Thạc Sĩ Ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đồng bào dân tộc Bana tỉnh Kon Tum

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Mở đầu


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tôn giáo là một vấn đề xã hội khách quan, luôn gắn liền với đời sống chính trị,
    văn hóa, là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Từ khi tôn giáo ra đời cho đến nay, nó đã
    tác động, chi phối đời sống con người trên nhiều lĩnh vực. Có lúc, có nơi tôn giáo đã
    đóng vai trò chính trong một nước, một khu vực nhất định.
    Ngày nay, vai trò và ảnh hưởng của tôn giáo thu hẹp dần trong đời sống là xu
    hướng tất yếu của sự phát triển xã hội. Nhưng cũng có tình hình ngược lại ở một số nơi
    trên thế giới tôn giáo có xu hướng phục hồi và phát triển mạnh hơn, trong đó có Việt
    Nam.
    Các cuộc xung đột sắc tộc, âm mưu lật đổ, các nhóm khủng bố quốc tế . trong
    đời sống hiện tại ít nhiều đều có liên quan đến tôn giáo. Vấn đề dân tộc và tôn giáo ngày
    nay ở nhiều nơi là ngòi nổ của các mâu thuẫn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đã gây
    nên những xáo trộn lớn cho các quốc gia dân tộc, nhất là các quốc gia ở thế giới thế ba.
    Kon Tum là một tỉnh miền núi, biên giới thuộc Tây Nguyên, là địa bàn chiến
    lược của cả nước. Trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống và nhiều tôn giáo đang tồn
    tại. Trong những năm trở lại gây, hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh trở nên sôi
    động hơn bao giờ hết. Sự phát triển không bình thường của đạo Tin Lành ở một số vùng
    đồng bào dân tộc thiểu số, sự phục hồi của đạo Công giáo với sự trở lại của các tín đồ
    trước đây đã khô đạo đang thu hút thêm nhiều tín đồ mới. Ngay cả những vùng trước đây
    là căn cứ cách mạng, đồng bào một lòng một dạ theo Đảng, theo kháng chiến đến ngày
    thắng lợi cuối cùng, thì nay tôn giáo cũng đã xâm nhập, cắm rễ vào.
    Riêng đạo Công giáo đã có mặt ở Kon Tum trên 150 năm nay. Chừng ấy thời
    gian tồn tại, chung sống với các dân tộc ở đây, đạo Công giáo hẳn nhiên đã in dấu ấn vào
    đời sống của họ không ít. ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với các dân tộc được nhìn
    nhận như một tác động kép vừa tích cực vừa tiêu cực. Khai thác, phát huy những mặt tích
    cực và hạn chế những mặt tiêu cực của tôn giáo là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta,

    như tinh thần Chỉ thị 37 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nêu: "phát huy những
    giá trị văn hóa, đạo đức lành mạnh, hướng thiện của tôn giáo phù hợp với truyền thống
    văn hóa dân tộc và đời sống xã hội, thực hiện tôn giáo gắn bó với dân tộc, đoàn kết hòa
    hợp các tôn giáo cùng toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
    Dân tộc Bana có dân số đông và số lượng tín đồ theo đạo Công giáo tính theo tỷ
    lệ là nhiều nhất ở Kon Tum. Khi đạo Công giáo xâm nhập vào Kon Tum cũng là vào dân
    tộc này trước tiên.
    Với các lý do trên, tác giả chọn vấn đề "ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với
    đồng bào dân tộc Bana tỉnh Kon Tum" làm đề tài luận văn, hy vọng góp phần nhỏ bé
    vào việc hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Công giáo đối với đồng
    bào Bana tỉnh Kon Tum hiện nay.

    2. Tình hình nghiên cứu
    Nói về ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội đã có nhiều công trình
    khoa học, nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau.
    Nhưng chưa có công trình nào đề cập một cách hệ thống và cụ thể về ảnh hưởng của đạo
    Công giáo đối với một dân tộc như là dân tộc Bana ở Tây Nguyên. Công trình "ảnh
    hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay" do PGS.
    Nguyễn Tài Thư chủ biên, có một phần nói về: Cơ sở tồn tại và ảnh hưởng của Thiên
    Chúa giáo ở Việt Nam hiện nay.
    Nghiên cứu về Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng được giới khoa
    học quan tâm từ lâu. Những tư liệu trong các sách sử biên niên của những thế kỷ XVI,
    XVII, XVIII được Lê Quý Đôn tổng kết lại trong cuốn sách nổi tiếng "Phủ Biên Tạp
    Lục". Các tác giả phương Tây nói đến Tây Nguyên và Kon Tum bắt đầu từ thế kỷ XVII
    của các Thừa sai và các quan lại cai trị. Những tác phẩm đó nhằm tìm hiểu khái quát tình
    hình các dân tộc bản địa, đặc biệt chú ý đến các mặt phong tục tập quán, tôn giáo và phản
    ánh đời sống cư dân đương thời.
    Từ năm 1975, các tác phẩm đề cập đến Tây Nguyên và Kon Tum mới có hệ
    thống, khối lượng các tác phẩm tăng nhanh được đăng tải trên các tạp chí và in ấn, trong




    đó có hai tác phẩm có tính khái quát và đi sâu vào từng dân tộc là "Các dân tộc tỉnh Gia
    Lai - Kon Tum" của Đặng Nghiêm Vạn chủ biên và cuốn "Các dân tộc ít người ở Việt
    Nam - các tỉnh phía Nam" của Viện Dân tộc học.
    Ngoài ra, còn một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, các luận văn cử nhân,
    thạc sĩ viết về tôn giáo cũng chỉ mới nêu lên tình hình tôn giáo nói chung và tập trung ở
    chính sách tôn giáo, quản lý tôn giáo của chính quyền. Đề tài này là một trong những
    hướng đi vào nghiên cứu một tôn giáo cụ thể với một dân tộc cụ thể, ở một địa bàn có
    nhiều vấn đề phức tạp và nhạy cảm hiện nay.

    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Mục đích
    Đề tài đi sâu nghiên cứu những ảnh hưởng của đạo Công giáo trên một số lĩnh
    vực của đời sống xã hội đối với đồng bào dân tộc Bana tỉnh Kon Tum nhằm phát huy
    những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực, góp phần ổn định đời sống kinh tế,
    chính trị, văn hóa, xã hội đối với đồng bào dân tộc Bana trên địa bàn tỉnh.
    3.2. Nhiệm vụ của đề tài
    - Một là, nghiên cứu, khảo sát làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn những ảnh hưởng
    của đạo Công giáo đối với đồng bào Bana ở Kon Tum hiện nay.
    - Hai là, đề xuất những giải pháp nhằm phát huy và khắc phục ảnh hưởng của
    đạo Công giáo với đồng bào Bana ở Kon Tum hiện nay.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với
    đồng bào dân tộc Bana ở tỉnh Kon Tum hiện nay.

    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng những nguyên lý lý luận của của
    chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về tôn giáo và mối
    quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo.




    Kết hợp với phương pháp khảo sát thực tiễn, phỏng vấn nhằm làm rõ vấn đề
    nghiên cứu. Đề tài kết hợp phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp so sánh, phương
    pháp phân tích - tổng hợp trong quá trình nghiên cứu.

    5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
    Từ mục đích, nhiệm vụ trên, luận văn góp phần làm rõ thêm vấn đề tôn giáo đi
    vào đời sống đồng bào các dân tộc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa Tây Nguyên có đời
    sống kinh tế, văn hóa, xã hội còn thấp kém đã bị ảnh hưởng như thế nào, khắc phục
    những ảnh hưởng đó, vấn đề gì cần quan tâm. Đồng thời nêu ra một số phương hướng
    giải pháp để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của đạo Công giáo đối với
    đồng bào Bana tỉnh Kon Tum.

    6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn
    Đánh giá đúng thực chất quá trình xâm nhập và hoạt động của đạo Công giáo
    cùng với những ảnh hưởng của nó đối với đồng bào Bana ở Tây Nguyên. Thông qua việc
    khắc phục những ảnh hưởng đó nhằm xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hòa hợp các tôn
    giáo, các dân tộc vì mục tiêu chung của đất nước. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo
    cho công tác dân tộc, tôn giáo ở địa phương; các nghiên cứu và giảng dạy ở trường của
    Đảng và Nhà nước.

    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3
    chương, 9 tiết.

    Chương 1
    đạo Công giáo và dân tộc bana ở Kon Tum
    1.1. Khái quát về dân tộc Bana
    1.1.1. Những đặc điểm chủ yếu về dân tộc Bana
    Kon Tum là tỉnh nằm ở cực Bắc Tây Nguyên. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam,
    phía Nam giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp với Lào và
    Đông Bắc Campuchia.
    Tỉnh Kon Tum có diện tích 9.661 km2, chia thành 7 đơn vị hành chính cấp huyện
    thị, trong đó Thị xã Kon Tum có 424,9 km2; Đăkglei có 1.532,5 km2; ĐăkTô có 1.377,4
    km2; Đăk Hà 843,6 km2; Konplong 2.248,2 km2; Ngọc Hồi có 823,9 km2; Sa Thầy có
    2.441,9 km2 [6, tr. 18].
    Với vị trí ngã ba đường của Đông Dương, nên từ lâu đã có nhiều dân tộc đến
    định cư sinh sống và quá trình này vẫn còn đang tiếp diễn. Hiện trong tỉnh có các thành
    phần dân tộc chính gồm Xê Đăng, Bana, Gia Rai, Giẻ Triêng, Brâu và Rơ Mâm cùng
    nhóm các thành phần dân tộc phía Bắc di cư vào từ trước và sau năm 1975.
    Các dân tộc Xê Đăng, Bana, Giẻ Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Mâm là các dân tộc
    bản địa chiếm tỷ lệ trên 50% dân số toàn tỉnh (dân số toàn tỉnh là 285.782 người) [6, tr.
    35].

    Tài Liệu THAM Khảo

    Ban Tôn giáo Chính phủ (1999), Một số tôn giáo ở Việt Nam (tài liệu tham khảo lưu
    hành nội bộ), Hà Nội.
    Ban Tôn giáo tỉnh Kon Tum (1997), Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị định
    69/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), (21), Kon Tum.
    Ban Tôn giáo tỉnh Kon Tum (1998), Tôn giáo ở Kon Tum, thực trạng, nguyên nhân
    và giải pháp (đề tài khoa học cấp tính), Kon Tum.
    Ban Tôn giáo tỉnh Kon Tum (1999), Báo cáo công tác tôn giáo năm 1999, (12),
    Kon Tum.
    Ban Tôn giáo tỉnh Kon Tum (2000), Tình hình tôn giáo và công tác quản lý nhà
    nước về tôn giáo năm 1999, (11), Kon Tum.
    Ban Tuyên giáo tỉnh Kon Tum (1997), Kon Tum đất nước con người, Nxb Đà
    Nẵng.
    Ban Tuyên giáo tỉnh Kon Tum (1996), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Kon Tum, tập 1, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Chi cục Dân tộc, định canh định cư tỉnh Kon Tum (1999), Báo cáo về tình hình thực
    hiện công tác dân tộc, định canh định cư di dân xây dựng kinh tế mới từ 1992
    - 1999, (111), Kon Tum.
    Võ Chuẩn (1933), Kon Tum tỉnh chí, Kon Tum.

    10. Cục Thống kê Kon Tum (2000), Niên giám thống kê năm 1999, Kon Tum.
    11. P.Dourisboure (1972), Dân làng Hồ, Sài Gòn.
    12. Phan Hữu Dật (1988), Sắc thái văn hóa địa phương và tộc người trong chiến lược
    phát triển đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    13. Ngô Văn Doanh (1995), Lễ bỏ mả Bắc Tây Nguyên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
    14. Ariel Durant (1968), Nguồn gốc văn minh, Nxb Lá Bối, Sài Gòn.
    15. Ariel Durant (1972), Bài học lịch sử, Nxb Lá Bối, Sài Gòn.

    16. Nguyễn Hồng Dương (1968), Hoạt động tôn giáo và chính trị của Thiên Chúa giáo
    miền Nam thời Mỹ - Ngụy (1954 - 1975), Trường Cao đẳng An ninh nhân dân
    II, thành phố Hồ Chí Minh.
    17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung
    ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    18. Lê Duy Đại (1990), "Những đặc điểm về cư dân Tây Nguyên", Dân tộc học, (4), tr.
    61-70.
    19. Bế Viết Đẳng (1984), "Về một số đặc điểm xây dựng của các dân tộc Trường Sơn -
    Tây Nguyên", Dân tộc học, (1), tr.11-22.
    20. Nguyễn Văn Đông (1998), Tìm hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đạo
    Thiên Chúa giáo, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.
    21. Trần Văn Giàu (1973), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ thứ XIX đến
    Cách mạng tháng Tám, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    22. Trần Văn Giàu (1975), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ thứ XIX đến
    Cách mạng tháng Tám, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    23. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Hà Nội (1995), Vấn đề dân
    tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, Nxb Chính trị quốc gia,
    Hà Nội.
    24. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Đà Nẵng (1996), Giữ gìn và
    phát huy bản sắc văn hóa Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    25. Phạm Quang Hoan, Vũ Đình Lợi (1998), "Gia đình ở các dân tộc Tây Nguyên trong
    thời kỳ quá độ", Dân tộc học, (4), tr.19-26.
    26. Nguyễn Hồng (1959), Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, quyển 1, Nxb Hiền Tài, Sài
    Gòn.
    27. Lưu Hùng (1981), Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
    28. Lưu Hùng (1994), Buôn làng cổ truyền xứ Thượng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
    29. Lưu Hùng (1992), "Tìm hiểu thêm về một số khía cạnh của xã hội cổ truyền
    vùng Trường Sơn - Tây Nguyên", Dân tộc học, (3), tr.60-71.
    30. Đỗ Quang Hưng (1989), Một số vấn đề lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam, Tủ
    sách Đại học Tổng hợp, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...