Thạc Sĩ Ảnh hưởng của đô thị hoá đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Ảnh hưởng của đô thị hoá đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục .iii
    Bảng danh mục chữ viết tắt . v
    Danh mục bảng biểu . vi
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 3
    2.1. Mục tiêu chung 3
    2.2. Mục tiêu cụ thể 3
    3. Đối tượng nghiên cứu 3
    4. Phạm vi nghiên cứu . 3
    5. Bố cục của Luận văn 3
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4
    1.1. Cơ sở khoa học . 4
    1.1.1. Cơ sở lý luận . 4
    1.1.2. Cơ sở thực tiễn 16
    1.2. Phương pháp nghiên cứu 30
    1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 30
    1.2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
    1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 32
    Chương 2: THƯ ̣ C TRA ̣ NG ĐÔ THI ̣ HO ́ A ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ
    DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TA ̣ I HUYỆN ĐỒNG HỶ 36
    2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đồng Hỷ: 36
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên . 36
    2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội . 39
    2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến hiệu quả kinh tế
    sử dụng đất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ 53
    2.2. Thực trạng quá trình ĐTH và ảnh hưởng của ĐTH đến hiệu quả kinh tế sử
    dụng đất nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ . 56
    2.2.1. Thực trạng quá trình ĐTH tại huyện Đồng Hỷ 56
    2.2.2. Thực trạng ảnh hưởng của ĐTH đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông
    nghiệp của huyện Đồng Hỷ 69
    2.2.3. Đánh giá chung ảnh hưởng của ĐTH tới sản xuất nông nghiệp nói chung
    và tới hiệu quả kinh tế sử dụng đất nói riêng trên địa bàn huyện Đồng Hỷ . 76
    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ
    DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ 80
    3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp huyện Đồng Hỷ đến năm 2020 80
    3.1.1. Cơ sở của định hướng . 80
    3.1.2. Định hướng phát triển nông nghiệp huyện Đồng Hỷ đến năm 2020 . 84
    3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trong
    quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ . 85
    3.2.1. Giải pháp chung 85
    3.2.2. Giải pháp cụ thể 86
    KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 89
    1. Kết luận 89
    2. Kiến nghị . 89
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 91
    PHỤ LỤC 92
    Phiếu phỏng vấn hộ nông dân . 94

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam đang tiến hành đô thị hóa (ĐTH) trên một quy mô rất rộng lớn,
    và với một tốc độ khá nhanh, đến 2010 đã có 755 đô thị. Năm 2000, tỷ lệ dân
    cư đô thị toàn quốc là 22,3% thì năm 2010 là 34%. Tính đến cuối tháng
    9/2010, Việt Nam đã có 254 khu công nghiệp và khu chế xuất, trong đó 171
    khu đã đi vào hoạt động và có mặt tại 57 tỉnh, thành trong cả nước với trên
    6.000 dự án đầu tư trong, ngoài nước, thu hút hơn 1.000.000 lao động. Phần
    lớn diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất là đất nông nghiệp và lực
    lượng chủ yếu bổ sung vào đội ngũ lao động công nghiệp là nông dân.
    ĐTH là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trên con đường phát triển . Đây là
    trung tâm công nghiệp, xây dựng; dịch vụ; văn hoá; y tế; giáo dục; thể dục,
    thể thao . Từ ngày 2/7/2009, phân loại đô thị tiến hành theo Nghị định số
    42/2009/NĐ-CP ban hành ngày 7/5/2009.
    Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu có liên quan đến công
    nghiệp hóa (CNH), ĐTH phục vụ cho phát triển bền vững của vùng. Tuy
    nhiên, các nghiên cứu này hầu hết tập trung vào vấn đề về bảo vệ môi trường
    nói chung cho các khu công nghiệp, đô thị. Các nghiên cứu ảnh hưởng đến số
    lượng đất chỉ mang tính th ống kê, ảnh hưởng đến chất lượng đất hầu như
    chưa có, ảnh hưởng đến môi trường đất mới chỉ mang tính điểm ở xung quanh
    một số khu công nghiệp cũ, làng nghề và một số vùng nông nghiệp thâm canh
    cao. Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã được xây dựng đ em lại
    hiệu quả kinh tế cao, nhưng vốn đầu tư lớn, khó áp dụng trên diện rộng, đặc
    biệt là đối với những hộ nông dân có nhiều đất nông nghiệp bị thu hồi. Những
    nghiên cứu về hệ thống các giải pháp để bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích
    hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của từng vùng trong quá trình CNH-ĐTH nhằm
    nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích, tăng
    năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cho tiêu
    dùng trong nước và xuất khẩu vẫn còn khá ít và thiếu tính liên ngành.
    Việt Nam có qui mô đất canh tác/người vào loại thấp nhất thế giới. Nước
    ta có 4,1 triệu ha đất trồng lúa, trong đó có 3,4 triệu ha được đầu tư thủy lợi
    hoàn chỉnh. Từ 1/7/2004 đến năm 2009 (số liệu thống kê của Tổng cục Quản
    lý đất đai) đã thu hồi gần 750.000 ha đất (hơn 80% là đất nông nghiệp), để
    thực hiện hơn 29.000 dự án đầu tư. Bình quân hàng n ăm hơn 10.000 ha đất
    nông nghiệp bị thu hồi, trên 50% là diện tích đất canh tác trồng lúa, sản lượng
    lương thực giảm dần. Chính phủ đã có Nghị quyết 63/NQ-CP về đảm bảo an
    ninh lương thực quốc gia với mục tiêu đến năm 2020, bảo vệ quỹ đất lúa 3,8
    triệu ha để có sản lượng 41 - 43 triệu tấn lúa đáp ứng tổng nhu cầu tiêu dùng
    trong nước và xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo/năm.
    Kinh nghiệm của các nước tiên tiến cho thấy, cùng với quá trình CNH-ĐTH, vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lý đất nông nghiệp là rất quan trọng, đặc
    biệt là vùng đất chuyên canh cho năng suất cao. Vùng ven đô với sản xuất
    nông nghiệp, nông thôn ổn định, hiệu quả không chỉ hỗ trợ vùng nội đô mà
    còn tạo ra sự phát triển toàn diện, đồng bộ bền vững của cả vùng góp phần
    xây dựng vùng kinh tế phát triển bền vững.
    Năm 2010, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã được công
    nhận là đô thị loại I . Các huyện, thị xã thuộc tỉnh quá trình ĐTH cũng diễn ra
    nhanh chóng, thể hiện sự phát triển ngà y càng cao về kinh tế - xã hội của địa
    phương. Quá trình đó đã tạo điều kiện thay đổi cơ cấu ngành kinh tế và hỗ trợ
    thúc đẩy các ngành hoạt động có hiệu quả hơn, trong đó có ngành nôn g
    nghiệp. Đặc biệt là khu vực vùng ven đô thị, khu giáp ranh với trung tâm
    huyện. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp ngày càng cao, các mô hình, với
    công nghệ khoa học tiên tiến được áp dụng vào sản xuất ngày một mở rộng đáp
    ứng nhu cầu thị trường. T uy nhiên, ĐTH cùng với CNH đã làm cho diện tích đất
    nông nghiệp ngày càng giảm , có những tác động tới phương thức sản xuất mà
    người nông dân áp dụng, và nhiều tác động tích cực, tiêu cực khác.
    Để bảo vệ và sử dụng hợp lý, hiệu quả quỹ đất nông nghiệp, tạo sự phát
    triển nông nghiệp, nông thôn nhanh, ổn định và bền vững, đặc biệt là sự phát
    triển nông nghiệp, nông thôn huyện Đồng Hỷ, góp phần tích cực cho sự phát
    triển toàn diện của tỉnh Thái Nguyên , tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng
    của ĐTH đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
    huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
    2.1. Mục tiêu chung
    Nghiên cứu ảnh hưởng của ĐTH đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông
    nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh
    tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái nguyên .
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình ĐTH; hiệu quả
    kinh tế sử dụng đất nông nghiệp;
    - Phân tích, đánh giá thực trạng ĐTH trên địa bàn huyện Đồng Hỷ;
    - Nghiên cứu ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của quá trình ĐTH đến hiệu
    quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp.
    - Tìm ra một số giải pháp nhằm bảo vệ và nâng cao hiệu quả kinh tế sử
    dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    - Thực trạng và hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ
    - Những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của quá trình ĐTH đến hiệu quả
    kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến hiệu quả
    kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
    - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.
    - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu năm 2005-2010; số liệu
    điều tra thực tế năm 2010.
    5. Bố cục của Luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, Luận văn được kết cấu thành
    ba chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Chương 2: Thực trạng ĐTH ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất
    nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông
    nghiệp trong quá trình ĐTH tại huyện Đồng Hỷ.

    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1.1. Cơ sở khoa học
    1.1.1. Cơ sở lý luận
    1.1.1.1. Lý luận chung về đô thị và ĐTH
    a, Đô thị:
    - Có nhiều quan điểm khác nhau về đô thị, nhưng theo phương diện
    chung nhất thì đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập
    trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nôn g nghiệp (Hà Ngọc
    Trạc 1995, từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, NXB Hà Nội).
    - Theo Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009, của Chính phủ, đô thị
    có chức năng: Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc
    gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng
    trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc
    một vùng lãnh thổ nhất định [10].
    - Cũng theo Nghị định 42/2009/NĐ-CP, đô thị phải đảm bảo theo các
    tiêu chí sau:
    + Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên.
    + Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng
    loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng
    tập trung của thị trấn.
    + Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội
    thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng
    số lao động.
    + Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã
    hội và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật:
    Đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và
    có mức độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị;
    Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng
    bộ mạng hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị
    bền vững.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Quy hoạch kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2011-2015;
    2. Quy hoạch kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ đến năm 2020;
    3. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử đụng dất huyện Đồng
    Hỷ giai đoạn 2011-2015
    4. Ngô Thị Mỹ (2009), Ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển kinh tế xã hội của
    huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ, Thái Nguyên.
    5. Hoàng Thị Thu Trang (2010): Nghiên cứu những ảnh hưởng của ĐTH đến hiệu
    quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên;
    6. Bộ xây dựng (1995), Đô thị Việt Nam – Nhà xuất bản xây dựng.
    7. Quản lý hành chính nhà nước đối với ngành, lĩnh vực (2010) – Nhà xuất
    bản khoa học và kỹ thuật.
    8. Lê Quốc Doanh (2004). Nghiên cứu cơ sở khoa học và các giải pháp kinh
    tế kỹ thuật nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn ven đô thành phố Hà
    Nội, Báo cáo đề tài khoa học cấp Bộ năm 2004.
    9. Phạm Bình Quyền (2003). Hệ sinh thái nông nghiệp và phát triển bền vững,
    Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2003.
    10. Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ V/v phân
    loại đô thị.
    11. PGS.TS Đỗ Quang Quý - Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái
    Nguyên, Giáo trình Kinh tế nông nghiệp (2009), NXB thống kê.
    12. Ánh Hồng (2007). Diện tích đất canh tác của Việt nam vào loại thấp nhất
    trên thế giới. From http://vietbao.vn/Xa-hoi/Dien-tich-dat-canh-tac-cuaVN-vao-loai-thap-nhat-the-gioi/65093271/157/
    13. Ttrang web: http://www.agroviet.gov.vn/Pages/home.aspx, và một số
    trang web khác .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...