Luận Văn Ảnh hưởng của độ mặn và hàm lượng chất hữu đến sự hòa tan và xử lý nước của Ozon

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 6/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

    PHẦN 1: GIỚI THIỆU
    PHẦN 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
    2.1.Chất thải và các biện pháp xử lí nước thải 3
    2.2.Ozone và những ứng dụng của Ozone trong nuôi trồng thủy sản . 4
    2.2.1.Sơ lược về Ozone 4
    2.2.2.Công dụng của Ozone 5
    2.2.3.Ứng dụng của Ozone trong nuôi trồng thủy sản 6

    PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
    3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài . 10
    3.2 Vật liệu thí nghiệm . 10
    3.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm 10
    3.3.1 Thí nghiệm 1: Xác định khả năng hòa tan và hiệu quả xử lí của
    ozon ở từng độ mặn khác nhau 10
    3.3.2 Thí nghiệm 2: Xác định sự ảnh hưởng của hàm lượng chất hữu cơ khác nhau đến sự hòa tan và xử lí nước củaOzone 11
    3.3.3 Thí nghiệm 3 : Đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng chất hữu cơ và độ mặn khác nhau đến khả năng hòa tan và xử lí nước của Ozone 12
    3.4 Phương pháp phân tích mẫu 12
    3.5 Phương pháp xử lí số liệu 13

    PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .14
    4.1 Thí nghiệm 1: Khả năng hòa tan và hiệu quả xử lí của ozon ở từng độ
    mặn khác nhau 14
    4.1.1 Nồng độ ozon hòa tan trong các nghiệm thức với các độ mặn
    khác nhau .14
    4.1.2 Biến động các yếu tố môi trường khi xử lý ozon 15
    4.2 Thí nghiệm 2: Khả năng hòa tan và hiệu quả xử lí của trong môi trường
    có hàm lượng chất hữu cơ khác nhau 22
    4.2.1 Nồng độ ozon hòa tan trong các nghiệm thức với hàm lượng chất
    hữu cơ khác nhau 22
    4.2.2 Biến động các yếu tố môi trường sau khi xử lý ozon 23
    4.3 Khả năng hòa tan và hiệu quả xử lý nước của ozon ở các độ mặn và
    hàm lượng chất hữu cơ khác nhau. 31
    4.3.1 Nồng độ ozon hòa tan trong nước có độ mặn và hàm lượng chất
    hữu cơ khác nhau 31
    4.3.2 Biến động các yếu tố môi trường sau khi xử lý ozon 32

    PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 39
    5.1 Kết luận 39
    5.2 Đề xuất . 39
    PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO .40
    PHỤ LỤC . 43



    Phần 1: GIỚI THIỆU

    Trong những năm gần đây nghề nuôi thủy sản đã trở thành mũi nhọn của đất nước. Việt Nam với các đối tượng nuôi phổ biến như: tôm sú, cá tra, basa Cá tra, basa hiện nay là sản phẩm chung của các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long và là mặt hàng xuất khẩu khá quan trọng, kim ngạch năm 2007 xấp xỉ 1 tỷ USD. Nhìn chung nghề nuôi thủy sản ngày càng gia tăng, ước lượng sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 3.2008 đạt 146 ngàn tấn,tăng 26% so với năm 2007, trong đó cá đạt 313.000 tấn; tôm 58.5 ngàn tấn; thủy sản khác đạt 44.5 ngàn tấn ( Phạm Đình Đôn, 2008 –bản tin của hội nghề cá Việt Nam- số 148- 05.2008) . Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi thủy sản với việc mở rộng diện tích và tăng mật độ nuôi đã làm gia tăng các mầm bệnh một cách nhanh chóng do môi trường nước ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Mới bước vào đầu vụ , tính đến ngày 21.03.2008 toàn Đồng Bằng sông Cửu Long có 44.000 ha nuôi tôm sú bị thiệt hại (Cà Mau 33.850 ha tôm sú bị chết, chiếm 13% diện tích nuôi tôm, thiêt hại 60-70%; Bạc Liêu 200 ha nuôi tôm; Kiên Giang 9.000 ha tôm mới thả nuôi bị thiệt hại –theo bản tin của hội nghề cá Việt Nam- số 148-05.2008). Để nghề nuôi thủy sản ngày càng bền vững thì điều kiện cần thiết trước tiên là phải ngăn chặn kịp thời các nguồn lây truyền bệnh.

    Một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm chính là nguồn nước. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2007) thì hệ số chuyển hóa thức ăn trong nuôi cá tra là 3.2 – 3.6 cho thức ăn tự chế, như vậy lượng thức ăn sử dụng và lượng thức ăn dư thừa thải vào môi trường là khá lớn sẽ không tránh khỏi tình trạng ô nhiễm môi trường , ảnh hưởng đến nghề nuôi trồng thủy sản. Hiện nay với công nghệ kỹ thuật cao thì việc khử trùng nước bằng Ozon được xem là một giải pháp có hiệu quả và ngày càng được áp dụng rộng rãi. Với việc khẳng định ưu điểm của Ozon như: khả năng oxy hóa nitrite, vật chất hữu cơ, amonia và vật chất lơ lửng trong nước (theo Lucchetti and Gray, 1988 – trích dẫn bởi Võ Tuấn Kiệt, 2005 ) và tốc độ diệt khuẩn nhanh hơn nhiều lần so với Chlorine (theo Majumdar và Sproul, 1974– trích dẫn bởi Võ Tuấn Kiệt, 2005 ).

    Cùng với việc tăng diện tích và sản lượng nuôi nói trên thì vấn đề cần quan tâm nhất là làm thế nào để giảm thiểu tối đa lượng chất thải, ngăn ngừa mầm bệnh là điều đặc biệt quan tâm. Với những ưu điểm nêu trên của Ozon, trong thực trạng nghề nuôi thủy sản hiện nay, đề tài “Ảnh hưởng của độ mặn và hàm lượng chất hữu cơ đến sự hòa tan và xử lí nước của Ozon” là rất cần thiết để thực hiện nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của Ozon lên các nồng độ muối và hàm lượng chất hữu cơ khác nhau, để cung cấp thêm thông tin cần thiết về triển vọng và ứng dụng của Ozon trong nghề nuôi thủy sản.

    Mục tiêu đề tài:
    + Mục tiêu tổng quát: Việc xử lý nước bằng ozon nhằm cải thiện chất lượng nước trong Nuôi Trồng Thủy Sản, góp phần trong sự phát triển bền vững của nghề nuôi thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
    + Mục tiêu cụ thể: Đánh giá hiệu quả của Ozon trong việc xử lí nước ở các độ mặn và hàm lượng chất hữu cơ khác nhau nhằm góp phần hạn chế tối đa mầm bệnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trong các hệ thống nuôi Thủy Sản.

    Nội dung nghiên cứu:
    - Nghiên cứu khả năng hòa tan và hiệu quả xử lí nước của Ozon ở các độ mặn khác nhau.
    -Nghiên cứu khả năng hòa tan và hiệu quả xử lí của ozon trong nước có hàm lượng chất hữu cơ khác nhau.
    - Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng chất hữu cơ ở độ mặn khác nhau đến khả năng hòa tan và xử lí nước của Ozone.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...