Luận Văn Ảnh hưởng của hàm lượng Spirulina và Astaxathin trong thức ăn đến tăng trưởng và màu sắc cá dĩa giai

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN NUÔI TRỒNG TS
    MỤC LỤC
    Chương 1. GIỚI THIỆU 1
    Chương 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
    3
    2.1 Đặc điểm sinh học của cá Dĩa 3
    2.1.1 Hình dạng bên ngoài: 3
    2.1.2 Đặc điểm phân bố: 3
    2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng: 3
    2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng: 3
    2.1.5 Đặc điểm sinh sản: .4
    2.1.6 Phân loại cá Dĩa: 5
    2.2 Đặc điểm sinh học tảo Spirulina 5
    2.2.1 Phân loại: .5
    2.2.2 Đặc điểm phân bố, hình thái và sinh trưởng: .5
    2.2.3 Thành phần của Spirulina .5
    2.3 Astaxanthin: 6
    2.3.1 Nguồn gốc và chức năng của astaxanthin 6
    2.3.2 Cơ chế tác động lên màu ở cá của astaxanthin 6
    2.3.3 Các nghiên cứu về Astaxanthin .7
    2.3.2.1 Ảnh hưởng của Astaxanthin lên sự hình thành sắc tố 7
    2.3.2.2 Ảnh hưởng của carotenoid đến tỷ lệ sống và tăng trưởng 7
    Chương 3. VẬT LIỆU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8
    3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 8
    3.2 Vật liệu nghiên cứu .8
    3.2.1 Cá Dĩa giống : 8
    3.2.2 Tảo Spirulina: .8
    3.2.3 Astaxanthine 8
    3.2.4 Tim bò 8
    3.2.5 Một số vật liệu khác .8
    3.3 Phương pháp nghiên cứu: 9
    3.3.1 Bố trí thí nghiệm: .9
    3.3.1.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của tảo Spirulina đến màu sắc của cá
    Dĩa. 9
    3.3.1.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của Astaxanthin đến màu sắc của cá
    Dĩa. 9
    3.3.2 Thức ăn và chăm sóc : 9
    3.3.2.1 Thức ăn: 9
    3.3.2.2 Chăm sóc cá: . 10
    3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp phân tích mẫu. . 10
    3.3.4 Xử lý số liệu . 11
    Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 12
    4.1 Thí nghiệm bổ sung tảo Spirulina vào thức ăn . 12
    4.1.1 Tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng trọng lượng và chiều dài 12
    4.1.2 Đánh giá sự lên màu . 13
    4.1.2.1 Phương pháp L* a* b* 13
    4.1.2.2 Hấp thu quang phổ 15
    4.2.Thí nghiệm bổ sung Astaxanthin vào thức ăn. . 16
    4.2.1 Tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng trọng lượng và chiều dài 16
    4.2.2 Đánh giá sự lên màu . 16
    4.2.2.1 Phương pháp L* a* b* 16
    4.2.2.2 Phương pháp đo màu quang phổ . 18
    4.3 So sánh kết quả với một số nghiên cứu khác 18
    Chương 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO . 21
    PHỤ LỤC 22

    Chương 1. GIỚI THIỆU
    Trong xã hội hiện nay, khi đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì cùng với đó là những nhu cầu trong sinh hoạt cũng tăng lên. Nếu trước đây, việc “ăn no, mặc ấm” là mục tiêu của nhiều người thì hiện nay, bên cạnh “ăn ngon, mặc đẹp” thì các dich vụ vui chơi, giải trí cũng được phát triển để phục vụ nhu cầu của người dân. Trong đó, nuôi cá cảnh là một hình thức giải trí thu hút được rất nhiều người và nó đang ngày càng phổ biến, không chỉ về mặt số lượng mà ngay cả về chất lượng.
    Trong các loài cá cảnh được nuôi hiện nay, cá Dĩa là loài được nhiều nghệ nhân ưa thích và chọn nuôi nhiều nhất. Cá Dĩa có hình dáng dễ thương, đa dạng cả về màu sắc và giống loài. Không chỉ vậy, nuôi cá Dĩa không còn đơn thuần là một việc giải trí đơn giản, mà nó còn là một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam và đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh đã không ít người giàu lên từ việc nuôi và sản xuất giống cá Dĩa.
    Tuy nhiên, do việc nuôi cá Dĩa xuất phát chủ yếu dưới hình thức phong trào nên vẫn còn nhiều người chưa nắm bắt được kỹ thuật nuôi, từ đó gặp thất bại là không tránh được. Để có một đàn cá có hình dáng và màu sắc đẹp thì không phải đơn giản.
    Màu sắc là một trong những yếu tố quyết định đến giá trị của không chỉ cá Dĩa mà còn đối với hầu hết các loài cá cảnh. Thức ăn và môi trường nuôi ảnh hưởng rất lớn đến màu sắc của cá. Bên cạnh đó việc nâng cao tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng cũng là một trong những vấn đề quan trọng khi nuôi cá Dĩa. Trước đây, cũng có rất nhiều tài liệu nói về vấn đề này nhưng chủ yếu mang tính chất trao đổi thông tin kỹ thuật, ít có giá trị khoa học.
    Từ những nguyên nhân trên, đề tài “Ảnh hưởng của hàm lượng Spirulina và Astaxanthin trong thức ăn đến tăng trưởng và màu sắc của cá Dĩa (Symphysodon ) trong giai đọan 20 – 50 ngày tuổi” được tiến hành nghiên cứu.
     
Đang tải...