Luận Văn ảnh hưởng của đạo đức nho giáo đến giáo dục đạo đức gia đình việt nam trong lịch sử

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐẾN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ



    MỤC LỤC


    PHÀN MỞ ĐẦU .2


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2


    2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHAM VI NGHIÊN CỨU .3


    2.1. Đối tượng nghiên cứu 3


    2.2. Phạm vi nghiên cứu: 3


    3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI .3


    3.1 Mục đích: 3


    3.2 Nhiệm vụ: .3


    4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .3


    4.1 Cơ sở lý luận: 3


    4.2 Phương pháp nghiên cứu: 4


    5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 4


    PHẦN NỘI DUNG . ! . .5


    CHƯƠNG 1. KHÁI LƯỢC VỀ NHO GIÁO VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHỌ GIÁO Ở TRNG QUỐC . . 5


    1.1 HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ KHÁI LƯỢC CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA


    NHO GIÁO 5


    1.1.1 hoàn cảnh ra đời .5


    1.1.2 khái lược về nho giáo ở Trung Quốc 8


    1.1.1.1. Nho giáo thời kỳ Tiên Tần 8


    1.1.1.2. Nho giáo thời kỳ nhà Hán 14


    1.1.1.3 Nho giáo thời Tống- Minh, 15


    1.1.1.4 Nho giáo thời kỳ nhà thanh .17


    1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO 17


    1.2.1. Nhân 17


    12 2 Nghĩa .20


    1.2.3. Lễ .22


    12 4 Trí 25


    1.2.5. Tín .26


    CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐẾN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ .!.28


    2.1 KHÁI LƯỢC QUÁ TRÌNH DU NHẬP CỦA NHO GIÁO VÀO VỆT NAM .28


    2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐẾN GIÁO DỤC


    ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ 30


    2.2.1 Ảnh hưởng tích cực .30


    2.2.2 Ảnh huởng tiêu cực 38


    2.3. KẾ THỪA, PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỂ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY .42


    2.3.1 Thực trạng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay 42


    2.3.2 Nguyên nhân của những biến đổi tiêu cực trong đạo đức gia đình nước ta


    hiện nay .47


    2.3.2.1 Nguyên nhân khách quan 48


    2.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan .50


    2.3.3. Những giá trị tích cực của đạo đức Nho giáo cần được kế thừa và phát huy


    trong xây dựng nền đạo đức gia đình mới nước ta hiện nay 52


    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .60


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .62
    LỜI CẢM ƠN


    Qua những năm tháng học tập và rèn luyện tại trường Đại học cần Thơ, tôi đã tích lũy được những kiến thức bổ ích và cần thiết để tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. Luận văn tốt nghiệp là một trong những hành trang tri thức, đề tài cuối cùng mà tôi nghiên cứu khi còn học ở trường Đại học cần Thơ. Tôi nghĩ việc nghiên cứu, thực hiện luận văn tốt nghiệp sẽ giúp cho bản thân tôi có được nhiều điều bổ ích về tri thức và những kinh nghiệm quý báu cho công tác giảng dạy sau này.


    Trong suốt quá trình nghiên cứu tìm tòi để bắt đầu viết cho đến khi hoàn thành luận vãn nay, tôi đã nhận được rất nhiều lời động viên, chỉ dạy chân thành và sự giúp đỡ của thầy Đinh Ngọc Quyên, từ tất cả các thầy cô thuộc khoa, Khoa học Chính trị và các bạn trong lớp. Chính sự động yiên giúp đỡ đó đã tạo cho tôi thêm nhiều nghị lực để hoàn thành tốt luận văn.


    Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Đinh Ngọc Quyên đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, góp ý cho bài viết của tôi. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa, Khoa học Chính trị, trường Đại học cần Thơ đã dìu dắt và truyền đạt kiến thức cho tôi trong mấy niên học vừa qua, đồng thời đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có được những tài liệu càn thiết phục vụ cho việc thực hiện đề tài luận văn này. Và tôi xin cảm om các bạn lớp Sư phạm Giáo dục công dân khóa 32 với những lời động viên và sự giúp đỡ chân thành.


    Tuy nhiên do thời gian có hạn và vốn kiến thức còn hạn chế, nên tôi không tránh khỏi nhưng thiếu sót, rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn.


    Tôi xin chân thành cảm ơn!
    PHẨN MỞ ĐẦU


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Nho giáo là một học thuyết chính trị, đạo đức đặc trưng cho nét đặc sắc của văn hóa Phương Đông là một trong những di sản vãn hóa của nhân loại. Qua hơn hai thế kỷ tồn tại và phát triển, Nho giáo đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt cả về giá trị lý luận và thực tiễn của nó. Nho giáo không chỉ chi phối đời sống chính trị xã hội, đạo đức, văn hóa giáo dục ở Trung Quốc mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống vãn hóa tinh thần của nhiều quốc gia dân tộc trong đó có Việt Nam.


    Mặc dù còn nhiều thiếu sót nhưng tư tưởng giáo dục của Nho giáo, đặc biệt là giáo dục đạo đức đối với gia đình, được các triều đại phong kiến Việt Nam tiếp thu, sử dụng vào việc quản lý đất nước, đào tạo con người góp phần tạo nên bộ mặt văn hóa tinh thần của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử.


    Ngày nay chúng ta tiến hành đổi mới đất nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Hơn hai mươi năm đổi mới đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các phương diện: chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng, văn hóa xã hội phát triển, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng.


    Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, mặt trái của kinh tế thị trường cũng nảy sinh nhiều diễn biến phức tạp: hiện tượng tham nhũng, chạy theo lối sống thực dụng, vấn đề đạo đức, lối sống của một bộ phận quần chúng trong đó có vấn đề đạo đức gia đình đang là một mối quan tâm lớn của xã hội nước ta hiện nay.


    Từ thực tế đó việc đánh giá lại vai trò giáo dục đạo đức của Nho giáo đối với gia đình Việt Nam trong lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp thiết. Việc nghiên cứu này giúp chúng ta thấy được những giá trị tích cực của đạo đức Nho giáo đối với gia đình Việt Nam, trên cơ sở đó kế thừa, phát huy những giá trị tích cực đó vào việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
    Chính vì tầm quan trọng của vấn đề nói trên tôi đã chọn đề tài: “ Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến giáo dục đạo đức gia đình Việt Nam trong lịch sử” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình.


    2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN cứu


    2.1. Đối tượng nghiên cứu.


    - Luận văn nghiên cứu tư tưởng của Nho giáo trong lịch sử triết học Trung Hoa Cổ - Trung đại.


    - Trên cơ sở đó luận văn làm rõ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức Nho giáo đến gia đình Việt Nam trong lịch sử.


    Từ đó kế thừa phát huy những giá trị tích cực của đạo đức Nho giáo trong xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay.


    2.2. Phạm vỉ nghiên cứu:


    Đề tài chỉ nghiên cứu đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của nó đối với đời sống đạo đức gia đình Việt Nam từ thời phong kiến đến hiện nay.


    3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM vụ CỦA ĐÈ TÀI.


    3.1. Mục đích:


    - trên cơ sở nghiên cứu những nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến giáo dục đạo đức gia đình Việt Nam trong lịch sử.


    - kế thừa, phát huy những giá tri của đạo đức Nho giáo để xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay.


    3.2. Nhiệm vụ:


    - Phân tích khái lược về Nho giáo và nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo.


    - phân tích sự ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến giáo dục đạo đức gia đình Việt Nam trong lịch sử.


    - phân tích sự kế thừa, phát huy những giá trị tích cực của đạo đức Nho giáo để xây dựng đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay.


    4. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu.


    4.1. Cơ sở lý luận:


    - Dựa trên cơ sở lý luận của lịch sử triết học, Đạo đức học Mác - Lênin; các nguyên lý của: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư
    tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam được thể hiện trong các vãn kiện của Đảng.


    4.2 Phương pháp nghiên cứu:


    Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong đó chú ý các phương pháp: lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, gắn lý luận với thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ đề tài đặt ra.


    5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN


    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục. luận vãn được chia thành 2 chương, 5 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...