Báo Cáo Ảnh Hưởng Của Khu Liên Hiệp Xử Lí Chất Thải Rắn Nam Sơn Đến Môi Trường xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Đô

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    1. Tính cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu :

    1.1 Vấn đề môi trường hiện nay :

    Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và công cuộc đổi mới đất nước trong những năm vừa qua đã đem lại những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, nâng cao đáng kể đời sống nhân dân.

    Tuy nhiên, những biến đổi nhiều mặt trong đời sống xã hội và tăng trưởng kinh tế cũng nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường thiên nhiên và môi trường sống của cộng đồng. Sự suy thoái về môi trường là vấn đề đã được cảnh báo và đã giành được sự quan tâm của toàn xã hội, song vẫn là điều đáng lo ngại trong quá trình CNH, HĐH và phát triển kinh tế ở nước ta.

    Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.

    Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn . Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thì Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3.

    Vào ngày 24/11/2004, trong một báo cáo về diễn biến môi trường năm 2004, ông Mai Ái Trực, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường đã tuyên bố chất thải rắn đang là một vấn để nổi cộm ở Việt Nam. Mỗi năm có khoảng 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh, trong đó rác thải công nghiệp chiếm 17%. Lượng rác có tính nguy hại do hoạt động công nghiệp thải ra khoảng 130.000 tấn, 75% phát sinh từ các khu kinh tế trọng điểm phía
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...