Luận Văn Ảnh hưởng của hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) tới quan hệ Mỹ-Trung quốc

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Lời cảm ơn 4

    Danh mục từ viết tắt . 5

    Lời mở đầu . 7

    Chương I: Vấn đề vũ khí chiến lược trong quan hệ Mỹ-Trung

    . 10

    1. Khái quát về quan hệ Mỹ-Trung . 10

    1.1. Quan hệ Mỹ-Trung trong thời kỳ chiến tranh lạnh 10

    1.2. Quan hệ Mỹ-Trung từ sau chiến tranh lạnh đến nay

    . 12

    2. Vai trò của vũ khí hạt nhân chiến lược trong quan hệ

    Mỹ-Trung 15

    2.1. Nhân tố răn đe - kiềm chế lẫn nhau . 15

    2.2. Nhân tố thúc đẩy hợp tác . 18

    Chương II: Ảnh hưởng của hệ thống NMD tới một số vấn đề

    trong quan hệ Mỹ-Trung 22

    1. Trung Quốc - đối tượng chủ yếu của hệ thống NMD . 22

    1.1. Khả năng đảm bảo an ninh và các lợi ích chiến lược

    cho nước Mỹ của hệ thống NMD 22

    1.2. Nhân tố Trung Quốc trong bố trí hệ thống NMD của

    Mỹ 26

    2. Nguy cơ phá vỡ thế cân bằng khả năng răn đe hạt nhân

    . 28

    2.1. Quan điểm của Trung Quốc về khả năng răn đe hạt

    nhân đối với Mỹ . 28

    2.2. Mối đe doạ của hệ thống NMD đối với khả năng răn

    đe hạt nhân của Trung Quốc 32

    3. NMD cản trở quá trình thống nhất Đài Loan 35

    3.1. Khái quát về vấn đề Đài Loan trong quan hệ Mỹ-

    Trung 35

    3.2. Tác động của hệ thống phòng thủ tên lửa tới vấn đề

    thống nhất Đài Loan . 38

    4. NMD thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang mới 40

    Chương III: Chiều hướng quan hệ Mỹ-Trung trước sự xuất

    hiện của hệ thống NMD . 46

    1. Xu hướng tập hợp lực lượng của Mỹ và Trung Quốc xung

    quanh vấn đề NMD . 46

    2. Triển vọng quan hệ Mỹ-Trung trước sự xuất hiện của hệ

    thống NMD . 51

    Kết luận 54

    Chú thích 57


    LỜI MỞ ĐẦU

    Những biến động của quan hệ Mỹ-Trung luôn là một đề tài hấp

    dẫn đối với những người quan tâm, nghiên cứu quan hệ quốc tế. Mối

    quan hệ này là một trong những quan hệ song phương quan trọng

    nhất trên thế giới, có ảnh hưởng lớn đến an ninh, ổn định và phồn

    vinh của khu vực châu A'-Thái Bình Dương cũng như xu hướng chính

    trị và kinh tế thế giới trong tương lai. Trong khi xem xét quan hệ

    Mỹ-Trung, một vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm theo dõi của

    thế giới là vũ khí chiến lược và khả năng răn đe hạt nhân. Đây là yếu

    tố cấu thành quan trọng của sức mạnh và địa vị nước lớn của Mỹ và

    Trung Quốc. Tầm quan trọng của vấn đề này thể hiện ở chỗ nó duy

    trì sự ổn định chiến lược trong quan hệ hai nước: vừa răn đe, kiềm

    chế vừa hợp tác với nhau. Tuy nhiên, sự xuất hiện của hệ thống

    phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) có nhiều khả năng đe doạ nghiêm

    trọng sự ổn định chiến lược trên.

    Kế hoạch triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ là

    một yếu tố không mới. Trước đây, các chính quyền Mỹ đã từng có kế

    hoạch triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa như hệ thống

    Sentinel (1967), hệ thống Safeguard (1969) và đặc biệt là Sáng kiến

    phòng thủ chiến lược (SDI) (1983), hệ thống phòng thủ toàn cầu

    chống lại các cuộc tấn công hạn chế (GPALS) (1991). Những kế hoạch

    trên cuối cùng đều không thực hiện được hoặc chết yểu. Tuy nhiên

    hiện nay kế hoạch phòng thủ tên lửa lại đang được chính quyền Mỹ

    “hâm nóng” lại, trở thành tiêu điểm trong quan hệ giữa các nước lớn,

    trong đó có quan hệ Mỹ-Trung. Trên cơ sở Đạo luật phòng thủ tên

    lửa quốc gia năm 1999, Tổng thống Mỹ G.W. Bush đã tỏ rõ quyết tâm

    triển khai hệ thống NMD bằng việc rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa

    đạn đạo (ABM) và rầm rộ thực hiện chiến dịch tuyên truyên vận

    động cho kế hoạch NMD.

    Việc triển khai hệ thống NMD sẽ đe doạ nghiêm trọng đến

    những lợi ích quốc gia, trong đó có khả năng răn đe hạt nhân, của

    Trung Quốc, nên Trung Quốc là một trong những nước phản đối kịch

    liệt nhất ý đồ triển khai NMD của Mỹ. Vấn đề NMD có nguy cơ phủ

    một bóng đen lên quan hệ Mỹ-Trung. Đi sâu tìm hiểu ảnh hưởng của

    hệ thống NMD đối với lợi ích của Trung Quốc, Mỹ cũng như tổng thể

    quan hệ Mỹ-Trung sẽ giúp có một cái nhìn đầy đủ hơn và đánh giá

    chính xác hơn về quan hệ Mỹ-Trung cũng như vấn đề NMD. Xuất

    phát từ những lý do trên, người viết đã chọn đề tài: “ảnh hưởng của

    hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) tới quan hệ Mỹ-Trung”.

    Tuy nhiên, luận văn không có tham vọng nghiên cứu toàn diện tất cả

    các mặt ảnh hưởng mà có những giới hạn nhất định. Luận văn tập

    trung nhiên cứu một số vấn đề cơ bản là khả năng răn đe hạt nhân,

    vấn đề thống nhất Đài Loan và tăng cường vũ trang. Yếu tố kỹ thuật

    - quân sự sẽ không được đề cập nhiều mà phần lớn là những tác động

    về mặt an ninh - chính trị và tâm lý trên cơ sở những đề xuất hiện

    tại của chính quyền Mỹ về hệ thống NMD.

    Cho đến nay, vấn đề NMD trong quan hệ Mỹ-Trung đang gây

    nhiều tranh luận và thu hút sự chú ý của nhiều học giả trên thế giới

    nên cũng đã có nhiều bài viết phân tích vấn đề này, chủ yếu là của

    Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, phần lớn những bài viết đó còn lẻ tẻ,

    chưa hệ thống hoặc chỉ đứng trên lập trường của Trung Quốc hay Mỹ

    và phân tích theo quan điểm của chính một trong hai nước này. ở

    nước ta cũng chưa xuất hiện nhiều bài viết hay bài nghiên cứu có

    liên quan, các tài liệu tham khảo phần lớn chỉ mang tính tổng hợp

    thông tin. Do đó bản luận văn có mong muốn tìm hiểu vấn đề này để

    có thể đóng góp một tài liệu tham khảo có ích cho những ai quan

    tâm.

    Về mặt phương pháp luận nghiên cứu, các phân tích, đánh giá

    đều dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy

    vật lịch sử. Đồng thời các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử

    dụng là phương pháp phân tích-tổng hợp, so sánh-đối chiếu kết hợp

    với phương pháp lôgic-lịch sử để tập trung làm rõ yêu cầu của đề tài.

    Với những mục đích và yêu cầu đã nêu, luận văn, ngoài phần

    Mở đầu và phần Kết luận, được bố cục như sau:

    * Chương I: Khái quát một số nét về quan hệ Mỹ -Trung trong

    và sau chiến tranh lạnh, phân tích vai trò của vũ khí chiến lược - nền

    tảng của hệ thống NMD - trong quan hệ Mỹ-Trung.

    * Chương II: Trước hết tìm hiểu những khả năng NMD đảm

    bảo lợi ích cho Mỹ, nhân tố Trung Quốc trong bố trí hệ thống NMD,

    sau đó tập trung phân tích những ảnh hưởng của hệ thống này đối

    với lợi ích của Trung Quốc và rút ra những nhận xét về ảnh hưởng

    của nó đối với quan hệ Mỹ-Trung.

    * Chương III: Từ kết quả phân tích những ảnh hưởng tới quan

    hệ đi đến những đánh giá về tác động của hệ thống NMD đối với xu

    hướng tập hợp lực lượng của Mỹ và Trung Quốc; phân tích chiều

    hướng phát triển của mối quan hệ này trong thời gian tới.

    Đây là một đề tài mới mẻ và khó đối với trình độ, kinh nghiệm

    còn hạn chế của sinh viên đồng thời do điều kiện tài liệu có liên quan

    cũng rất hạn chế nên mặc dù đã có nhiều cố gắng, luận văn chắc

    chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận

    được sự chỉ bảo của thầy cô và sự đóng góp ý kiến của các bạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...