Thạc Sĩ Ảnh huong của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn - tỉnh Yên

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bống Hà, 1/6/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

    Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề an sinh xã hội đang là vấn đề thu hút quan
    tâm của toàn xã hội. Trên 20 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã đạt được
    nhiều thành tựu trong xây dựng đất nước. Mặc dù vậy, bên cạnh những thành tựu
    đạt được, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cũng xuất hiện những
    mặt tiêu cực tác động đến đời sống xã hội. Trong đó, vấn đề an sinh xã hội (ASXH)
    cần được quan tâm hơn cả. Hàng loạt các vấn đề về an sinh xã hội nảy sinh ở các
    lĩnh vực đời sống, đặc biệt trong các lĩnh vực Bảo hiểm y tế (BHYT) và an sinh xã
    hội cho người nghèo và những nhóm dân cư bị thiệt thòi như trẻ em, người già, dân
    di cư, người khuyết tật
    Hiện nay, các chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam còn nhiều bất cập và hạn
    chế. Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) còn thấp (khoảng 15%). Phần
    lớn nông dân, lao động tự do và các đối tượng khác trong khu vực phi chính thức
    chưa được tham gia bảo hiểm y tế hoặc người dân không muốn tham gia bảo hiểm
    y tế do chất lượng khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế chưa tốt. Hệ thống
    chính sách trợ giúp đặc biệt (người có công) quá phức tạp, nhiều chế độ, rất khó
    quản lý từ khâu giám định, xét duyệt đến chi trả trợ cấp. Công tác xoá đói giảm
    nghèo chưa bền vững; nguy cơ tái nghèo cao nhất là ở vùng thường xuyên bị thiên
    tai, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; một số chính sách bao cấp kéo dài,
    chậm được sửa đổi, bổ sung; việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản có chất lượng
    còn hạn chế; khoảng cách thu nhập và mức sống giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ
    nghèo, giữa các vùng kinh tế, giữa thành thị và nông thôn vẫn có xu hướng gia tăng.
    Việt Nam đã thành công trong nỗ lực giảm tỷ lệ nghèo từ hơn 60% năm 1990
    xuống còn 18,1% năm 2004 (theo chuẩn cũ), năm 2008 còn 13% (theo chuẩn mới)
    phần lớn nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với mức tăng bình quân 8 - 9% mỗi
    năm. Duy trì được đà tăng trưởng kinh tế hiện nay là điều kiện cần nhưng chưa đủ.
    Tăng trưởng phải đi liền với bình đẳng và phải mang lại lợi ích cho tất cả các
    vùng và nhóm dân cư trong nước. Phần đông người nghèo ở nước ta sống trong
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...