Chuyên Đề Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Gò Đàng giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A.MỞ ĐẦU
    I. Lý do chọn đề tài
    Hiện nay, tài chính là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với chính sách phát triển của từng doanh nghiệp. Nó khẳng định sự tồn tại vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Năm 2007 đến nay, nền kinh tế thế giới diễn biến khá phức tạp và khó lường, nhất là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động sâu rộng đến nền kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới, tất nhiên trong đó có Việt Nam. Theo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Việt Nam có tỷ lệ lạm phát trung bình của giai đoạn 2006 – 2010 là 11,5%, tỷ lệ lạm phát chốt lại ở năm 2011 là 18,58%. Trong khu vực giai đoạn từ năm 2007 - 2011 (ngoại trừ năm 2009), tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn cao hơn các nước trong khu vực. Nhìn ở những hướng tích cực nhìn thấy rõ nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển từng bước hội nhập là một tín hiệu đáng vui. Nhưng thách thức đặt ra cũng không nhỏ “làm sao để lạm phát không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nhiệp”.
    Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Lạm phát ảnh hưởng tới tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực kinh tế mà rõ ràng hơn là ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
    Lạm phát đối với các hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng nhiều khi khó nhận thấy nhưng vô cùng nguy hiểm. Lạm phát giảm lợi nhuận thu được trên thực tế trong khi các nhà quản lý cứ ngỡ rằng công ty mình đang phát triển. Lạm phát cũng khiến mức đầu tư giảm và ảnh hưởng đến phân bổ tài nguyên. Giá trị thị trường suy giảm, cổ phần hầu như không sinh lãi trong thời kì lạm phát.
    Đồng thời, cũng giống như bất kì mối đe dọa kinh tế nào khác, lạm phát chính là "lửa thử vàng" dành cho các doanh nghiệp. Những công ty muốn vượt qua các ảnh hưởng tiêu cực của lạm pháp có thể lợi dụng giai đoạn này để đánh bại các đối thủ yếu hơn và nâng lợi thế cạnh tranh của mình. Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay mà mục tiêu chủ yếu của bất kỳ doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí.
    Trong điều kiện khó khăn, rủi ro của nền kinh tế nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đã đặt ra yêu cầu cho mỗi doanh nghiệp phải đẩy mạnh hơn nữa việc phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược, giải pháp kinh doanh phù hợp để ứng phó với tình hình bất ổn của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng.
    Với những lý do quan trọng đó nhóm đã quyết định chọn và phân tích đề tài: “Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Gò Đàng giai đoạn hiện nay”.
    II. Mục tiêu nghiên cứu
    Thứ nhất, hệ thống hóa một số một số cơ sở lý luận cơ bản về lạm phát, và ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và nền kinh tế nói riêng.
    Thứ hai, phân tích làm rõ các tác động của lạm phát tới hoạt động kinh doanh.
    Thứ ba, đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
    III. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng phương pháp thu thập thông tin.
    Phân tích các số liệu.
    Phương pháp xử lý phân tích biểu đồ.
    Các phương pháp khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...