Thạc Sĩ Ảnh hưởng của lãnh đạo tạo sự thay đổi đến sự thỏa mãn với công việc và lòng trung thành đối với tổ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . v
    DANH MỤC CÁC HÌNH . vi
    TÓM TẮT 1
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN 3
    1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
    1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 5
    1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 5
    1.5. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU 6
    1.6. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 7
    CHƯƠNG 2
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN LÃNH ĐẠO TẠO SỰ THAY ĐỔI, SỰ THỎA MÃN VÀ
    LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN 8
    2.1. LÃNH ĐẠO 8
    2.1.1. Khái niệm . 8
    2.1.2. Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý 9
    2.1.3. Lãnh đạo tạo sự thay đổi 11
    2.1.4. Đo lường lãnh đạo tạo sự thay đổi 16
    2.2. SỰ THỎA MÃN ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC 18
    2.2.1. Khái niệm 18
    2.2.2. Thang đo về sự thỏa mãn công việc 19
    2.3. LÒNG TRUNG THÀNH ĐỐI VỚI TỔ CHỨC . 21
    2.3.1. Khái niệm 21
    2.3.2. Thang đo về lòng trung thành 22
    2.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃNH ĐẠO TẠO SỰ THAY ĐỔI, SỰ THỎA MÃN VÀ LÒNG
    TRUNG THÀNH 25
    2.4.1. Mô hình nghiên cứu 27
    2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu 29
    CHƯƠNG 3
    NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA LÃNH ĐẠO TẠO SỰ THAY ĐỔI ĐẾN
    SỰ THỎA MÃN VÀ LÒNG TRUNG THÀNH 33
    3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU . 33
    3.1.1. Mẫu nghiên cứu 33
    3.1.2. Quy trình nghiên cứu . 35
    3.2. ĐIỀU CHỈNH THANG ĐO 37
    3.2.1. Thang đo lãnh đạo tạo sự thay đổi . 37
    3.2.2. Thang đo sự thỏa mãn đối với công việc của nhân viên . 38
    3.2.3. Thang đo lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức 39
    3.3. KIỂM ĐỊNH SƠ BỘ THANG ĐO . 39
    3.3.1. Thang đo lãnh đạo tạo sự thay đổi . 39
    3.3.2. Thang đo sự thỏa mãn 41
    3.3.3. Thang đo lòng trung thành . 42


    iv
    3.4. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) . 42
    3.4.1. EFA thang đo lãnh đạo tạo sự thay đổi 43
    3.4.2. EFA thang đo sự thỏa mãn . 44
    3.4.3. EFA thang đo lòng trung thành 45
    3.4.4. Điều chỉnh mô hình . 46
    CHƯƠNG 4
    PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 49
    4.1. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA LÃNH ĐẠO TẠO SỰ THAY ĐỔI ĐẾN SỰ THỎA MÃN
    VÀ LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN . 49
    4.1.1. Đánh giá ảnh hưởng của lãnh đạo tạo sự thay đổi đến sự thỏa mãn của nhân viên -
    mô hình thứ 1 . 52
    4.1.2. Đánh giá ảnh hưởng của lãnh đạo tạo sự thay đổi, sự thỏa mãn đến lòng trung thành của
    nhân viên - mô hình thứ 2 55
    4.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của lãnh đạo tạo sự thay đổi đến lòng trung thành của nhân viên -
    mô hình thứ 3 . 58
    4.1.4. Đánh giá ảnh hưởng giới tính lãnh đạo đến sự thỏa mãn của nhân viên - mô hình thứ 4 60
    4.1.5. Đánh giá ảnh hưởng giới tính lãnh đạo đến lòng trung thành của nhân viên - mô hình thứ 5 62
    4.2. PHÂN TÍCH KHÁC BIỆT VỀ SỰ THỎA MÃN VÀ LÒNG TRUNG THÀNH
    CỦA NHÂN VIÊN THEO HÌNH THỨC SỞ HỮU . 64
    CHƯƠNG 5
    KẾT LUẬN 69
    5.1. THẢO LUẬN KẾT QUẢ . 69
    5.1.1. Lãnh đạo tạo sự thay đổi 69
    5.1.2. Sự thỏa mãn đối với công việc 73
    5.1.3. Lòng trung thành đối với tổ chức 75
    5.2. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
    5.2.1. Đánh giá chung . 75
    5.2.2. Kiến nghị 76
    5.2.3. Đóng góp chính của nghiên cứu 80
    5.2.4. Các hạn chế trong nghiên cứu 81
    5.2.5. Kiến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo 82
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
    TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 83
    TÀI LIỆU TIẾNG ANH . 84
    PHỤ LỤC . 87
    PHỤ LỤC A 87
    PHỤ LỤC B 88
    PHỤ LỤC EFA-1 90
    PHỤ LỤC EFA-2 92
    PHỤ LỤC CRONBACH ALPHA LẦN 2 94
    PHỤ LỤC EFA-3 94
    PHỤ LỤC EFA-4 95
    PHỤ LỤC C 96
    Kết quả phân tích mô hình hồi quy thứ 1 97
    Kết quả phân tích mô hình hồi quy thứ 2 99
    Kết quả phân tích mô hình hồi quy thứ 3 . 101
    Kết quả phân tích mô hình hồi quy thứ 4 . 103
    Kết quả phân tích mô hình hồi quy thứ 5 . 105
    PHỤ LỤC D 107


    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 2.1: Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý . 10
    Bảng 2.2: Phân biệt lãnh đạo nghiệp vụ và lãnh đạo tạo sự thay đổi 16
    Bảng 2.3: Bảng tóm lược các phiên bản MLQ với cấu trúc nhân tố khác nhau 17
    Bảng 2.4: Các thang đo sự gắn kết với tổ chức 22
    Bảng 2.5: Danh sách các thành phần 29
    Bảng 3.1: Bảng thống kê mẫu nghiên cứu . 35
    Bảng 3.2: Thang đo lãnh đạo tạo sự thay đổi trong nghiên cứu chính thức 37
    Bảng 3.3: Thang đo sự thỏa mãn chung dùng cho nghiên cứu chính thức . 39
    Bảng 3.4: Thang đo lòng trung thành dùng cho nghiên cứu chính thức 39
    Bảng 3.5: Hệ số tin cậy của các thành phần thang đo lãnh đạo tạo sự thay đổi 40
    Bảng 3.6: Hệ số tin cậy của thang đo sự thỏa mãn 41
    Bảng 3.7: Hệ số tin cậy của thang đo lòng trung thành 42
    Bảng 3.8: Kết quả EFA của thang đo lãnh đạo tạo sự thay đổi 44
    Bảng 3.9: Kết quả EFA của thang đo sự thỏa mãn 45
    Bảng 3.10: Kết quả EFA của thang đo lòng trung thành 45
    Bảng 4.1: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến 50
    Bảng 4.2: Kết quả kiểm định mô hình theo hệ số chuẩn hóa 65
    Bảng 4.3: Kết quả kiểm định giả thuyết (theo hệ số chuẩn hóa) . 67


    vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    Hình 2.1: Mô hình (1): ảnh hưởng của lãnh đạo tạo sự thay đổi đến sự thỏa mãn 27
    Hình 2.2: Mô hình (2): ảnh hưởng của lãnh đạo tạo sự thay đổi đến lòng trung thành
    và thỏa mãn đến lòng trung thành với thỏa mãn là biến trung gian 28
    Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 36
    Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh từ mô hình (1) 46
    Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh từ mô hình (2) 46
    Hình 4.1: Kết quả kiểm định mô hình hồi quy thứ 1 theo hệ số chuẩn hóa 65
    Hình 4.2: Kết quả kiểm định mô hình 1, 2 và * (Path) theo hệ số chuẩn hóa 66
    Hình 4.3: Kết quả kiểm định mô hình hồi quy thứ 3 theo hệ số chuẩn hóa 66


    1
    Tóm tắt
    Nghiên cứu “Ảnh hưởng của lãnh đạo tạo sự thay đổi đến sự thỏa mãn với công
    việc và lòng trung thành đối với tổ chức của nhân viên
    ” nhằm chỉ ra ảnh hưởng
    của lãnh đạo tạo sự thay đổi, ảnh hưởng của giới tính lãnh đạo đến sự thỏa mãn và
    lòng trung thành của nhân viên văn phòng đang làm việc tại TP.HCM; ảnh hưởng
    của sự thỏa mãn đến lòng trung thành; và khác biệt về sự thỏa mãn và lòng trung
    thành của nhân viên giữa hình thức sở hữu quốc doanh và ngoài quốc doanh.
    Trên cơ sở lý thuyết liên quan tới lãnh đạo tạo sự thay đổi, sự thỏa mãn, lòng trung
    thành và mối quan hệ giữa chúng, nghiên cứu đưa ra mô hình và các giả thuyết
    nghiên cứu. Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1, thực hiện
    nghiên cứu khám phá bằng phương pháp định tính để xác định lại thang đo lãnh đạo
    tạo sự thay đổi, sự thỏa mãn và lòng trung thành. Giai đoạn 2, thực hiện nghiên cứu
    mô tả bằng phương pháp định lượng với mẫu gồm 338 bản. Luận văn sử dụng phần
    mềm SPSS 17. để đánh giá, kiểm định thang đo và kiểm định các giả thuyết.
    Kết quả, thang đo lãnh đạo tạo sự thay đổi với 20 biến đầu vào, loại 4 biến và 16
    biến còn lại trích thành 3 nhân tố. Thang đo sự thỏa mãn trích 1 nhân tố và thang đo
    lòng trung thành trích thành 1 nhân tố. Luận văn có mô hình nghiên cứu mới với 5
    khái niệm và 15 giả thuyết. Kiểm định mô hình và các giả thuyết cho kết quả: yếu tố
    lãnh đạo hấp dẫn bằng phẩm chất (IA), kích thích sự thông minh-quan tâm cá nhân
    (IS-IC) ảnh hưởng dương đến sự thỏa mãn (JS) và lòng trung thành (EL) của nhân
    viên; ảnh hưởng của yếu tố truyền cảm hứng (IM) đến sự thỏa mãn (JS) không có ý
    nghĩa thống kê, và ảnh hưởng đến lòng trung thành (EL) là 0.106 với sig=0.057;
    lãnh đạo nam với các yếu tố IA, IS-IC ảnh hưởng mạnh hơn đến JS và EL so với
    lãnh đạo nữ, còn yếu tố IM cho kết quả không có ý nghĩa thống kê; JS có liên hệ
    chặt chẽ đến EL (0.723) và JS có thể được xem là biến trung gian toàn phần giữa
    lãnh đạo và lòng trung thành; khác biệt về sự thỏa mãn giữa khu vực quốc doanh và


    2
    ngoài quốc doanh chưa phân biệt rõ nhưng nhân viên trong khu vực quốc doanh
    trung thành nhiều hơn so với nhân viên trong khu vực ngoài quốc doanh.
    Về thực tiễn, nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố lãnh đạo tạo sự thay
    đổi đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của nhân viên; những nhận định, đánh giá
    của nhân viên về cách tiếp cận lãnh đạo tạo sự thay đổi, sự thỏa mãn đối với công
    việc, và lòng trung thành của họ đối với tổ chức. Trên cơ sở đó, luận văn trình bày
    một số kiến nghị nâng cao phong cách lãnh đạo tạo sự thay đổi để làm tăng sự thỏa
    mãn và lòng trung thành của nhân viên.


    3
    Chương 1
    TỔNG QUAN
    1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Lãnh đạo giữ vai trò quan trọng trong kết quả hoạt động kinh doanh, sự thành công
    hay thất bại của doanh nghiệp. Trong hành vi tổ chức, lãnh đạo là một trong những
    yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên. Có nhiều nghiên cứu về
    mảng đề tài này, trong đó nghiên cứu ảnh hưởng của lãnh đạo tạo sự thay đổi đến sự
    thỏa mãn và lòng trung thành của nhân viên được chú trọng như nghiên cứu của
    Trần & Nguyễn (2005); Avolio et al. (2004); nghiên cứu của Bass & Avolio (1989,
    1990), DeGroot et al. (2000), Dumdum et al. (2002), và phân tích Meta của
    DeGroot et al. (2000) khi xem xét ảnh hưởng của lãnh đạo hấp dẫn tới sự gắn kết tổ
    chức và sự thỏa mãn công việc của người theo sau (theo Bass & Riggio 2006).
    Tuy nhiên, ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của lãnh đạo tạo sự
    thay đổi đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của nhân viên. Trong khi đó thực
    trạng nhân viên xin thôi việc, nghỉ việc, chuyển sang công ty khác ngày càng nhiều.
    Báo cáo tình hình sử dụng lao động trên địa bàn Tp.HCM (2005): Bình quân cứ
    tuyển mới 3 lao động thì có 2 lao động đang làm việc trước đó di chuyển đến nơi
    khác, tỷ lệ biến động lao động bình quân 40 - 50% . Tỷ lệ thôi việc, bỏ việc, chuyển
    chỗ làm việc là rất cao, bình quân từ 18 - 20% (Lý Hà 2007, theo Nguyễn 2008:i).
    Khảo sát của Navigos tại 208 doanh nghiệp vào năm 2005, với 35 ngàn người tham
    gia, tỷ lệ nghỉ của đội ngũ công nhân sản xuất, nhân viên văn phòng là 23% (theo
    Trần & Nguyễn 2005). Nghiên cứu của Trần & Trần (2005) cho thấy lòng trung
    thành của nhân viên khá thấp: chỉ có 38% nhân viên sẽ ở lại cùng công ty khi họ
    được đề nghị công việc khác hấp dẫn hơn. Nghiên cứu của Aselstine & Alletson
    (2006) cho rằng nguyên tắc chủ chốt để tạo nên sự gắn kết trong thế kỷ 21 là những
    yếu tố của lãnh đạo tạo sự thay đổi (Transformational leadership). Và khi nhân viên
    có mức độ gắn kết (engaged) càng cao thì khả năng thuyên chuyển công việc, quan


    4
    tâm tới công việc khác, chủ động tìm việc mới, có kế hoạch rời bỏ công việc hiện
    tại hay lên kế hoạch về hưu sớm sẽ càng thấp. Và gần đây nhất là khảo sát của
    Towers Watson trong 6 tháng đầu năm 2011 với 167 doanh nghiệp cho thấy rằng,
    mặc dù tỉ lệ tăng lương hiện tại của Việt Nam là cao nhất trong khu vực nhưng tỉ lệ
    nhân viên nghỉ việc vẫn lên đến 17,8%, cao hơn 2% so với năm 2010 (Towers
    Watson 2011). Do đó, nghiên cứu “ảnh hưởng của lãnh đạo tạo sự thay đổi đến
    sự thỏa mãn với công việc và lòng trung thành đối với tổ chức của nhân viên”
    được thực hiện với hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy được tầm quan
    trọng ảnh hưởng của lãnh đạo tạo sự thay đổi đến sự thỏa mãn và lòng trung thành
    của nhân viên. Từ đó lãnh đạo có thể hoàn thiện phong cách lãnh đạo của mình để
    nâng cao sự thỏa mãn và lòng trung thành của nhân viên.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Luận văn này có các mục tiêu sau:
    1. Đo lường mức độ ảnh hưởng của lãnh đạo tạo sự thay đổi (trong mô hình lãnh
    đạo toàn diện của Bass) đến sự thỏa mãn với công việc của nhân viên.
    2. Đo lường mức độ ảnh hưởng của lãnh đạo tạo sự thay đổi (trong mô hình lãnh
    đạo toàn diện của Bass) đến lòng trung thành đối với tổ chức của nhân viên.
    3. Đo lường ảnh hưởng của sự thỏa mãn đến lòng trung thành.
    4. Đo lường ảnh hưởng giới tính lãnh đạo đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của
    nhân viên.
    5. So sánh khác biệt về sự thỏa mãn và lòng trung thành của nhân viên giữa hình
    thức sở hữu quốc doanh và ngoài quốc doanh.
    Với mục tiêu trên, có những câu hỏi hướng dẫn sau:
    - Trong điều kiện Việt Nam, thang đo lãnh đạo tạo sự thay đổi (trong mô hình
    lãnh đạo toàn diện của Bass) phù hợp như thế nào?
    - Mức độ ảnh hưởng của lãnh đạo tạo sự thay đổi (trong mô hình lãnh đạo toàn
    diện của Bass) đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của nhân viên như thế nào?


    5
    Liệu có sự khác nhau hay không ảnh hưởng của giới tính lãnh đạo đến sự thỏa
    mãn và lòng trung thành của nhân viên?
    - Sự thỏa mãn tác động đến lòng trung thành như thế nào?
    - Có sự khác nhau hay không về sự thỏa mãn và lòng trung thành của nhân viên
    giữa hình thức sở hữu quốc doanh và ngoài quốc doanh?
    1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Đầu tiên, luận văn dựa vào lý thuyết lãnh đạo tạo sự thay đổi, sự thỏa mãn, lòng
    trung thành của nhân viên cùng với các nghiên cứu đã có mà lựa chọn thang đo
    tương ứng. Sau đó, nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn:
    Giai đoạn 1: thực hiện nghiên cứu khám phá bằng phương pháp nghiên cứu định
    tính. Luận văn tổ chức các buổi thảo luận tay đôi (5 buổi) cùng với góp ý của Thầy
    Cô hướng dẫn để hiệu chỉnh từ ngữ, điều chỉnh các thang đo lãnh đạo tạo sự thay
    đổi, sự thỏa mãn và lòng trung thành trong điều kiện Việt Nam nhằm chuẩn bị cho
    nghiên cứu mô tả ở giai đoạn tiếp theo.
    Giai đoạn 2: thực hiện nghiên cứu mô tả bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
    Nghiên cứu được tiến hành thông qua 500 bản câu hỏi được phát trực tiếp cho các
    học viên cao học K19, K20 đang học tại trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
    Kết thúc khảo sát, thu về 461 bản, trong đó có 338 bản phù hợp với yêu cầu. Tiến
    hành mã hóa, nhập, làm sạch và phân tích dữ liệu. Các thang đo được đánh giá
    thông qua hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố (EFA), kiểm định mô hình Path,
    các mô hình hồi quy bội, và các kiểm định T-test bằng phần mềm SPSS 17.
    1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu là lãnh đạo tạo sự thay đổi và các thành tố của nó trong mô
    hình lãnh đạo toàn diện của Bass (1985), sự thỏa mãn với công việc, lòng trung
    thành của nhân viên đối với tổ chức và mối tương quan giữa chúng.


    6
    Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu khám phá là Thầy Cô am hiểu về mô hình lãnh
    đạo tạo sự thay đổi, sự thỏa mãn và lòng trung thành; lãnh đạo và nhân viên văn
    phòng đang làm việc tại TP. Hồ Chí Minh. Với mục tiêu chọn đối tượng khảo sát là
    nhân viên văn phòng, và để đảm bảo mẫu nghiên cứu tương đối có nhiều điểm
    tương đồng ảnh hưởng tới hành vi, trong nghiên cứu mô tả, chọn đối tượng khảo sát
    có trình độ chuyên môn đại học trở lên (nhằm tăng khả năng họ là nhân viên văn
    phòng), có tuổi từ 22 đến 44 (vì ở tuổi 22, đối tượng có thể đã tốt nghiệp đại học; và
    ở tuổi 44 là thời điểm cuối trong giai đoạn thiết lập của chu kỳ nghề nghiệp (Super
    et al. 1957; Dessler 1997)), thời gian làm việc ít nhất 1 năm (để đối tượng có
    khoảng thời gian tối thiểu làm việc cùng lãnh đạo mà có thể đưa ra nhận xét về họ),
    làm trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh (business) và làm việc tại TP. Hồ Chí
    Minh (nhằm tăng cường sự tương đồng về áp lực nguyên nhân lên mẫu). Vì Mulaik
    & James (1995), Avolio (1999) và Bass (1998) cho rằng: mẫu phải đồng nhất nhau
    để chắc chắn rằng mối liên hệ về những thuộc tính của biến dựa trên mối quan hệ
    nguyên nhân tương tự nhau. Chủ thể và ngữ cảnh (contexts) thu thập dữ liệu phải
    giống nhau để đảm bảo sự biến đổi dựa trên cùng một áp lực nguyên nhân (theo
    Antonakis et al. 2003).
    Đối tượng được đánh giá là các lãnh đạo. Ở Việt Nam, từ lãnh đạo dùng để chỉ các
    nhân sự trong ban giám đốc, ban điều hành của doanh nghiệp. Nhưng các nhân sự
    này thường không trực tiếp làm việc cùng nhân viên văn phòng, nhất là ở các doanh
    nghiệp lớn. Để đánh giá, nhận xét của nhân viên văn phòng về lãnh đạo được chính
    xác hơn, luận văn xem lãnh đạo trước hết là cấp trên của nhân viên văn phòng, là
    người có sự ảnh hưởng, tác động đến nhân viên văn phòng để họ có thể hoàn thành
    nhiệm vụ, mục tiêu, sứ mạng của mình và được nhân viên xem là lãnh đạo của họ.
    1.5. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu điều chỉnh và kiểm định thang đo lãnh đạo tạo sự thay đổi (trong mô
    hình lãnh đạo toàn diện của Bass) trong điều kiện Việt Nam.


    7
    Về thực tiễn, nghiên cứu cung cấp những nhận định, đánh giá của nhân viên về lãnh
    đạo, sự thỏa mãn và lòng trung thành. Qua đó, lãnh đạo có thể hoàn thiện hơn
    phong cách lãnh đạo của mình mà nâng cao sự thỏa mãn và lòng trung thành của
    nhân viên, để giữ được người tài, người giỏi và xây dựng đội ngũ nhân sự ổn định,
    trung thành và năng suất.
    1.6. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
    Đây là nghiên cứu dạng hàn lâm lập lại (loại II). Kết cấu nghiên cứu này gồm:
    Chương 1 Tổng quan: phần này trình bày khái quát cơ sở nghiên cứu, mục tiêu,
    phương pháp, đối tượng và phạm vi, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu của báo cáo
    nghiên cứu. Tóm lại, phần này luận văn sẽ trình bày lý do, mục tiêu, cách làm và lợi
    ích của nghiên cứu này.
    Chương 2 Lý thuyết liên quan đến lãnh đạo tạo sự thay đổi, sự thỏa mãn và
    lòng trung thành: phần này trình bày và phân tích những lý thuyết liên quan tới
    lãnh đạo, sự thỏa mãn, lòng trung thành và mối quan hệ giữa chúng. Trên cơ sở đó,
    xây dựng mô hình và các giả thuyết cho nghiên cứu.
    Chương 3 Nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của lãnh đạo tạo sự thay đổi đến
    sự thỏa mãn và lòng trung thành: phần này trình bày cách thức, phương pháp
    thực hiện nghiên cứu, điều chỉnh và kiểm định thang đo, xây dựng mô hình, các giả
    thuyết nghiên cứu mới và cách thức xây dựng mẫu.
    Chương 4 Phân tích dữ liệu: trình bày các phân tích để kiểm định mô hình và
    kiểm định các giả thuyết.
    Chương 5 Kết luận: luận văn thảo luận, đánh giá lại các kết quả tìm được trong
    nghiên cứu và nêu một số kiến nghị nhằm phát triển lãnh đạo tạo sự thay đổi để
    nâng cao sự thỏa mãn và lòng trung thành của nhân viên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...