Luận Văn Ảnh hưởng của đồng nhân dân tệ tăng giá tới xuất nhập khẩu và đầu tư tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Thế giới đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ của các nền kinh tế với xu hướng vận động nhằm xây dựng một nền kinh tế toàn cầu thống nhất. Các nước ngày càng mở rộng việc hợp tác với nhau trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế thông qua quan hệ thương mại trao đổi hàng hóa dịch vụ. Xu thế này mang đến cho các nước những cơ hội lớn để tăng khả năng phát triển và cũng tạo ra tầm ảnh hưởng đối với các nước khác. Trong điều kiện hàng hóa được trao đổi từ nước này sang nước khác một cách khá dễ dàng như hiện nay,việc một nước đưa ra những chính sách thay đổi hay có biến động trong nền kinh tế cũng gây ra những thay đổi trong quan hệ kinh tế với các nước khác. Mức độ ảnh hưởng này còn phụ thuộc vào nhiểu yếu tố như nền kinh tế đó là lớn hay nhỏ, thị trường hàng hóa của nước này trên thế giới, các quan hệ khác như chính trị, văn hóa, xã hội và để đánh giá những ảnh hưởng này còn phải xột trờn nhiều khía cạnh khác nhau.
    Chúng ta đã nhìn thấy tầm ảnh hưởng của nền kinh tế một quốc gia tới toàn thế giới thông qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008 vừa qua. Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Bong bóng bất động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu Âu vào thế nguy hiểm. Khủng hoảng tài chính bựng phỏt tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Năm 2008 cũng chứng kiến nỗ lực chưa từng có của các nền kinh tế để chống chọi với "bão".
    Không chỉ những nền kinh tế lớn mới có ảnh hưởng sâu sắc tới các nước khác mà các nền kinh tế mới nổi có triển vọng tăng trưởng kinh tế hết sức khả quan, ngày càng tham gia vào việc giải quyết vấn đề toàn cầu, tăng cường hợp tác phát triển. Trong số đó phải kể đến một đất nước được xem là cường quốc sau Mỹ hiện nay, đó là Trung Quốc. Với diện tích lớn, qui mô dân số, tổng lượng kinh tế, dự trữ ngoại hối, vị thế một trong 5 ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc Trung Quốc ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng quốc tế của mình. Đặc biệt trong lĩnh vực tiền tệ quốc tế, Trung Quốc càng nổi rõ thân phận "một nước lớn trên thế giới", không những vì mức dự trữ ngoại hối rất lớn, mà cũn vỡ Trung Quốc bắt đầu trở thành lực lượng quan trọng để ổn định thị trường tiền tệ quốc tế. Thuyết "cân bằng khủng hoảng tiền tệ" Trung-Mỹ nói từ một khía cạnh khác cho thấy vị thế rất quan trọng của Trung Quốc trong lĩnh vực này. Cũng vì thế, Trung Quốc không những cần tăng tốc cải tạo và tái tạo thể chế tiền tệ trong nước, mà còn phải phát huy vai trò trong cuộc xây dựng lại trật tự tiền tệ quốc tế, trong đó cơ chế nhóm G20 vừa thành lập là một vũ đài quan trọng. Chính sách phá giá tiền tệ trước kia góp phần giúp cho hàng hóa Trung Quốc xâm nhập hiệu quả vào thị trường quốc tế. Hiện nay trước những sức ép từ các nước đặc biệt là Mỹ buộc Trung Quốc phải định giá lại đồng nhân dân tệ cho phù hợp. Chính phủ Trung Quốc đã phải nâng giá nhân dân tệ nhằm làm ổn định nền kinh tế. Điều này tác động không nhỏ tới nền kinh tế Trung Quốc cũng như các nền kinh tế khỏc trờn thế giới.
    Việt Nam là một quốc gia láng giềng, có quan hệ lịch sử lâu dài và hiện nay cũng là một đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc, nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Trung Quốc. Vì thế những thay đổi trong chính sách nói chung và trong chính sách tiền tệ nói riêng của Trung Quốc cũng có những tác động không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam. Phân tích những ảnh hưởng của yếu tố này không chỉ giúp chúng ta có cái nhìn sắc nét hơn về quan hệ thương mại giữa hai nước mà còn tận dụng được những lợi thế từ việc tăng giá nhân dân tệ đem lại cho Việt Nam.
    Thêm vào đó Đô la Mỹ có nhiều biến động bất thường như hiện nay cùng với xu hướng tăng giá của đồng nhân dân tệ sẽ tạo ra tác động kép tới nền kinh tế Việt Nam. Với mong muốn tìm hiểu và đánh giá những ảnh hưởng này em đã thực hiện đề án “Ảnh hưởng của đồng nhân dân tệ tăng giá tới xuất nhập khẩu và đầu tư tại Việt Nam” nhằm đưa ra một số ý kiến giúp Việt Nam có những bước đi phù hợp trong việc điều chỉnh tỷ giá để thúc đẩy phát triển kinh tế.
    Theo tiến trình phân tích từ lý thuyết tới thực tế, đưa ra cái nhìn từ tổng thể tới chi tiết, đề án của em được chia thành ba chương cụ thể như sau:
    Chương I: “Khỏi quỏt về Tỷ giá hối đoái”. Trình bày những nét khái quát về Tỷ giá hối đoái, những yếu tố tác động và ảnh hưởng của nó tới các biến số trong kinh tế.
    Chương II: “Ảnh hưởng của đồng nhân dân tệ tăng giá tới xuất nhập khẩu và đầu tư tại Việt Nam”. Ảnh hưởng của nhân dân tệ trên nhiều lĩnh vực như cán cân thương mại, đầu tư, lạm phát nhưng chú trọng tới ảnh hưởng tới cán cân thương mại giữa hai quốc gia.
    Chương III: “Giải pháp tận dụng lợi thế và hạn chế những bất lợi từ việc nhân dân tệ tăng giá tới hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại Việt Nam”. Đưa ra một số giải pháp cụ thể để cái thiện chính sách tiền tệ, hạn chế thâm hụt cán cân thương mại, gia tăng thu hút đầu tư.

    NỘI DUNG
    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI1. Khái niệm cơ bản về TGHĐ (TGHĐ)1.1. TGHĐTỷ giá là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong một nền kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế của các nước đang phát triển, đang từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia vào phân công lao động quốc tế. Bởi hoạt động thương mại quốc tế của các nước này ngày càng phát triển và đòi hỏi phải có sự tính toán so sánh về giá cả, tiền tệ với các nước đối tác. Chính vì thế việc hiểu rõ khái niệm về TGHĐ là điều cần thiết trong giai đoạn tự do trao đổi hàng hóa, tiền tệ như ngày hôm nay.
    Theo Alan C. Shapiro: Multinational Financial management. Sixth edition, Page 50: “An exchange is, simply, the price of one nation’s currency in terms of another”. (Nghĩa là: TGHĐ, một cách giản đơn là giá của một đồng tiền quốc gia này được biểu thị bằng đồng tiền của quốc gia khác).
    Theo pháp lệnh về ngoại hối của Việt Nam được Quốc hội ban hành ngày 13/12/2005, tại Khoản 9, Điều 4: “TGHĐ của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”.
    Theo PGS.TS Nguyễn Công Nghiệp trong cuốn TGHĐ – Phương pháp tiếp cận và nghệ thuật điều chỉnh. NXB Tài chính, năm 1996, trang 3:
    “ Về hình thức, TGHĐ là giá đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng các đơn vị tiền tệ nước ngoài; là hệ số qui đổi của một đồng tiền này sang đồng tiền khác, được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ”.
    “Về nội dung, TGHĐ là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ, phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ (sự vận động của vốn, tín dụng ) giữa các quốc gia”.
    Tuy có cách diễn đạt khác nhau như vậy nhưng thực chất TGHĐ được hiểu là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước được tính bằng tiền tệ của một nước khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của các nước khác nhau. Đây chính là giá cả của ngoại tệ trên thị trường và được xác định dựa trên quan hệ cung cầu về ngoại tệ. Được coi là mấu chốt trong quản lý kinh tế vĩ mô, TGHĐ có tác động ngược trở lại đến các mối quan hệ kinh tế, lên cán cân thanh toán quốc tế, lên giá cả hàng hoá trong nước và lưu thông tiền tệ .
    Ví dụ: TGHĐ giữa đô la Mỹ và đồng Việt Nam là 1USD = 19.500 VND. Nghĩa là 19.500 VND mua được 1USD.
    TGHĐ của nhân dân tệ và đồng Việt Nam là 1CNY = 2,849.49VND. Nghĩa là 2,849.49 VND mua đc 1 nhân dân tệ.
    *Phân loại
    Nhìn chung, TGHĐ được chia thành nhiều loại khác nhau tuỳ vào mục đích xem xét, nghiên cứu mà chúng ta quyết định sử dụng loại tỷ giá nào. Thông thường tỷ giá được chia thành tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực tế.
    TGHĐ danh nghĩa là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo nội tệ và chưa tính đến sức mua của đồng tiền. TGHĐ thực là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo giá tương đối giữa các nước. Tỷ giá này tăng lên đồng tiền trong nước được coi là bị giảm giá thực so với đồng tiền nước ngoài và khi tỷ giá này giảm thì đồng tiền trong nước được coi là bị tăng giá thực so với đồng tiền nước ngoài. TGHĐ hiệu quả thực là tỷ giá được điều chỉnh theo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...