Thạc Sĩ Ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiệ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    [TABLE="width: 652"]
    [TR]
    [TD]

    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]MỞ ĐẦU
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
    [/TD]
    [TD]6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo Tin lành và đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
    [/TD]
    [TD]6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
    [/TD]
    [TD]16
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quan điểm, giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
    [/TD]
    [TD]19
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2: ĐẠO TIN LÀNH TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
    [/TD]
    [TD]26
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Đời sống tinh thần và một số nhân tố ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
    [/TD]
    [TD]26
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Đạo Tin lành ở Tây Nguyên
    [/TD]
    [TD]54
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ XU HƯỚNG ẢNH HƯỞNG
    [/TD]
    [TD]70
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Thực trạng ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay
    [/TD]
    [TD]70
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Nguyên nhân và xu hướng ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
    [/TD]
    [TD]97
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY
    [/TD]
    [TD]121
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1. Quan điểm cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay
    [/TD]
    [TD]121
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay
    [/TD]
    [TD]127
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD]151
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
    [/TD]
    [TD]154
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD]155
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHỤ LỤC
    [/TD]
    [TD]167
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tôn giáo là một hiện tượng xã hội đặc biệt, ra đời trong những điều kiện lịch sử nhất định. Trong quá trình phát triển, tôn giáo luôn có ảnh hưởng khá sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, đạo đức, lối sống Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và là một quốc gia có nhiều tôn giáo, số lượng người theo đạo khá đông. Theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2011, nước ta có hơn 25 triệu tín đồ, chiếm hơn ¼ dân số. Hơn nữa, tôn giáo cũng đang là một vấn đề phức tạp và hết sức nhạy cảm liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Do vậy, việc thực hiện chính sách tôn giáo là vấn đề quan trọng không những ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân mà còn tác động không nhỏ tới tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước.
    Tây Nguyên (bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) có vị trí địa lý, chính trị, kinh tế và an ninh – quốc phòng hết sức quan trọng, là địa bàn chiến lược về quốc phòng - an ninh không chỉ đối với khu vực mà còn đối với cả nước. Bên cạnh đó, Tây Nguyên cũng là nơi có nhiều diễn biến phức tạp về dân tộc và tôn giáo. Vì vậy, qua các giai đoạn cách mạng, bên cạnh việc giải quyết các vấn đề về chính sách kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Nhờ vậy, những năm qua kinh tế - xã hội Tây Nguyên đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên được nâng lên, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
    Tuy nhiên, trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân khác nhau, đạo Tin lành ở Tây Nguyên phát triển nhanh và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bên cạnh những mặt tích cực và hoạt động tôn giáo bình thường, ổn định, tuân thủ pháp luật, tình hình đạo Tin lành ở Tây Nguyên diễn biến rất phức tạp. Lợi dụng những khó khăn về đời sống, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số và những thiếu sót trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, các thế lực thù địch đã tăng cường hoạt động tuyên truyền, lừa phỉnh, phát triển đạo trái phép, kích động tư tưởng ly khai, lôi kéo người vượt biên trái phép; lợi dụng việc phát triển “Tin lành Đêga” để lôi kéo chia rẽ tôn giáo này với tôn giáo khác, giữa người có tôn giáo và không tôn giáo, tách Tin lành của người Kinh ra khỏi Tin lành của đồng bào dân tộc thiểu số; đặc biệt âm mưu chia rẽ đồng bào tôn giáo với Đảng, Nhà nước nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, điển hình là các vụ bạo loạn mang tính chất chính trị vào tháng 2 năm 2001 và tháng 4 năm 2004. Ở bên ngoài, các phần tử phản động, cực đoan vu cáo Đảng và Nhà nước ta đàn áp dân tộc thiểu số, tôn giáo, vi phạm dân chủ, nhân quyền chống phá ta gây mất ổn định chính trị xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
    Trong khi đó, việc giải quyết một số vấn đề của đạo Tin lành theo chủ trương của Đảng ở một số nơi còn hạn chế trên nhiều mặt, vẫn còn có nhận thức, quan điểm và cách giải quyết chưa thật sự thống nhất. Điều đó dẫn đến một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số chưa hiểu đúng đắn về chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, làm cho tình hình các mặt ở Tây Nguyên có nhiều phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự ở Tây Nguyên, và ổn định chính trị của cả nước. Bên cạnh đó, do yêu cầu phải xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh làm cơ sở, động lực để phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường, củng cố tính thống nhất trong đa dạng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; chống lại những tiêu cực trong quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng.
    Trong bối cảnh đó, việc tập trung nghiên cứu đạo Tin lành, nhất là nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay nhằm tìm ra giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tích cực là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết.
    Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sỹ Triết học của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích
    Trên cơ sở phân tích thực trạng, nguyên nhân và xu hướng ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.
    2.2. Nhiệm vụ
    - Làm rõ khái niệm đời sống tinh thần và những đặc trưng đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
    - Trình bày khái quát về đạo Tin lành, về quá trình du nhập, phát triển của đạo Tin lành ở Tây Nguyên.
    - Làm rõ thực trạng ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và nguyên nhân gia tăng ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.
    - Dự báo xu hướng ảnh hưởng và đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    - Luận án tập trung nghiên cứu đạo Tin lành ở Tây Nguyên, ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên như: tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống; văn hóa truyền thống; tín ngưỡng truyền thống.
    - Phạm vi nghiên cứu: Các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) trong thời kỳ đổi mới.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
    - Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc, tôn giáo, đường lối văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên.
    - Luận án dựa vào các văn kiện của các đại hội Đảng, các nghị quyết của Trung ương, các tài liệu của các cấp ủy đảng và chính quyền các tỉnh Tây Nguyên hiện nay có liên quan đến đề tài.
    - Cơ sở thực tiễn là tình hình kinh tế- xã hội, đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp cụ thể như: phân tích và tổng hợp; lôgíc và lịch sử; so sánh; phương pháp điều tra xã hội học, khảo sát thực tiễn ngoài ra, luận án còn sử dụng kết quả nghiên cứu điều tra xã hội học của các công trình đã công bố ở nước ta có liên quan đến đề tài.
    5. Đóng góp mới của luận án
    - Làm rõ thực trạng những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và những nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.
    - Dự báo xu hướng ảnh hưởng và đề xuất một số quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng chủ trương, chính sách về dân tộc, tôn giáo ở nước ta nói chung và ở các tỉnh Tây Nguyên nói riêng.
    - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy trong các trường chính trị tỉnh và Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh các khu vực.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học được công bố có liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...