Thạc Sĩ Ảnh hưởng của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập đến phương pháp học của sinh viên ở một số trường

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . 1
    LỜI CẢM ƠN 2
    DANH MỤC VIẾT TẮT . 5
    DANH MỤC CÁC BẢNG 6
    DANH MỤC CÁC HÌNH 7
    MỞ ĐẦU 8
    1. Lý do chọn đề tài 8
    2. Mục đích nghiên cứu 9
    3. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài . 10
    4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài . 10
    5. Phương pháp nghiên cứu 11
    6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 11
    7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 12
    8. Cấu trúc của luận văn 13
    Chương 1. TỔNG QUAN 14
    Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 23
    2.1. Một số khái niệm cơ bản trong KT-ĐG KQHT 23
    2.2. Một số khái niệm trong phương pháp học của SV . 35
    2.3. Mô hình nghiên cứu về những ảnh hưởng của KT-ĐG KQHT
    đến phương pháp học của SV 43
    Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49
    3.1.Thiết kế nghiên cứu 49
    3.2. Thiết kế công cụ đo lường 50
    3


    3.3. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 52
    Chương 4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
    4.1. Khảo sát các mức độ ảnh hưởng của KT-ĐG KQHT đến phương
    pháp học tập của SV . 57
    4.1.1. Ảnh hưởng của hình thức KT-ĐG KQHT đến phương pháp
    học . 57
    4.1.2. Ảnh hưởng của phương pháp KT-ĐG KQHT đến phương
    pháp học . 60
    4.1.3. Ảnh hưởng của nội dung KT-ĐG KQHT đến phương pháp
    học . 62
    4.2. Kiểm định các GTNC qua hoạt động KT-ĐG KQHT của SV 67
    4.2.1. Hình thức KT-ĐG KQHT 67
    4.2.2. Phương pháp KT-ĐG KQHT 68
    4.2.2. Nội dung KT-ĐG KQHT 69
    4.3. Kiểm định các GTNC qua phương pháp học tập của SV 71
    4.3.1. Trước khi học 71
    4.3.2. Trong khi học 73
    4.3.3. Sau khi học . 75
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 79
    1. Kết luận . 79
    2. Khuyến nghị 81
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
    PHỤ LỤC . 86
    4
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Để thực hiện được những trọng trách, nhiệm vụ đối với đất nước, nền
    giáo dục nước ta cần phải được xây dựng và phát triển trên nền tảng chất
    lượng cao. Mặc dù, hiện nay giáo dục nước ta đã đạt được một số thành tựu
    nhất định như: xây dựng được một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối
    hoàn chỉnh bao gồm nhiều bậc học và cấp học khác nhau (nhà trẻ mẫu giáo,
    tiểu học, THCS, THPT, TNCN, CĐ, ĐH và SĐH), quy mô giáo dục tăng
    nhanh, bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, chất lượng giáo dục có
    chuyển biến trên một số mặt, Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém,
    hạn chế như: “yếu kém về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu, hiệu quả giáo
    dục chưa cao, giáo dục chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn, đào tạo chưa gắn
    liền với sử dụng, đội ngũ giáo viên còn yếu, cơ sở vật chất còn thiếu, chương
    trình, giáo trình, phương pháp giáo dục và công tác quản lý chậm đổi mới,
    một số hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷ cương chậm được khắc phục”1.
    Theo quan điểm tiếp cận hệ thống, giáo dục là một hệ thống cân bằng
    động gồm nhiều nhân tố tác động qua lại lẫn nhau dựa trên những quy luật
    nhất định. Những nhân tố đó là môi trường xã hội, môi trường nhà trường,
    mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, người dạy, người học, phương pháp
    dạy và học, phương tiện dạy học, công tác kiểm tra đánh giá, Công tác
    kiểm tra đánh giá cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo
    chuyển biến toàn diện về giáo dục và đào tạo.
    Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục đại
    học nói riêng, chúng ta cần tác động vào hai chủ thể chính là giảng viên
    (GV) - sinh viên (SV), làm tăng tính tích cực của chủ thể. Kiểm tra đánh giá
    kết quả học tập (KT-ĐG KQHT) cũng như phương pháp học của SV là hai
    thành phần trong mối quan hệ giữa GV và SV có quan hệ tác động ảnh
    hưởng qua lại lẫn nhau. Trong khuôn khổ một đề tài luận văn thạc sĩ, nghiên
    cứu chỉ đề cập đến những vấn đề trong mối quan hệ giữa KT-ĐG KQHT với
    phương pháp học tập của SV ở môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ
    nghĩa Mác-Lênin. Đây là môn học cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản
    để hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung nhất
    để SV có thể tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo. Vậy KT-ĐG
    KQHT ảnh hưởng như thế nào đến phương pháp học của SV? Mức độ ảnh
    hưởng như thế nào? Phương pháp học tập chủ yếu của SV hiện nay như thế
    nào? Phải chăng đánh giá thế nào thì SV học như thế vậy? KT-ĐG KQHT
    như thế nào để phù hợp và có thể góp phần giúp SV tích cực, chủ động trong
    học tập, học tốt môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin? Trả
    lời những câu hỏi này là mục đích tìm hiểu của chúng tôi trong nghiên cứu
    này. Và đây cũng là lý do chúng tôi chọn đề tài: “Ảnh hưởng của kiểm tra -
    đánh giá kết quả học tập đến phương pháp học của sinh viên ở một số
    trường đại học trên địa bàn TP.HCM
    ” để nghiên cứu.
    2. Mục đích của nghiên cứu
    Mục đích của nghiên cứu là khảo sát những ảnh hưởng của KT-ĐG
    KQHT đến phương pháp học tập của SV ở một số trường đại học trên địa
    bàn TP.HCM. Biến độc lập KT-ĐG KQHT sẽ được xem như là quá trình xác
    định, lựa chọn, thiết kế, thu thập, phân tích, diễn dịch và sử dụng thông tin
    để tăng chất lượng học tập của người học và để người học phát triển kiến
    thức và kỹ năng. Biến phụ thuộc phương pháp học của SV là cách thức thu
    thập, tiếp thu và vận dụng tri thức của SV.
    Nghiên cứu sẽ làm rõ chiều hướng cũng như mức độ ảnh hưởng của
    KT-ĐG KQHT đến phương pháp học của SV. Từ đó có những giải pháp
    thay đổi phương pháp học tập phù hợp điều chỉnh hoạt động KT-ĐG KQHT
    nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng học tập thông qua thay đổi phương
    pháp học tập phù hợp cũng như tăng tính tích cực, chủ động của SV trong
    học tập.
    3. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn
    Đề tài có ý nghĩa lý luận dạy học và có những đóng góp thiết thực
    trong ứng dụng vào hoạt động dạy và học tại các cơ sở đào tạo đại học trên
    địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
    Những kết quả nghiên cứu của luận văn minh họa thêm cho các cơ sở
    lý thuyết về KT-ĐG KQHT.
    Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho môn học Những nguyên lý cơ
    bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, cho các trường đại học, các nhà quản lý trong
    trường đại học, cán bộ và người học nghiên cứu về lĩnh vực KT-ĐG KQHT.
    4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Nghiên cứu được thực hiện tại bốn trường đại học trên địa bàn
    TP.HCM bằng cách tiến hành khảo sát các SV đã học và GV dạy môn
    Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin bằng bảng hỏi. Số lượng
    khảo sát mẫu cụ thể: 60 SV và 3 GV của trường đại học Văn Lang; 60 SV và
    3 GV của trường đại học Văn Hiến; 60 SV và 3 GV của trường đại học Khoa
    học Xã hội và Nhân văn TP.HCM; 60 SV và 3 GV của trường đại học Khoa
    học Tự nhiên TP.HCM.
    Mỗi một môn học khác nhau thì SV học với những phương pháp khác
    nhau và GV cũng thực hiện hoạt động KT-ĐG KQHT là khác nhau. Vì thế,
    để tìm hiểu mối quan hệ ảnh hưởng của yếu tố KT-ĐG KQHT đến phương
    pháp học của SV, đề tài chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của KT-ĐG KQHT đến
    phương pháp học tập của SV trong môn học Những nguyên lý cơ bản của
    chủ nghĩa Mác-Lênin. Đây là môn học có vai trò rất quan trọng trong việc
    giúp SV hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai bước chính: Nghiên cứu sơ
    bộ và nghiên cứu chính thức.
    Nghiên cứu đã khảo cứu các công trình khoa học của các chuyên gia
    có uy tín và có kinh nghiệm trong lĩnh vực đo lường và đánh giá giáo dục, từ
    đó xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu cho đề tài. Từ khung lý thuyết của
    nghiên cứu, chúng tôi tiến hành xây dựng công cụ đo lường để thực hiện
    bước nghiên cứu sơ bộ thông qua phỏng vấn sâu 10 SV và phát bảng hỏi
    thăm dò cho 20 SV. Bước nghiên cứu sơ bộ này nhằm mục đích điều chỉnh
    lại những thuật ngữ cũng như nội dung các câu hỏi trong bảng hỏi cho phù
    hợp, phục vụ cho việc điều tra chính thức.
    Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng
    thông qua khảo sát bằng bảng hỏi với kích thước mẫu 240 SV để kiểm
    nghiệm các giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến
    hành phỏng vấn sâu 12 GV để thu thập thông tin phục vụ cho đề tài.
    Ngoài ra, để xử lý số liệu thu được từ khảo sát nghiên cứu sử dụng
    phần mềm SPSS phiên bản 16.0, sử dụng thống kê mô tả và kiểm định các
    giả thuyết nghiên cứu bằng công cụ Chi-square và Correlations.
    6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
    Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, đề tài tập trung trả lời
    các câu hỏi nghiên cứu sau:
     KT-ĐG KQHT có ảnh hưởng như thế nào đến phương pháp học
    môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin?
     Có sự khác biệt nào trong mức độ ảnh hưởng của KT-ĐG
    KQHT đến phương pháp học môn Những nguyên lý cơ bản của
    chủ nghĩa Mác-Lênin hay không?
     Có sự khác biệt về phương pháp học tập theo đặc điểm cá nhân
    (giới tính, học lực) của SV không?
    Từ ba câu hỏi nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu đặt ra các giả thuyết
    khoa học sau:
    Giả thuyết 1. KT-ĐG KQHT của SV ở một số trường đại học trên địa
    bàn TP.HCM có ảnh hưởng lớn đến phương pháp học môn Những nguyên lý
    cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin.
    Giả thuyết 2. Có sự khác biệt trong mức độ ảnh hưởng của KT-ĐG
    KQHT đến phương pháp học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
    Mác-Lênin.
    Giả thuyết 3. Giảng viên sử dụng các nội dung, hình thức, phương
    pháp KT-ĐG KQHT đa dạng thì SV sẽ học tập với phương pháp học tích
    cực, chủ động và ngược lại.
    Giả thuyết 4. Có sự khác biệt về phương pháp học tập theo trình độ
    học lực của SV.
    Giả thuyết 5. Có sự khác biệt về phương pháp học tập theo giới tính
    của SV.
    7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    Tổng thể nghiên cứu là toàn bộ SV của bốn trường đại học trên địa
    bàn TP.HCM đã học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
    và toàn bộ GV dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
    tại bốn trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...