Luận Văn Ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đạo đức được thể hiện qua lối sống của tín đồ Công giáo ở Thanh

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đạo đức được thể hiện qua lối sống củatín đồ Công giáo ở Thanh Hóa

    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Tỡnh hỡnh nghiờn cứu đề tài 2
    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiờn cứu . 3
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu . 3
    5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn . 4
    6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn . 4
    7. Kết cấu của luận văn 4
    Chương 1 5
    ĐẠO CÔNG GIÁO Ở THANH HÓA 5
    1.1. SỰ DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN ĐẠO CÔNG GIÁO Ở THANH HÓA 5
    1.1.1. Vài nét về đạo Công giáo và quá trỡnh du nhập đạo Công giáo ở Việt Nam 5
    1.1.2. Quỏ trỡnh truyền bỏ và phỏt triển đạo Công giáo ở Thanh Hóa . 15
    1.2. TèNH HèNH ĐẠO CÔNG GIÁO Ở THANH HÓA HIỆN NAY 22
    Chương 2: ĐẠO ĐỨC TÍN ĐỒ CÔNG GIÁO Ở THANH HểA HIỆN NAY DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC, HẠN CHẾ NHỮNG BIỂU HIỆN TIấU CỰC CỦA Nể 36
    2.1 ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA TÍN ĐỒ CÔNG GIÁO Ở THANH HÓA HIỆN NAY 36
    2.1.1. Những giá trị tích cực trong đời sống đạo đức của tín đồ Công giáo ở Thanh Hóa dưới ảnh hưởng của đạo Công giáo hiện nay 36
    2.1.2. Một số biểu hiện tiêu cực trong đời sống đạo đức của tín đồ Công giáo ở tỉnh Thanh Hóa dưới ảnh hưởng của đạo Công giáo hiện nay 45
    2.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG BIỂU HIỆN TIấU CỰC TRONG ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA TÍN ĐỒ CÔNG GIÁO Ở THANH HÓA 53
    2.2.1. Một số quan điểm chỉ đạo 53
    2.2.2. Những giải phỏp chủ yếu . 56
    2.2.2.1. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức, xây dựng nếp sống văn hóa mới ở vùng đồng bào Công giáo . 56
    2.2.2.2. Vận động nhân dân vùng Công giáo tích cực tham gia phong trào thi đua sản xuất, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn 58
    2.2.2.3. Củng cố tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở trong công tác quản lý tụn giỏo và vận động quần chúng tín đồ 59
    KẾT LUẬN 71
    PHỤ LỤC . 79

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến, có ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và phát triển của các cộng đồng người trong lịch sử. Hiện nay, ảnh hưởng của tôn giáo đang có chiều hướng gia tăng đối với các lĩnh vực trong đời sống xã hội ở hầu khắp các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
    Công giáo là một chi phái lớn của Ki tô giáo, có tác động nhiều mặt đến đời sống, đạo đức, văn hóa, lối sống, phong tục, tập quán . của nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu.
    Mặc dù Công giáo được du nhập vào Việt Nam thời gian chưa lâu, nhưng với tất cả tính riêng biệt của mình, Công giáo đã và đang có ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống tinh thần trong xã hội. Trong tình hình hiện nay, khi mà nước ta đã và đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặt trái của nó đã làm cho đạo đức xã hội có phần bị suy thóai. Vai trò của tôn giáo cũng như đạo Công giáo đã tác động vào đời sống xã hội, đặc biệt là đối với đạo đức của tín đồ Công giáo ở nước ta nói chung, ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Chính sự tác động, ảnh hưởng ấy có những mặt tích cực, nhưng cũng đang gây ra những hậu quả nhiều mặt, không chỉ đối với các tín đồ Công giáo, mà cả với các lực lượng xã hội khác trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở các địa phương. Đạo Công giáo đã ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa ở nước ta hiện nay.
    Trong tình hình ấy, việc đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đạo đức được thể hiện qua lối sống của tín đồ Công giáo ở Thanh Hóa, để đề ra các giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tín đồ Công giáo trong sự nghiệp đổi mới đất nước là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách hiện nay.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Cho đến nay ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các tôn giáo đề cập đến sự ảnh hưởng của nó đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội (xem: "Sự thống nhất giữa "Kính chúa" và "Yêu nước" trong tư tưởng Đặng Đức Tuấn. Triết học, số 2 tháng 4/2000.(Đỗ Lan Hiền)" "Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại" (5.01.01); "Góp phần tìm hiểu đạo đức trong kinh thánh" (5.01.01); "Vận dụng quan điểm khoa học về tôn giáo trong công tác đối với Thiên Chúa giáo hiện nay ở Việt Nam" (5.01.02), "Khía cạnh nhân văn của giáo lý Thiên Chúa giáo và công tác xây dựng nếp sống mới ở vùng đồng bào Thiên Chúa giáo" (5.01.01); "Công tác vận động quần chúng theo đạo Thiên Chúa ở miền Bắc nước ta hiện nay" (5.03.14); "Một số vấn đề về lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam" (Đỗ Quang Hưng), "Bước đầu của đạo Thiên Chúa ở Việt Nam" (Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam) - của Giáo sư Trần Văn Giàu; "Đời sống đạo của người dân công giáo ở thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh" (Nguyễn Hồng Dương); "Thập giá và lưỡi gươm" (Trần Tam Tĩnh); "Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay" (Đề tài KX.07.03)."Những quan điểm đổi mới và hoàn thiện chính sách tôn giáo và tín ngưỡng của nước ta hiện nay" (KX.04.13) . Và nhiều công trình nghiên cứu khác của Trung tâm khoa học về Tín ngưỡng và Tôn giáo - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, các trung tâm nghiên cứu của Giáo hội Công giáo, Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam .). Dưới các góc độ khác nhau, các công trình nghiên cứu đó đã đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo trong mỗi giai đoạn cách mạng, nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay.
    Tuy nhiên, về ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đạo đức thể hiện qua lối sống của tín đồ Công giáo ở nước ta, nhất là ở tỉnh Thanh Hóa thì lĩnh vực này chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và trực tiếp.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
    Mục đích: Nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đạo đức của tín đồ Công giáo ở tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tín đồ Công giáo trong quá trình đổi mới ở địa phương.
    Nhiệm vụ: Với mục đích như trên, nhiệm vụ của luận văn là:
    - Tìm hiểu quá trình du nhập và tình hình của đạo Công giáo ở Thanh hóa hiện nay.
    - Phân tích tình hình đạo đức được biểu hiện qua lối sống của tín đồ Công giáo ở tỉnh Thanh hóa dưới ảnh hưởng của đạo Công giáo.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tín đồ Công giáo trong quá trình đổi mới của địa phương và của đất nước.
    Phạm vi nghiên cứu: Luận văn không đi sâu nghiên cứu đạo Công giáo với ảnh hưởng của nó đối với các mặt của đời sống xã hội, mà chỉ tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đạo đức được thể hiện qua lối sống của tín đồ Công giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong tình hình hiện nay.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Thực hiện đề tài này, người viết luận văn dựa trên cơ sở vận dụng tổng hợp về lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo, đạo đức để tiến hành nghiên cứu, người viết luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp lịch sử - lôgíc, phương pháp phân tích và tổng hợp ., ngoài ra còn sử dụng kết quả của phương pháp điều tra xã hội học v.v . Đồng thời kế thừa có chọn lọc một số công trình nghiên cứu của nhiều tác giả có liên quan đến nội dung của luận văn.
    5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
    - Góp phần tìm hiểu về lịch sử đạo Công giáo ở Thanh Hóa, chỉ ra ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đạo đức của tín đồ Công giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
    - Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tín đồ Công giáo ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình đổi mới của địa phương và đất nước để góp phần xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa.
    6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
    Những vấn đề đặt ra và giải quyết trong luận văn này trước hết là phục vụ cho công tác vận động đồng bào Công giáo của địa phương. Có thế làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu có nội dung liên quan đến nội dung của luận văn này và làm tài liệu cho sinh viên các Trường đại học, cao đẳng, khi nghiên cứu về ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đạo đức tín đồ ở Thanh Hóa.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 2 chương, 4 tiết.

    [HR][/HR]​
     
Đang tải...