Báo Cáo ảnh hưởng của khả năng nhận biết trọng âm và ngữ điệu đối với khả năng nghe hiểu của người học tiếng

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ẢNH HƯỞNG CỦA KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT TRỌNG ÂM VÀ NGỮ
    ĐIỆU ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG NGHE HIỂU CỦA NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH
    NHƯ MỘT NGÔN NGỮ NƯỚC NGOÀI
    EFFECTS OF AWARENESS OF STRESS AND INTONATION ON LISTENING COMPREHENSION






    TÓM TẮT
    Bài nghiên cứu nhằm khảo sát khả năng nhận biết siêu đoạn tính trọng âm và ngữ điệu của người học tiếng Anh như một ngôn ngữ nước ngoài có ảnh hưởng như thế nào đối với khả năng nghe của họ. Cụ thể hơn, bài nghiên cứu này xác định mối tương quan giữa số điểm sinh viên (SV) học tiếng Anh đạt được trong bài kiểm tra “khả năng nhận biết dấu nhấn và ngữ điệu” với số điểm đạt
    được trong bài kiểm tra “khả năng nghe hiểu”. Theo đó, tôi mong muốn khẳng định lại quan điểm của các học giả ngôn ngữ (ví dụ Avery và Ehrlich, 1992) về tầm quan trọng của những siêu đoạn tính (SĐT) này đối với việc nghe hiểu. Kết quả tìm được từ bài nghiên cứu này cho thấy mối tương quan giữa khả năng nhận biết SĐT và nghe hiểu là lớn. Cuối cùng, tôi đưa ra một số đề nghị về các hoạt động dạy và học SĐT nhằm nâng cao kiến thức cho SV trong lĩnh vực này.




    ABSTRACT
    The purpose of this study was to determine how suprasegmentals awareness in an EFL setting relates to overall listening comprehension. To be precise, the study examined the association between EFL learners' scores in their ability to recognize stress and intonation and their actual performance in a listening comprehension test. This study was aimed at ascertaining the scholars’ view that suprasegmentals awareness plays a critical role in overall EFL listening (e.g. Avery and Ehrlich, 1992). The finding of the study was that the association between suprasegmentals awareness and listening comprehension was very significant. Lastly, the study closes with some recommendations to teaching and learning activities to enhance students’ suprasegmentals performance.




    1. Đặt vấn đề
    Trong số các đặc điểm siêu đoạn tính, trọng âm và ngữ điệu đóng vai trò quan trọng trong việc dạy và học phát âm Tiếng Anh. Khả năng áp dụng thành thạo những đặc diểm SĐT này giúp người học chuyển tải đầy đủ thông tin (sắc thái) đến người nghe. Tuy nhiên, trọng âm và ngữ điệu thường không nhận được sự quan tâm đúng mức từ giảng viên và SV. Sinh viên Việt Nam thường đặt dấu nhấn sai chỗ hoặc nhấn tất cả âm tiết trong một từ khiến cho câu chữ phát âm nghe đều đều hoặc không tự nhiên, đặc biệt là khi đặt dấu nhấn cho từ có nhiều âm tiết như “cardiovascular”, “egalitarianism” . Ngữ điệu cũng được xem là một trở ngại khó khắc phục đối với người học ngoại ngữ. Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy không ít sinh viên Việt tuy đã được đào tạo qua bốn năm tại trường đại học song ngữ điệu của họ vẫn không hề khá hơn so với khi mới vào trường. Người học thường đem các quy tắc về ngữ điệu trong tiếng Việt để áp dụng khi nói tiếng Anh. Chẳng hạn, khi đặt câu hỏi “WH-question”, người học thay vì xuống giọng cuối câu thì thường lên giọng như cách hỏi trong tiếng Việt. Từ thực trạng trên, tôi tiến hành xác định mối tương quan giữa khả năng nhận biết SĐT và khả năng nghe hiểu của SV. Kết quả bài nghiên cứu sẽ giúp người học nhận thức được tầm quan trọng của các đặc điểm SĐT, từ đó đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn để nâng cao





    và cải thiện kiến thức về SĐT, với mục đích cuối cùng là nghe tiếng Anh tốt hơn, theo đó phát âm cũng tự nhiên hơn.
    2. Nội dung
    2.1 Tổng quan
    2.1.1 Các nghiên cứu trước đây
    Trọng âm từ: Avery và Ehrlich (1992) phát hiện ra rằng trọng âm từ đóng một vai trò quan trọng trong việc nhận ra “hình dạng” (profile) của một từ hoặc một cụm từ. Do vậy, đặt dấu nhấn sai âm tiết làm thông tin người nói muốn truyền tải trở nên khó hiểu (Hahn, 2004). Trong một bài nghiên cứu của Field (2005) về vai trò của trọng âm từ, khi đối chiếu các biến số như dấu nhấn từ, sự dịch chuyển dấu nhấn trong một từ (sang trái hay phải) và sự biến đổi nguyên âm (vowel quality change), ông cũng đưa ra một kết luận tương tự là cả người bản địa và người học tiếng Anh cùng gặp phải vấn đề trong giao tiếp khi âm tiết trong từ không được nhấn theo quy ước. Hơn nữa, các quy tắc về đặt dấu nhấn trong tiếng mẹ đẻ cũng gây không ít khó khăn cho người học, vì những quy tắc này vốn đã ăn sâu trong tiềm thức của họ (Hahn, 2004)
    Trọng âm câu: Gilbert (1993) cho rằng trọng âm câu trong tiếng Anh giúp người nghe phân biệt được thông tin nào là thông tin mới, thông tin nào mang tính chất đối chiếu. Đây là một đặc điểm vốn không phải tồn tại ở tất cả các ngôn ngữ, vì thế gây khó khăn cho người học. Hahn (2004) đã đúc kết kinh nghiệm từ thực tế rằng người học thường mắc phải hai lỗi phát âm chính: một là thường nhấn những từ mang thông tin cũ thay vì những từ chứa nội dung quan trọng và hai là thường nhấn tất cả các từ trong một câu với cùng một cao độ (pitch), độ dài (length) và độ lớn (loudness).
    Ngữ điệu: Các nhà nghiên cứu khác nhau sử dụng những tiêu chí khác nhau để phân loại các dạng ngữ điệu (intonation patterns). Chẳng hạn, Ladd (1980) đưa ra năm dạng ngữ điệu chính trong khi đó Levis (1999) phân các dạng ngữ điệu thành ba loại. Chính sự không nhất quán này làm cho hệ thống ngữ điệu càng trở nên phức tạp hơn và việc giảng dạy ngữ điệu không thống nhất trên toàn thế giới. Những trở ngại mà hệ thống ngữ điệu mang lại cho người học không chỉ là do sự phức tạp (thành phần, chức năng ) của chính nó mà còn do sự khác biệt trong hệ thống ngữ âm giữa các ngôn ngữ trên thế giới.
    Theo một số nhà ngôn ngữ học (Orion,1996) thông qua ngữ điệu của một người, người nghe có thể cảm nhận được thái độ (tự tin, hoài nghi, mắc cỡ, bực bội ) của người nói. Cùng một nội dung nhưng nếu người nói dùng ngữ điệu khác nhau để biểu đạt thì hàm ý được chuyển tải sẽ khác nhau. Nếu người học không dùng đúng ngữ điệu trong câu nói của mình để diễn tả những điều mình muốn chuyển tải, thì cuộc nói chuyện sẽ không diễn ra suôn sẻ hoặc thậm chí có thể gây ra những hiểu lầm tai hại. Chẳng hạn, Pickering (2001) cho rằng việc “lạm dụng” ngữ điệu xuống khiến người nghe cho rằng người nói không muốn tham gia vào cuộc trò chuyện. Mặc dù cả trọng âm và ngữ điệu là hai chướng ngại cho người học, rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nếu được đào tạo bài bản, những mặt hạn chế trong phát âm và nghe hiểu phần nào được khắc phục.
    2.1.2 Cơ sở lý luận
    Mặc dầu mối quan hệ mật thiết giữa SĐT và khả năng nghe hiểu của người học ngoại ngữ như là một ngoại ngữ thứ hai đã và đang được nhắc đến rất nhiều trong các bài nghiên cứu của các học giả, các nhà ngôn ngữ lỗi lạc (ví dụ Avery và Ehrlich, 1992), nhưng không nhiều bài nghiên cứu trực tiếp tiến hành khảo sát SĐT ảnh hưởng như thế nào đối với khả năng nghe hiểu của người học. Đặc biệt là trong môi trường dạy và học tiếng Anh như là một ngoại ngữ nước ngoài, những đặc điểm SĐT (trọng âm, ngữ điệu, giai điệu) lại càng không được ưu tiên giảng dạy nhiều. Vì thế, bài nghiên cứu này sẽ làm sáng tỏ liệu khả năng SV nhận biết các yếu tố SĐT này sẽ ảnh hưởng như thế nào lên khả năng nghe hiểu của họ để từ





    đó có thể xác định vị trí của SĐT trong công tác dạy và học tiếng Anh. Tôi tập trung nghiên cứu 3 yếu tố SĐT: trọng âm từ, trọng âm câu, và ngữ điệu và những ảnh hưởng của chúng đến khả năng nghe hiểu của SV.
    2.2 Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
    2.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài tập trung trả lời những vấn đề nghiên cứu sau:
    1. Khả năng nhận biết trọng âm từ, trọng âm câu và ngữ điêu của sinh viên ảnh
    hưởng như thế nào (nhiều hay ít) đối với khả năng nghe hiểu của họ?
    2. Khả năng nhân biết từng đặc điểm siêu đoạn tính trọng âm từ, trọng âm câu và ngữ riêng lẻ ảnh hưởng như thế nào (nhiều hay ít) đối với khả năng nghe hiểu của sinh viên?
    2.2.2 Phương pháp nghiên cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...