  Yorkshire) nhằm nâng cao năng suất sinh
    sản, sinh trưởng, tỷ lệ thịt nạc và đảm bảo được chất lượng thịt.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Đánh giá được năng suất sinh sản của lợn nái lai F
    1(Landrace  Yorkshire)
    phối giống với lợn đực lai PiDu25, PiDu50 và PiDu75.
    - Đánh giá được khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn của các con lai
    thương phẩm được tạo ra từ lợn đực lai PiDu25, PiDu50 và PiDu75 phối với lợn
    nái lai F1(Landrace  Yorkshire).
    - Đánh giá được năng suất thân thịt và chất lượng thịt của các con lai
    thương phẩm được tạo ra từ lợn đực lai PiDu25, PiDu50 và PiDu75 phối với lợn
    nái lai F1(Landrace  Yorkshire).
    - Xác định được tổ hợp lai thích hợp và góp phần phát triển việc sử dụng
    lợn đực lai PiDu trong sản xuất chăn nuôi lợn.
     
Đang tải...