Thạc Sĩ ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến và cảm nhận rủi ro đến ý định quay lại và truyền miệng tích cực của

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN VÀ CẢM NHẬN RỦI RO ĐẾN Ý ĐỊNH QUAY LẠI VÀ TRUYỀN MIỆNG TÍCH CỰC CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI KHU DU LỊCH BIỂN CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN 1
    LỜI CÁM ƠN 2
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
    DANH MỤC CÁC BẢNG .4
    DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH VÀ SƠ ĐỒ 5
    MỤC LỤC .6
    GIỚI THIỆU .11
    1.Tính cấp thiết của đề tài 11
    2. Mục tiêu nghiên cứu 12
    3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 14
    4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .14
    5. Đóng góp dự kiến của đề tài .15
    6. Phương pháp nghiên cứu 15
    7. Kết cấu của đề tài 15
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 16
    1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 16
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu về HAĐĐ và RRDL trên thế giới .16
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu về HAĐĐ và RRDL tại Việt Nam 19
    1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 22
    1.2.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Nghệ An .22
    1.2.2. Giới thiệu tổng quan về Thị xã Cửa Lò .24
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 34
    2.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH .34
    2.1.1. Khái niệm về du lịch 34
    2.1.2. Sản phẩm du lịch 35
    2.1.3. Khách du lịch .36
    2.1.4. Các loại hình Du lịch .37
    7
    2.1.5. Các điều kiện để phát triển Du lịch 39
    2.2. KHÁI NIỆM VỀ SỰ TRUNG THÀNH CỦA DU KHÁCH 40
    2.3. HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 41
    2.3.1. Khái niệm về hình ảnh điểm đến Du lịch 41
    2.3.1.1. Điểm đến du lịch: .41
    2.3.1.2. Hình ảnh điểm đến du lịch: .43
    2.3.2. Các khía cạnh cấu thành Hình ảnh điểm đến Du lịch 46
    2.3.2.1 Môi trường thiên nhiên 47
    2.3.2.2. Cơ sở hạ tầng du lịch 48
    2.3.2.3. Các khu vui chơi giải trí .49
    2.3.2.4. Thức ăn địa phương .50
    2.3.2.5. Văn hóa xã hội 51
    2.3.2.6. Nhân tố con người 51
    2.3.3. Tác động của các khía cạnh của HADD tới ý định quay lại và truyền miệng tích
    cực. 52
    2.4. CẢM NHẬN RỦI RO DU LỊCH .53
    2.4.1. Khái niệm về rủi ro nói chung và Du lịch nói riêng .53
    2.4.1.1. Khái niệm rủi ro 53
    2.4.1.2. Rủi ro Du Lịch 54
    2.4.2. Các khía cạnh của rủi ro Du lịch 55
    2.4.2.1. Rủi ro tài chính: 55
    2.4.2.2. Rủi ro tâm lý: 56
    2.4.2.3. Rủi ro phương tiện: 56
    2.4.2.4. Rủi ro sức khoẻ: 56
    8
    2.4.3. Tác động của rủi ro Du lịch đến ý định quay lại và truyền miệng tích cực của du
    khách .56
    2.5. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 57
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 59
    3.1. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA .59
    3.1.1. Thang đo và các mục hỏi 59
    3.1.1.1. Đánh giá các khía cạnh của Hình ảnh điểm đến 59
    3.1.1.2. Đánh giá các khía cạnh của rủi ro du lịch .60
    3.1.1.3. Đánh giá mức độ hài lòng và trung thành của du khách (Ý định quay lại và
    Truyền miệng tích cực) 60
    3.1.2. Cấu trúc nội dung bảng hỏi 61
    3.1.3. Kiểm định thang đo và điều chỉnh bảng câu hỏi 62
    3.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU .62
    3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 63
    3.3.1. Phương pháp phân tích độ tin cậy của thang đo 63
    3.3.2. Phương pháp thống kê mô tả .63
    3.3.3. Phương pháp phân tích nhân tố .64
    3.3.4. Phân tích hồi quy 68
    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 71
    4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .71
    4.1.1. Giới tính của người được phỏng vấn .71
    4.1.2. Trình độ của người được phỏng vấn .71
    4.1.3. Cơ cấu nhóm tuổi của người được phỏng vấn 72
    4.1.4. Cơ cấu thu nhập của người được phỏng vấn 72
    4.1.5. Số lần đến Cửa Lò của du khách .73
    4.2. Kết quả phân tích nhân tố 74
    4.2.1. Phân tích nhân tố thang đo hình ảnh điểm đến (HADD) .74
    9
    4.2.2. Phân tích nhân tố thang đo rủi ro du lịch (RRDL) .76
    4.2.3 Phân tích nhân tố thang đo sự trung thành của du khách 77
    4.3. Phân tích thống kê mô tả các biến nhân tố chỉ báo của mô hình 78
    4.4. Phân tích sự tác động của HADD và RRDL đến ý định quay lại (YDQL) của du khách
    thông qua phân tích hồi quy 79
    4.4.1. Phân tích hồi quy sự tác động của HADD và RRDL đến YDQL 79
    4.4.2. Kiểm định hiện tượng phương sai không đều mô hình hồi quy sự tác động của
    HADD và RRDL đến YDQL .82
    4.5. Phân tích sự tác động của HADD và RRDL đến truyền miệng tích cực (TMTC) của
    du khách thông qua phân tích hồi quy 83
    4.5.1. Phân tích hồi quy sự tác động của HADD và RRDL đến TMTC .83
    4.5.2. Kiểm định hiện tượng phương sai không đều mô hình hồi quy sự tác động của
    HADD và RRDL đến TMTC 86
    4.6. Tổng hợp chiều hướng tác động của các nhân tố thuộc Hình ảnh điểm đến và Rủi ro
    du lịch tới Ý định quay lại và Truyền miệng tích cực của du khách. 87
    CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .90
    5.1. Bàn luận kết quả phân tích .90
    5.2. Đánh giá chung về thực trạng hình ảnh điểm và rủi ro cảm nhận của du khách đến
    của Thị xã Cửa lò .92
    5.2.1. Những mặt còn hạn chế .92
    5.2.2. Những thuận lợi .93
    5.3. Chiến lược phát triển hình ảnh điểm đến và giảm thiểu rủi ro cho du khách tại khu du
    lịch biển Cửa Lò, tỉnh Nghệ An .94
    5.3.1. Chiến lược phát triển hình ảnh điểm đến du lịch Cửa Lò đến năm 2020 94
    5.3.2. Chiến lược giảm thiểu rủi ro cho du khách 95
    5.4. Một số giải pháp nhằm tăng cường ý định quay lại và truyền miệng tích cực của du
    khách đối với khu du lịch biển Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. 95
    10
    5.4.1. Giải pháp đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch 95
    5.4.2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực du lịch 96
    5.4.3. Giải pháp về công tác quản lý du lịch 97
    5.4.4. Giải pháp về tăng cường đầu tư phát triển du lịch 97
    5.4.5. Các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho du khách 98
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 100
    I. Kết luận . 100
    II. Kiến nghị . 101
    1. Đối với ngành du lịch . 101
    2. Đối với tỉnh Nghệ An . 102
    3. Đối với thị xã Cửa Lò 103
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 104
    PHỤ LỤC . 110

    GIỚI THIỆU
    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay trên thế giới, du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, là
    cầu nối hữu nghị, phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc. Du
    lịch hiện được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao,
    thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về nhiều mặt mà nó đem lại
    (www.niemtin.fr, 01/03/2006). Nhiều chuyên gia kinh tế trên thế giới đã công nhận du lịch
    chính là một "con gà đẻ trứng vàng" cho mọi quốc gia, ngành công nghiệp không khói
    này hàng năm đã mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, tạo sức bật cho nhiều quốc gia trên
    thế giới (Thu Thủy-www.niemtin.fr, 01/03/2006). Đối với nước ta, du lịch thực sự đóng
    vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Du lịch phát triển đã góp phần
    thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội phát triển, tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập
    quốc dân, khôi phục nhiều ngành nghề và lễ hội truyền thống. Ở một số nơi, du lịch đã
    làm thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn và đời sống cộng đồng dân cư. Những hiệu quả
    trên lại tác động tích cực thúc đẩy toàn xã hội tham gia vào sự phát triển của du lịch, tạo
    nhiều việc làm mới, góp phần tăng trưởng kinh tế, hạn chế tác động xấu của xã hội đến
    môi trường tự nhiên (Tổng cục du lịch, 2005).
    Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch năm 2011, trong những năm qua, ngành du
    lịch Việt Nam đã có những bước tiến dài và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Năm 2010,
    ngành du lịch đã đón vị khách quốc tế thứ 5 triệu. Riêng 5 tháng đầu năm 2011, đã đón
    được hơn 2,5 triệu lượt khách quốc tế. Tuy nhiên, hiện tượng du khách quốc tế quay lại
    Việt Nam vẫn còn thấp, năm 2010 nước ta đã đón 5 triệu lượt khách quốc tế nhưng lượng
    du khách quay lại chỉ chiếm 15%, trong khi tỉ lệ này của khu vực là 30% (Tổng cục Du
    lịch, 2011).Nguyên nhân khiến lượng khách du lịch quốc tế quay lại tham quan Việt Nam
    không nhiều là do các sản phẩm du lịch thiếu tính đặc trưng, tình trạng ô nhiễm môi
    trường (Trần Tâm-www.thanhnien.com.vn, 24/04/2011); nạn móc túi, đeo bán hàng rong
    (Nguyễn Thông-www.ttvnol.com, 23/12/2004); ăn xin, chặt chém khách nước ngoài (Thái
    Phương-www.nld.com.vn, 17/05/2011); dịch vụ kèm theo tour chưa đa dạng, phong phú,
    chất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch thấp (Đức Kế-http://vietbao.vn,
    12
    29/05/2006).Jafar Jafari, một chuyên gia du lịch thuộc đại học tại Tây Ban Nha đã nói
    rằng: "Bạn có thể có những điểm thu hút du lịch tuyệt nhất nhưng bất kỳ một tin xấu nào
    cũng có thể khiến cho nó bị bỏ qua”. Một nước có thể lấy làm kiêu hãnh về những bãi
    biển đẹp hoặc các di tích cổ tuyệt vời nhưng nếu các du khách tiềm năng có lý do để lo
    lắng cho sự an toàn của họ thì họ sẽ không đến thăm (Nguyễn Tuyên-www.vef.vn,
    03/06/2011). Điều này cho thấy để phát triển du lịch thì hình ảnh điểm đến du lịch an toàn
    đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Xây dựng được điểm đến du lịch an toàn là một trong
    những cách thức thực tế nhất không những để thu hút khách du lịch mà còn tạo ra nhu cầu
    “thăm lại” điểm đến của du khách, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh điềm đến thông
    qua hành động “quảng cáo miệng” làm lan truyền tới những du khách tiềm năng biết đến
    hình ảnh điểm đến du lịch .
    Hình ảnh điểm đến du lịch (HADD) là sự phản ánh đặc điểm về các vật thể hoặc văn
    hoá (phi vật thể) của một nơi mà khách du lịch cảm thấy đáp ứng một khía cạnh nhu cầu
    tò mò, thưởng ngoạn, hiểu biết tài nguyên hoặc giải trí của mình (Trần Tiến Dũng, 2006).
    Hình ảnh điểm đến là là động lực chủ yếu thu hút khách du lịch (Lê Đức Mẫn, 2009).
    Nhiều nhà nghiên cứu khác (Chơn & Olsen, 1991; Etchner & Ritchie, 1991; Fakeye &
    Crompton, 1991; Ross, 1993, Ibrahim & Gill, 2005)cho rằng kinh nghiệm về một điểm
    đến có thể ảnh hưởng và làm thay đổi hình ảnh đầu tiên về điểm đến. Như vậy, có một sự
    tương quan giữa hình ảnh điểm đến và sự hài lòng của du khách sau khi trải nghiệm các
    sản phẩm và dịch vụ du lịch (Ibrahim & Gill, 2005). Hơn nữa, hình ảnh điểm đến có tác
    động trực tiếp đến hành vi du lịch và chiếm một vai trò rất quan trọng trong quá trình lựa
    chọn điểm đến (Bonn & cộng sự, 2005), bởi vì khách du lịch thường chọn các điểm đến
    với một hình ảnh ưa thích nhất (Gartner, 1989, trích dẫn trong Leisen, 2001). Đó là lý do
    tại sao nó rất quan trọng để hiểu về sự hình thành hình ảnh và quá trình lựa chọn điểm đến
    trong hiện tại và tương lai. Nói cách khác, hình ảnh điểm đến cũng như thương hiệu điểm
    đến có ảnh hưởng đến sự trung thành (ý định quay lại và truyền miệng tích cực) của du
    khách về một điểm đến (Tasci & Kozak, 2006).
    Rủi ro du lịch (RRDL) là khái niệm dùng để chỉ những bất trắc không mong muốn
    xảy ra hoặc những yếu tố thiếu an toàn cho du khách tại điểm đến du lịch. Rủi ro du lịch
    là yếu tố cần phải hạn chế tối đa trong ngành du lịch, vì nó có thể làm thay đổi quyết định
    13
    của du khách đến thăm các địa điểm cụ thể hoặc bỏ qua nếu cảm thấy không an toàn
    (Rittichainuwat & Chakraborty, 2009). Có nhiều quan điểm phân chia các yếu tố rủi ro
    cảm nhận trong du lịch, nhưng nói chung rủi ro du lịch là một cấu trúc đa chiều (Moutiho,
    1987; Roehl & Fesenmaier, 1992; Yuksel & Yuksel, 2006). Thông qua sự cảm nhận của
    du khách qua kinh nghiệm du lịch trong quá khứ hay qua các nguồn thông tin và truyền
    miệng, nhiều quyết định của du khách thường dựa trên cảm nhận về rủi ro thay vì các sự
    kiện thực tế (Sonmez & Graefe, 1998); điều này có thể có ảnh hưởng tiêu cực đối với hành
    vi của khách du lịch hướng tới điểm đến và đây là lý do tại sao khách du lịch có thể tránh
    đi du lịch, nếu bị coi như là điểm đến nguy hiểm (Rittichainuwat & Chakraborty, 2009).
    Như vậy, cảm nhận rủi ro du lịch có tác động tiêu cực tới lòng trung thành (đó là ý định
    quay lại và truyền miệng tích cực) của du khách đối với điểm đến du lịch.
    Với tiềm năng du lịch đa dạng sẵn có, Tỉnh Nghệ An đang phấn đấu đến năm 2020
    sẽ đưa ngành du lịch biển, đảo thành ngành kinh tế chủ lực của kinh tế biển và ven biển
    (Sở VH,TT&DL Nghệ An, 2009). Nghệ An có bờ biển tương đối dài với trên 82km bờ
    biển, có nhiều bãi tắm hấp dẫn như: Cửa Lò, Nghi Thiết (Nghi Lộc), Diễn thành (Diễn
    Châu), Quỳnh Bảng và Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu); trong đó Cửa Lò là điểm đến du
    lịch biển hấp dẫn nhất của tỉnh Nghệ An. Cửa Lò được du khách biết đến với tư cách là
    một điểm nghỉ mát hấp dẫn: với bãi tắm thoải, bãi cát mịn màng, nước biển trong xanh
    tạo thành một vùng khí hậu lý tưởng (Sở VH,TT&DL Nghệ An, 2010 ). Với mục tiêu phấn
    đấu trở thành thành phố du lịch biển vào năm 2015 (Hữu Nghĩa-Dulichcualo.com.vn,
    01/05/2011), điều này đặt ra một nhu cầu bức thiết là cần phải xây dựng điểm đến an toàn
    và quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch Cửa Lò đến với du khách trong nước và quốc tế.
    Xuất phát từ vấn đề thực tiễn và lý thuyết nêu trên, dưới góc độ là một học viên
    cao học của trường Đại học Nha Trang đồng thời là người con của quê hương Xứ Nghệ
    tại Cửa Lò, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến và cảm
    nhận rủi ro đến ý định quay lại và truyền miệng tích cực của du khách đối với khu du
    lịch biển Cửa Lò, tỉnh Nghệ An” làm luận văn thạc sĩ cuối khóa học.
    Mong rằng, đề tài khoa học này sẽ có những đóng góp thiết thực cho việc phát
    triển du lịch tại thị xã Cửa Lò - tỉnh Nghệ An.
    14
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    * Mục tiêu chung:
    Nghiên cứu sự ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến (HADD) và cảm nhận rủi ro đến
    ý định quay lại và truyền miệng tích cực của du khách tại khu du lịch biển Cửa Lò. Qua
    đó định hướng các giải pháp phát triển HADD Cửa Lò và giảm thiểu rủi ro cho du khách.
    * Mục tiêu cụ thể:
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hình ảnh điểm đến và rủi ro cảm nhận trong du lịch.
    - Xây dựng mô hình lý thuyết và các giả thuyết về mối quan hệ giữa HADD, RRDL và
    YDQL và TMTC.
    - Xây dựng và điều chỉnh các thang đo cho các biến số liên quan
    - Phân tích các nhân tố của HADD và cảm nhận rủi ro ảnh hưởng đến quyết định quay lại
    và truyền miệng tích cực của khách du lịch tại khu du lịch biển Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
    - Bàn luận kết quả, và đề xuất các giải pháp để cải thiện hình ảnh, giảm thiểu rủi cho du
    khách, tăng cường khả năng quay lại của họ cũng như lan truyền thông tin tích cực về khu
    du lịch Cửa Lò.
    3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
    Khách du lịch hè năm 2011 tại Cửa Lò là đối tượng chính cho việc nghiên cứu đề
    tài trong thực tiễn.
    4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    - Phạm vi về không gian[​IMG]hạm vi không gian của đề tài được giới hạn trong khu vực thị
    xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
    - Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài dự kiến tối thiểu khoảng 6 tháng
    tính từ ngày đựơc giao đề tài. Số liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian thuộc
    mùa du lịch hè năm 2011 tại khu du lịch biển Cửa Lò.
    - Đối tượng: Du khách nội địa trong mùa du lịch hè năm 2011 tại điểm đến Cửa Lò là đối
    tượng chính của vấn đề nghiên cứu, với quy mô mẫu là 252 khách du lịch.
    - Biến số nghiên cứu và mô hình: Đề tài nghiên cứu hai biến số nguyên nhân là HADD và
    RRDL ảnh hưởng đến hai biến kết quả là ý định quay lại và truyền miệng tích cực của du
    khách.
    15
    5. Đóng góp dự kiến của đề tài
    * Về mặt lý thuyết:Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về HADD và rủi ro du lịch để làm
    cơ sở cho việc xây dựng và phát triển hình ảnh điểm đến cũng như quản lý hiệu quả rủi ro
    trong du lịch.
    * Về mặt thực tiễn:
    - Đề xuất các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm nâng cao hình ảnh điểm đến và
    giảm thiểu rủi ro cho du khách tại điểm đến Cửa lò.
    - Kiến nghị với các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đồng bộ các
    giải pháp và có các chính sách góp phần nâng cao HADD và giảm thiểu rủi ro du lịch của
    thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
    - Ngoài ra, thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả cũng góp phần quảng bá cho du
    lịch biển Cửa Lò nói riêng và ngành du lịch Nghệ An nói chung.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu dựa trên các số liệu sơ cấp thu thập được từ bảng câu hỏi phỏng
    vấn du khách tại khu du lịch biển Cửa lò, Nghệ An theo phương pháp thuận tiện. Sau khi
    loại bỏ các quan sát không phù hợp và kiểm định độ tin cậy của thang đo, công việc thống
    kê, xử lý số liệu được thực hiện bằng phần mềm Excel, SPSS. Các phương pháp phân tích
    thống kê mô tả, phân tích nhân tố, phương pháp xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính
    được sử dụng để xác định các nhân tố chủ yếu của HADD và rủi ro cảm nhận ảnh hưởng
    đến việc quyết định quay lại và truyền miệng tích cực của du khách.
    7. Kết cấu của đề tài
    Đề tài Luận văn gồm:
    Phần Giới thiệu
    Phần nội dung chính của luận văn
    Chương 1 : Tổng quan về tài liệu và đối tượng nghiên cứu
    Chương 2 : Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
    Chương 3 : Phương pháp luận nghiên cứu
    Chương 4: Phân tích và đánh giá kết quả
    Chương 5: Bàn luận kết quả và đề xuất giải pháp
    Phần Kết luận và Kiến nghị
    16
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN
    CỨU
    1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu về HAĐĐ và RRDL trên thế giới
    Ngành du lịch trên thế giới đã hình thành và phát triển khá lâu trong lịch sử. Đánh
    dấu bước tiến đỉnh cao trong ngành du lịch thế giới đó là việc ra đời “Đại hội quốc tế
    Hiệp hội các cơ quan vận chuyển Du lịch” năm 1925 (Tiền thân của Tổ chức Du lịch Thế
    giới hiện nay). Song song với quá trình phát triển của ngành du lịch thế giới, đó là sự phát
    triển của các nghiên cứu mang tính khoa học nhằm định hướng tránh những lỗ hổng trong
    quá trình phát triển mang lại.
    Các nghiên cứu trên thế giới hiện nay liên quan đến lĩnh vực du lịch thường tập
    trung vào việc nghiên cứu xây dựng cấu trúc mô hình về hành vi của du khách, nhằm theo
    dõi xu hướng lựa chọn điểm đến du lịch thông qua sự khảo sát mức độ hài lòng (sự thỏa
    mãn) và sự trung thành của khách du lịch tại những điểm đến mà họ lựa chọn.
    Nghiên cứu phân tích hình ảnh điểm đến của Dolnicar & cộng sự (1999) thuộc
    Chương trình nghiên cứu đặc biệt 010 trên “Hệ thống khả năng thích nghi và mẫu trong
    Kinh tế và Quản lý Khoa học” tài trợ bởi Quỹ khoa học Áo (FWF) phối hợp với Viện Du
    lịch và Giải trí của các học viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Viên -
    Áo. Đây là một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1999 và là một phần của cuộc điều
    tra/khảo sát về lượng khách du lịch toàn quốc của nước Áo được tiến hành 3 năm một lần.
    Mục đích của cuộc khảo sát này là để theo dõi xu hướng lữ hành và chất lượng dịch vụ
    của ngành du lịch tại Áo. Cuộc điều tra này được tiến hành với số lượng người tham gia
    phỏng vấn là 10.000, với khoảng 7.000 người được phỏng vấn trong thời gian mùa hè và
    632 người tham gia phỏng vấn tại thủ đô của nước Áo, thành phố Vienna. Số lượng mẫu
    phụ gồm 632 người tham gia trả lời phỏng vấn này được dùng để phân tích những hình
    ảnh của ba thành phố thuộc Trung tâm Châu Âu có cạnh tranh trong thị trường du lịch
    quốc tế. Các thành phố Budapest, Praha, và Vienna được đưa vào giả thuyết để tính chung
    một số thuộc tính trong nhận thức của khách du lịch. Nghiên cứu này thực hiện phân tích
    các thuộc tính trong nhận thức của khách du lịch hình ảnh của 3 điểm đến bằng: Một

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. TIẾNG VIỆT
    1. UBND tỉnh Nghệ An (2006). Xây dựng và phát triển thị xã Cửa Lò thành đô thị du lịch
    giai đoạn 2006-2015 có tính đến năm 2020.Nghị quyết, Nghệ An.
    2. UBND thị xã Cửa Lò (2008). Xanh- sạch- đẹp, thân thiện, mến khách- Hướng tới thành
    phố Du lịch. Nghị quyết, Cửa Lò.
    3. UBND tỉnh Nghệ An (2009). Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
    thị xã Cửa Lò đến năm 2020. Quyết định, Nghệ An.
    4. UBND tỉnh Nghệ An (2009). Đề án phát triển biển, đảo Nghệ An đến năm 2020. Đề
    án, Nghệ An.
    5. UBND tỉnh Nghệ An (2009). Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
    triển Du lịch Nghệ An đến năm 2020. Quyết định, Nghệ An.
    6. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005).Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
    SPSS. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
    7. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã
    hội. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
    8. Trần Tiến Dũng (2006). Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng. Luận án
    Tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
    9. Lê Văn Huy (2009). Phân tích nhân tố EFA và kiểm định Cronbach Alpha. Đại học
    kinh tế Đà Nẵng.
    10. Tổng cục Du lịch (2005). Tài liệu phục vụ Hội nghị tổng kết và Lễ đón Huân
    chương Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập ngành Du lịch.
    Hà Nội.
    11. Sở VH-TT & DL Nghệ An (2005). Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An
    đến năm 2020. Nghệ An.
    12. Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1993). Tổ chức lãnh
    thổ du lịch Việt Nam. Viện nghiên cứu và phát triển du lịch, Hà Nội
    13. Nguyễn Văn Dung (2009). Marketing Du lịch. NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội.
    14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
    NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    15. Lê Đức Mẫn (2009). Phân tích hình ảnh điểm đến của thành phố Đống Hới, tỉnh
    Quảng Bình. Luận văn Thạc sĩ, Đại học kinh tế Huế.
    105
    16. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh (2000). Tài nguyên và Môi trường
    du lịch Việt Nam. NXB Giáo Dục, Hà Nội.
    17. Trần Nhạn (1996). Hãy cứu lấy trái đất: Chiến lược phát triển bền vững. NXB Văn
    hóa - Thông tin, Hà Nội.
    18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005). Luật du lịch. NXB Chính trị Quốc gia, Hà
    Nội.
    19. Trần Đức Thanh (1999).Nhập môn khoa học du lịch. NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
    20. Tổng cục Du lịch (2001). Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc
    Trung bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Báo cáo tổng hợp, Hà Nội.
    21. Tổng cục Du lịch (2003). Xây dựng năng lực và phát triển du lịch ở Việt Nam”. Tài
    liệu Dự án, Hà Nội.
    22. Tổng cục du lịch Việt Nam (2000). Sổ tay đánh giá tác động môi trường cho phát
    triển du lịch. Công ty in Tiến bộ, Hà Nội.
    23. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1999). Pháp lệnh du lịch Việt Nam. NXB Chính trị
    Quốc gia, Hà Nội.
    24. Bùi Thị Hải Yến (2007). Quy hoạch Du lịch. NXB Giáo dục, Hà Nội.
    25. Nguyễn Thu Thủy (2009). Tác động của chuỗi cung ứng du lịch đến quyết định quay lại
    Nha Trang của du khách nội địa. Tạp chí KH&CN Đại học Đà Nẵng, số 5(40), trang
    253-254.
    26. Nguyễn Tài Phúc (2009). Khảo sát sự hài lòng của du khách đối với hoạt động du lịch
    sinh thái ở Phong Nha - Kẻ Bàng. Tạp chí khoa học- Đại học Huế, số 60, trang 211-219.
    27. Võ Lê Hạnh Thi (2010). Ứng dụng mô hình HOLSAT để đánh giá sự hài lòng của
    khách du lịch quốc tế tại điểm đến: trường hợp Thành phố Đà Nẵng. Tuyển tập báo
    cáo Hội sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng, trang 87-93.
    28. Nguyễn Anh Sơn (1999). Giáo trình Nghiên cứu Maketing. Đại học Đà Lạt.
    29. Nguyễn Quang Dong (2002). Kinh tế lượng- chương trình nâng cao. Nhà xuất bản
    khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
    30. Đỗ Anh Tài (2008). Giáo trình phân tích số liệu thống kê. Đại học kinh tế và quản trị
    kinh doanh Thái Nguyên, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
    31. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2008). Nghiên cứu khoa học Maketing-
    ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. NXB ĐHQG TP HCM.
    32. Nguyễn Khánh Duy (2009). Bài giảng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với phần
    mềm AMOS. ĐH kinh tế TP HCM.
    106
    33. Hồ Huy Tựu & Dương Trí Thảo (2007). Hành vi tiêu dùng cá: vai trò của các nhân tố
    xã hội. Tạp chí khoa học-công nghệ Thuỷ sản, Trường Đại Học Nha Trang, số (3),
    trang 18 – 28.
    34. Nguyễn Thị Mai Trang (2006). Chất lượng dịch vụ, sự thoả mãn và trung thành của
    khách hàng siêu thị tại TP HCM. Tạp chí phát triển KH&CN, ĐHQG TP HCM, tập 9,
    số (10), trang 57-70.
    35. Lê Văn Huy (2006). Sử dụng chỉ số hài lòng của khách hàng trong hoạch định chiến
    lược kinh doanh ngân hàng: cách tiếp cận mô hình lý thuyết. Báo cáo khoa học, Đại
    học kinh tế Đà Nẵng.
    36. Hồ Huy Tựu & Trần Công Tài (2006). Tác động của giá, chất lượng, kiến thức đến sự
    thoả mãn và trung thành của người tiêu dùng đối với cá tại TP Nha Trang. Báo cáo
    khoa học, Khoa kinh tế -Trường Đại Học Nha Trang.
    II. TIẾNG ANH
    37. Tran Thi Ai Cam (2011). Explaning tourists satisfaction and intention to revisit Nha
    Trang, Viet Nam. Master thesis, the Norwegian College of Fisheries Science
    Universitty of Tromso, Norway.
    38. Phan Thi Kim Lien (2010). Tourist Motivation and Activities: A case study of Nha
    Trang, Viet Nam. Master thesis, the Norwegian College of Fisheries Science
    Universitty of Tromso, Norway.
    39. Dolnicar, S., Grabler, K. & Mazanec, J.A. (1999). Analyzing Destination Images: A
    Perceptual Charting Approach. Faculty of Commerce – Papers, University of
    Wollongong.
    40. Ritchie, J.R. & Crouch, G.I. (2003). The Competitive Destination: A Sustainable
    Tourism Perspective. The UK by Cromwell Press, Trowbridge.
    41.Valle at al,. (2006). Tourist sactisfaction and Destination Loyalty intention: A
    structural and Categorical Analysis. Journal of Business Science and applied
    Management, volum 1, Issue 1, University of Algarve.
    42. Yu, L. & Goulden, M. (2006). A comparative analysis of international tourists’
    satisfaction in Mongolia. Tourism Management, 27, 1331-1342.
    43. Chi, C.G.Q. & Qu, H. (2008). Examination the structural relationships of destination
    image, tourist satisfaction and destination loyalty: An integrated approach. Tourism
    Management, 29, 624-636.
    107
    44. Wang, C. & Hsu, M.K. (2010). The relationships of destination image, tourist
    satisfaction and behavioral intention: An integrated model. Journal of Travel &
    Tourism Marketing, 27, 829-843.
    45. Yuksel, A. & Yuksel, F. (2007). Shpping risk perception: effects on tourists’ emotions
    satisfaction and expressed loyalty intention. Tourism Management, 28, 703-713.
    46. Sonmez, S.F. & Graefe, A.R. (1998). Determining future travel behavior from past
    travel experience and perceptions of risk and safety. Journal of Travel Research,
    37(2), 172-177.
    47. Yu, H. & Littrell, M.A. (2003). Product and Process orientations to tourism shopping,
    Journal of Traval Research, 42, 140-150.
    48.Yoon, Y. & Uysal, M. (2005). An examination of the effects of motivation and
    satisfaction on destinaton loyalty: a structural model. Tourism Management, 26(1), 45-56.
    49. Truong, T. & Foster, D. (2006). Using HOLSAT to evaluate tourist sactisfaction at
    destination: the case of Australian holidaymakers in Viet Nam. Tourism Management,
    27, 842-855.
    50. Quan, S. & Wang, N. (2004). Towards a structural model of the tourist experience: an
    illustrationfrom food experiences in tourism. Tourism Manegement,Volume 25, Issue
    3, 297-305.
    51. Petrick, J.F. & Backman, (2002). An examination of the construct of perceived value
    for the prediction of golf travelers’ intention to revisit. Journal of Travel Research,
    41(1), 38-45.
    52. Oppermann, M. (2000). Tourism destination loyalty. Journal of Travel Research,
    39(1), 78-84.
    53. Oliver, R. (1993). Cognitive, affective, and attribute bases of the satisfaction response.
    Journal of Consumer Research, 20 (December), 418-430.
    54. Littrell, P.C. (1994). The effects of principal support on special and general educators’
    stress, job satisfaction, shool commitnent, health, and intent to stay in teaching.
    Remedial and Special Education, 15(5), 297-310.
    55. Lew, A.A. (1987). A framework of tourist attraction research. Annals of Tourism
    Research, 14, 553-575.
    56. Kozak, M. & Rimmington, M. (2000). Tourist satisfaction with Mallorca, Spain, as an
    off-season holiday destination. Journal of Travel Research, 38(1), 260-269.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...