Tiểu Luận Ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán và các giải pháp khắc phục

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/5/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    TTCK là một trong những thị trường đầy nhạy cảm và luôn đứng ở vai trò đầu tàu trong quá trình hội nhập quốc tế. Khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, TTCK đã thực sự nằm trong khuôn khổ hội nhập chung của cả nền kinh tế và mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam.
    Thứ nhất, việc mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán tạo cơ hội khuyến khích phát triển cơ sở NĐT (investors base), gia tăng đầu tư gián tiếp nước ngoài. Chính phủ cũng đã có những chính sách mở rộng, khuyến khích NĐT nước ngoài tham gia vào TTCK Việt Nam. Tỷ lệ tham gia của NĐT nước ngoài trên TTCK Việt Nam trong tương lai sẽ được nới rộng hơn đối với những ngành nghề mà Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối
    Cơ hội thứ hai là việc mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán cho các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài sẽ tạo cơ hội gia tăng số lượng và chất lượng dịch vụ trên thị trường, tạo môi trường cạnh tranh nhằm mang lại lợi ích tối đa cho NĐT, cũng như thúc đẩy thị trường phát triển
    Một cơ hội nữa là rất tốt cho các DN Việt Nam nếu như họ có thể nắm bắt được, đó là cơ hội tiếp cận các thị trường vốn quốc tế. Điều này sẽ không chỉ giúp các DN cọ xát, học hỏi kinh nghiệm, mà còn giúp quảng bá hình ảnh nền kinh tế Việt Nam.
    Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng sự vận hành của TTGDCK tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/7/2000, đã thể hiện sự nỗ lực lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và là một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng đồng bộ và hoàn thiện thị trường tài chính. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, mở ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn mới bên cạnh hệ thống ngân hàng. Nó là chiếc cầu nối giữa một bên là nhà đầu tư bao gồm các tổ chức kinh tế - xã hội và đông đảo quần chúng có nguồn vốn nhàn rỗi với một bên là các doanh nghiệp cần vốn và Nhà nước cần tiền để thoả mãn các nhu cầu chung của nền kinh tế.
    Có thể nói từ năm 2005 đến nay, Thị Trường Chứng Khoán ở Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, là kênh huy động động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của rất nhiều người, tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, tạo môi trường giúp cho chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô. Tuy nhiên từ giữa năm 2007, lạm phát đã tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế của nước ta nói chung cũng như góp phần tạo nên một bức tranh đỏ ảm đạm trên Thị Trường Chứng Khoán nói riêng. Chính vì thế, em đã chọn nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán và các giải pháp khắc phục.”
    2 .MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1.Mục tiêu chung:
    -Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ về những ảnh hưởng của lạm phát tới Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam trong thời gian qua và tìm ra các giải pháp khắc phục các ảnh hưởng ấy đối vơi việc quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp cũng như giải pháp cho các nhà đầu tư.
    2.2.Mục tiêu cụ thể:
    - Ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán Việt Nam
    - phân tích giá của 5 cổ phiếu cụ thể tiêu biểu cho 5 ngành trên sàn giao dich Tp.HCM 2007-2008
    - Các giải pháp can thiệp vào thị trường chứng khoán trong giai đoạn kiềm chế lạm phát.
    3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    3.1.Không gian:
    - Phạm vi về không gian: đề tài được nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát đến thị ttrường chứng khoán của Việt Nam và các giải pháp khắc phục.
    3.2.Thời gian:
    - Phạm vi về thời gian: 5 cổ phiếu tiêu biểu được khảo sát trên sàn GDCK TP.HCM (HOSE); trong khoảng thời gian 2007-2008
    3.3.Đối tượng nghiên cứu:
    -Ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán nói chung và đến 5 loại cổ phiếu tiêu biểu của các ngành như: Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định (BMC), Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (STB), Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE), Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ (FPT).
    4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập thông tin và số liệu từ internet, trên các tạp chí, sách báo từ đó hệ thống lại và viết thành bài chuyên đề.
    - Phương pháp xử lý số liệu: bằng phương pháp thống kê mô tả và so sánh với những số liệu thực tế, các bảng biểu cũng như đồ thị minh hoạ.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...