Tài liệu Ảnh hưởng của giới đối với việc li hôn ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong những năm gần đây, li hôn trở
    thành hiện tượng phổ biến trong xã hội Việt Nam. Pháp luật công nhận quyền tự do li hôn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng, bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình và bảo vệ trật tự xã hội. Cũng như bất kì hiện tượng xã hội nào, vấn đề li hôn luôn bị chi phối bởi yếu tố giới. Bài viết tập trung phân tích sự khác biệt về giới trong nguyên nhân dẫn đến li hôn và trong việc đưa đơn yêu cầu li hôn. Hiểu rõ những khác biệt về giới trong các vấn đề này góp phần đáng kể vào việc đánh giá thực chất quan hệ vợ chồng, từ đó giúp các thẩm phán giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình có những biện pháp hoà giải thích hợp và có quyết định chấp nhận yêu cầu li hôn hay bác yêu cầu li hôn một cách đúng đắn.
    1. Nguyên nhân li hôn
    Theo pháp luật hiện hành, khi giải quyết li hôn, các thẩm phán chỉ dựa vào căn cứ li hôn đã được quy định trong pháp luật mà không dựa vào nguyên nhân dẫn đến li hôn. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì có hai căn cứ li hôn. Thứ nhất, tình trạng mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Thứ hai, một bên vợ, chồng bị toà án tuyên bố mất tích. Pháp luật về li hôn của Nhà nước ta quy định căn cứ li hôn là dựa vào thực chất quan hệ vợ chồng,





    dựa vào bản chất của quan hệ hôn nhân mà không dựa vào lỗi của vợ, chồng. Điều đó có nghĩa là nguyên nhân dẫn đến li hôn không phải là cơ sở để toà án quyết định việc li hôn. Mặc dù vậy, khi giải quyết li hôn các thẩm phán luôn làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến việc vợ, chồng yêu cầu li hôn để từ đó có cơ sở đánh giá thực chất quan hệ vợ chồng. Dựa trên thống kê của toà án nhân dân các cấp, các địa phương cũng như qua nghiên cứu hồ sơ li hôn tại một số toà án cho thấy tình trạng mâu thuẫn vợ chồng đã trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do sự đa dạng về nhận thức, trình độ học vấn, lối sống, nhân cách, điều kiện kinh tế, điều kiện sức khoẻ nên nguyên nhân li hôn cũng rất đa dạng. Hơn nữa, xuất phát từ đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của phong tục tập quán nên mỗi địa phương có thể có nguyên nhân li hôn mang tính đặc thù riêng. Toà án nhân dân tối cao đã tổng kết hoạt động xét xử của các toà án nhân dân địa phương và đưa ra một số nguyên nhân li hôn. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng việc thống kê nguyên nhân li hôn luôn mang tính tương đối và là việc không dễ dàng. Bởi lẽ, có nguyên nhân trực tiếp, có nguyên nhân gián tiếp. Có




    * Giảng viên chính Khoa luật dân sự
    Trường Đại học Luật Hà Nội



    nguyên nhân là kết quả của một chuỗi các nguyên nhân khác nhau. Thậm chí có những trường hợp nguyên nhân li hôn bị che lấp bởi các lí do giả hoặc có sự đan chéo giữa các nguyên nhân. Để có thể xem xét và phân tích vấn đề giới trong li hôn ở nước ta thì cần phân tích các nguyên nhân được coi là nguyên nhân gốc rễ làm cho quan hệ vợ chồng trở nên trầm trọng và họ có đơn yêu cầu toà án giải quyết li hôn.
    Tìm hiểu nguyên nhân li hôn không thể dựa vào các lí do đương sự đưa ra mà phải phân tích các lí do và xác minh thực chất mối quan hệ vợ chồng mới có thể có được nhận định chính xác về nguyên nhân li hôn. Qua tìm hiểu thực tế giải quyết li hôn tại một số toà án địa phương ở các tỉnh phía bắc, có thể thấy một số nguyên nhân chủ yếu sau đây đã dẫn đến quyết định li hôn của vợ chồng:
    1.1. Bị đánh đập, ngược đãi
    Hành vi đánh đập, ngược đãi là một hình thức của bạo lực gia đình. Trong những năm gần đây, bạo lực gia đình đã trở thành vấn nạn không chỉ ở Việt Nam mà còn mang tính toàn cầu, là một thử thách lớn đối với gia đình. Có thể nhận thấy rằng nguyên nhân li hôn do một bên bị đánh đập, ngược đãi thường được che lấp bởi lí do rất phổ biến và cũng rất chính đáng là “tính tình không hợp”. Vì vậy, tại nhiều toà án địa phương đã xác định vợ chồng “tính tình không hợp” là một trong những nguyên nhân li hôn phổ biến. Li hôn do bị đánh đập, ngược đãi chiếm tỉ lệ tương đối lớn. Có thể thấy rõ điều đó qua các số liệu thống kê sau: Tại huyện Thạch Thành (tỉnh Thanh Hoá) số vụ li hôn



    do bị đánh đập, ngược đãi năm 2003 là 12/42 vụ li hôn (chiếm 29%), năm 2004 là 21/33 vụ li hôn (chiếm 64%). Tại huyện Cẩm Thuỷ (tỉnh Thanh Hoá) năm 2003 số vụ li hôn vì bị đánh đập, ngược đãi là 33/39 vụ li hôn (chiếm 84,6%); năm 2004 có 15/25 vụ (chiếm 71,4%). Tại thành phố Thanh Hoá (tỉnh Thanh Hoá) năm 2003 có 40/295 vụ li hôn do bị đánh đập, ngược đãi (chiếm 14%), năm 2004 có 65/278 vụ li hôn (chiếm 23%). Theo thống kê tại Toà án nhân dân huyện Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình), trong các năm 2002, 2003 và 2004 thì số đơn yêu cầu li hôn do bị đánh đập, ngược đãi chiếm khoảng 65% số vụ li hôn với 100% là phụ nữ. Bên cạnh đó, có những trường hợp người vợ yêu cầu li hôn vì không chịu đựng được sự hành hạ, đánh đập của người chồng nhưng lại không đưa ra bằng chứng về sự đánh đập, ngược đãi đó mà chỉ đưa lí do là “tính tình không hợp”. Cũng có thể thấy rõ rằng khoảng trên 90% nguyên nhân li hôn này là do người vợ đứng đơn. Có sự khác biệt trong tỉ lệ đứng đơn li hôn ở nguyên nhân này là xuất phát từ sự khác biệt về giới. Thứ nhất, xuất phát từ quan niệm sai lầm về quyền gia trưởng của người đàn ông, của người chồng trong gia đình cho rằng nam giới có quyền đánh vợ. Hành vi đánh đập, ngược đãi của chồng đối với vợ là cách thể hiện vai trò giới đã ăn sâu vào tư tưởng của nam giới và được hun đúc bởi quyền lực hết sức không cân bằng giữa nam và nữ ngoài xã hội cũng như trong gia đình. Trung tâm tư vấn tâm lí - giáo dục và tình yêu - hôn nhân - gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện dự án



    “Chống bạo hành trong gia đình” và đã mở cuộc khảo sát ở một số tỉnh, thành phố, kết quả thu được là: Có 42,7% phụ nữ trả lời từng bị chồng đánh đập, mắng chửi; 47,9% đàn ông trả lời rằng đã đối xử bất công với vợ . Tại các địa phương, các thẩm phán đều nhận định rằng nguyên nhân dẫn đến người vợ chủ động yêu cầu li hôn là do họ không thể tiếp tục chịu đựng những hành vi đánh đập, ngược đãi của người chồng. Thứ hai, người chồng cũng có thể bị vợ ngược đãi, đánh đập đến nỗi không thể chịu đựng được và phải yêu cầu li hôn nhưng xuất phát từ những định kiến giới cho rằng đàn ông mà bị vợ đánh thì quá “mất mặt” và “không đáng là đàn ông” nên không dám nêu ra nguyên nhân này mà lấy lí do là “tính tình không hợp”. Thứ ba, do sự bất bình đẳng giới trong gia đình. Quan niệm lạc hậu về vai trò của phụ nữ và của giáo dục gia đình cho rằng “con gái lớn thì lấy chồng, sinh con và nuôi con chứ làm ông làm bà gì mà phải học hành” đã dẫn đến nhiều phụ nữ thất học và trở nên hèn kém so với chồng. Đây chính là nguyên nhân tất yếu khiến họ trở thành nạn nhân của các tệ nạn trong gia đình và ngoài xã hội.
    Qua nghiên cứu hồ sơ li hôn có thể nhận
    định rằng khoảng một nửa số vụ li hôn do nguyên nhân bị đánh đập ngược đãi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến li hôn, nửa còn lại là một chuỗi các nguyên nhân khác như: Do kinh tế khó khăn, do sinh toàn con gái, do không có con, do rượu chè, cờ bạc, do ngoại tình hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, do mâu thuẫn với các thành viên khác trong gia đình .



    1.2. Không có con
    Phần lớn các trường hợp vợ chồng chung sống với nhau mà không có con sẽ dẫn đến li hôn. Thực trạng này xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất, do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến. Nhiều người dân Việt Nam còn cho rằng đông con nhiều cháu là có phúc và phải có con trai để nối dõi tông đường. Do vậy, nếu người đàn ông lấy vợ mà không sinh con là bất hiếu với tổ tông, là vô phúc. Chính vì tư tưởng lạc hậu đó nên khi không sinh con, phần lớn những người vợ ở nông thôn bị chồng và gia đình nhà chồng xa lánh, ghẻ lạnh, hắt hủi, ngược đãi. Nhiều trường hợp người vợ bị chồng đánh đập, đuổi ra khỏi nhà. Có những trường hợp do vợ không sinh con hoặc không sinh con trai nên chồng đã công khai quan hệ với người khác hoặc thậm chí đưa người phụ nữ khác về chung sống trong nhà khiến cho người vợ không chịu đựng được nên đã yêu cầu li hôn. Thứ hai, do phần lớn người Việt Nam quan niệm rằng nam nữ lấy vợ lấy chồng là để sinh con nhằm nương tựa lúc về già nên khi không có con nhiều cặp vợ chồng li hôn để tìm cơ hội mới. Thứ ba, trong phần lớn các trường hợp thì con cái chính là sợi dây gắn kết vợ chồng với nhau trong mối quan hệ tình cảm và cộng đồng trách nhiệm. Khi vợ chồng không có con thì việc họ chung sống với nhau chỉ như “góp gạo nấu cơm chung” và dường như không có sự ràng buộc. Vì vậy, hôn nhân trong trường hợp này hết sức mỏng manh, rất dễ bị phá vỡ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...