Luận Văn Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay tới thị trường tàu biển Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 19/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Năm 2008, sức phá huỷ của khủng hoảng tài chính rõ nét hơn bao giờ hết, kéo theo nó là khủng hoảng công nghiệp. Khi kinh tế toàn cầu suy giảm trong năm 2009, những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU và một số khu vực có nguy cơ bị thu hẹp, điều này đe dọa tới kim ngạch xuất xuất khẩu của ta. Đồng thời, các nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp cũng bị giảm sút, nhu cầu nhập khẩu cho tiêu dùng cũng như phục vụ sản xuất cũng giảm đáng kể. Do hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính nên nhu cầu vận tải đặc biệt là vận tải biển giảm sút theo, đẩy các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, các doanh nghiệp đóng tàu, cũng như hoạt động mua bán chuyển nhượng tàu biển chịu tác động rất xấu. Ta có thể thấy, phí chuyển một container hàng từ miền Nam Trung Quốc sang châu Âu, nếu không tính phí nhiên liệu và vận chuyển, đã có lúc mức thấp nhất thậm chí chỉ là 0USD vào thời điểm hiện tại. Mùa hè năm 2007, mức phí này là 1,400USD. Những chuyến tàu biển trống đến một nửa là một dấu hiệu cho thấy ngành kinh doanh tàu biển đang phải đối mặt với một thách thức rất lớn ít nhất là trong năm 2009.
    Hơn nữa, từ khi nền kinh tế sản xuất hàng hoá ra đời cho đến nay, vận tải hàng hoá luôn đóng vai trò là một mắt xích trọng yếu của quá trình sản xuất, đảm trách khâu phân phối và lưu thông hàng hoá. Các nhà kinh tế học đã ví rằng: “Nếu nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông là các huyết mạch thì vận tải là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó”. Và hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang hội nhập một cách mạnh mẽ thì vai trò của vận tải biển càng giữ một vai trò hết sức quan trọng.
    Với những lý do trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay tới thị trường tàu biển Việt Nam”
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài có mục đích đi sâu phân tích những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới thị trường tàu biển Việt Nam. Với mục đích như vậy, đề tài có nhiệm vụ sau:
    - Làm rõ thực trạng về thị trường tàu biển Việt Nam
    - Phân tích các ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của cuộc khủng hoảng đối với thị trường tàu biển
    - Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm chống đỡ và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới thị trường vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đối với thị trường đóng tàu biển và thị trường mua bán tàu biển tại Việt Nam, đặc biệt là nghiên cứu về các doanh nghiệp Việt Nam trong thị trường.
    4. Bố cục đề tài
    Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục khoá luận có bố cục gồm 3 chương:
    Chương 1: Khái quát về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay
    Chương 2: Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay tới thị trường tàu biển Việt Nam
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm giảm ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng đối với thị trường tàu biển Việt Nam
    Đồng thời, người viết xin có lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Như Tiến và bạn bè đã giúp đỡ tạo điều kiện cho người viết hoàn thành khóa luận này.


    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI HIỆN NAY 3
    I. Diễn biến, tính chất, nguyên nhân. 3
    1. Diễn biến. 3
    1.1. Mỹ - Nơi bắt đầu của cuộc khủng hoảng. 3
    1.2. Cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn thế giới 7
    2. Tính chất. 10
    2.1. Tính lây lan. 10
    2.2. Tính sâu sắc. 10
    2.3. Tính toàn cầu. 11
    3. Nguyên nhân. 11
    3.1. Sự sụp đổ của thị trường bất động sản Mỹ từ các hợp đồng cho vay dưới chuẩn 11
    3.2. Cơ chế giám sát hệ thống tài chính của Mỹ quá lỏng lẻo. 13
    3.3. Toàn cầu hóa. 14
    3.4. Khủng hoảng niềm tin. 16
    II. Các tác dộng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay. 16
    1. Tác dộng tích cực. 16
    1.1. Ở cấp vĩ mô. 16
    1.1.1. Cơ hội cho các quốc gia, các tổ chức liên chính phủ cải cách việc quản lý, giám sát hệ thống tài chính. 16
    1.1.2. Chính phủ các nước nhìn lại các chính sách phát triển kinh tế và đưa ra những mô hình phát triển kinh tế phù hợp hơn. 17
    1.2. Ở cấp dộ vi mô. 18
    1.2.1. Cơ hội cho các doanh nghiệp các thể chế tài chính rà soát lại các vấn đề quản trị và tiến hành tái cấu trúc. 18
    1.2.2. Cơ hội cho các doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt đầu tư cho phát triển 19
    1.2.3. Cơ hội thanh lọc những yếu kém của thị trường. 20
    2. Tác động tiêu cực. 21
    2.1. Về kinh tế. 21
    2.1.1. Thị trường xuất khẩu trên phạm vi toàn thế giới bị thu hẹp (thương mại toàn cầu giảm mạnh) 21
    2.1.2. Thị trường sản xuất ngưng trệ. 22
    2.1.3. Giảm tốc dộ tăng trưởng kinh tế thế giới và tài sản của xã hội tiêu tan 23
    2.2. Về xã hội 23
    2.2.1. Tình trạng thất nghiệp và tệ nạn xã hội gia tăng. 23
    2.2.2. Tăng số người nghèo dói trên thế giới và nhiều người vừa thoát nghèo tiếp tục tái nghèo 25
    III. Một số giải pháp nhằm giảm các ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay ở một số quốc gia trên thế giới. 26
    1. Mỹ. 26
    2. Châu Âu. 27
    3. Châu Á 29
    4. Việt Nam . 30
    5. Một số nỗ lực liên chính phủ. 30
    CHƯƠNG II. ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI HIỆN NAY TỚI THỊ TRƯỜNG TÀU BIỂN VIỆT NAM . 32
    I. Vài nét về thị trường tàu biển Việt Nam . 32
    1. Đối với thị trường vận tải biển. 32
    1.1. Nhu cầu vận tải biển. 32
    1.2. Các doanh nghiệp vận tải biển. 33
    2. Đối với thị trường đóng tàu. 36
    2.1. Nhu cầu về tàu đóng mới 36
    2.2. Các doanh nghiệp đóng tàu. 37
    3. Đối với thị trường mua bán tàu. 40
    II. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới thị trường tàu biển Việt Nam . 41
    1. Ảnh hưởng tiêu cực. 41
    1.1. Đối với thị trường vận tải biển. 41
    1.1.1. Nhu cầu vận tải biển sụt giảm nghiêm trọng. 41
    1.1.2. Giá cước vận tải “rơi tự do”. 44
    1.1.3. Các doanh nghiệp vận tải biển thua lỗ và có nguy cơ phá sản. 48
    1.2. Đối với thị trường đóng tàu biển. 50
    1.2.1. Nhiều hợp đồng đóng tàu đã ký bị hủy hoặc giãn tiến độ vô thời hạn 50
    1.2.2. Các hợp đồng đóng mới tàu gần như “khô kiệt”. 52
    1.2.3. Các doanh nghiệp đóng tàu giảm lợi nhuận, một số doanh nghiệp có thể phải phá sản 53
    1.3. Đối với thị trường mua bán tàu biển. 54
    2. Ảnh hưởng tích cực. 56
    2.1. Đối với thị trường vận tải biển. 56
    2.1.1. Cơ hội để các doanh nghiệp tiến hành rà soát và tái cơ cấu toàn bộ hoạt động kinh doanh 56
    2.1.2. Cơ hội cho các doanh nghiệp vận tải đầu tư nâng cấp đội tàu với chi phí thấp 58
    2.1.3. Cơ hội tiếp cận nguồn nhân lực có trình độ quốc tế. 58
    2.2. Đối với thị trường đóng tàu. 59
    2.2.1. Cơ hội cho các doanh nghiệp rà soát các hoạt động và đưa ra chiến lược phát triển phù hợp 59
    2.2.2. Cơ hội để phát triển dịch vụ sửa chữa tàu biển. 60
    2.2.3. Cơ hội thu hút các chuyên gia quốc tế về thiết kế và đóng tàu biển và đạo tạo nguồn nhân lực 61
    2.3. Đối với thị trường mua bán tàu. 62
    2.3.1. Thị trường mua bán tàu cũ để phá dỡ trở nên sôi động hơn. 62
    2.3.2. Cơ hội cho các doanh nghiệp mua lại tàu đã qua sử dụng với giá thấp để tân trang sửa chữa 63
    CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM CÁC ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI HIỆN NAY TỚI THỊ TRƯỜNG TÀU BIỂN VIỆT NAM 65
    I. Dự báo về diễn biến của cuộc khủng hoảng. 65
    3. Dự báo về diễn biến trên thị trường tàu biển. 67
    II. Các giải pháp ở cấp độ vĩ mô. 68
    1. Rà soát lại chính sách trong phát triển kinh tế nói chung. 68
    2. Đề ra các chính sách thích hợp trong phát triển kinh tế. 69
    2.1. Chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu và khuyến khích chủ hàng xuất nhập khẩu sử dụng dịch vụ vận tải Việt Nam 69
    2.2. Chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh tàu biển 70
    2.3. Chính sách ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh tàu biển 70
    3. Xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển. 71
    4. Có chính sách tạo vốn cho các doanh nghiệp vận tải và đóng tàu. 71
    III. Các giải pháp ở cấp độ vi mô. 72
    1. Đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển. 72
    1.1. Có chính sách giá phù hợp trong từng thời kỳ. 72
    1.2. Vận động các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước giành quyền vận tải trong khi ký kết hợp đồng. 73
    1.3. Đầu tư và hiện đại hóa dội tàu. 75
    1.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ. 75
    1.5. Tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 76
    2. Đối với doanh nghiệp đóng tàu biển. 77
    2.1. Có chính sách chia sẻ gánh vác với bạn hàng. 77
    2.2. Tăng cường công tác dự báo. 77
    2.3. Tăng cường các hoạt động marketing và tìm kiếm khách hàng mới 78
    2.4. Nâng cao chất lượng đóng tàu và thực hiện đúng tiến độ các hợp đồng chưa bị hủy hoặc giãn tiến độ. 78
    2.5. Chú trọng phát triển cả lĩnh vực sửa chữa tàu biển. 78
    2.6. Tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 79
    2.7. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. 80
    3. Đối với doanh nghiệp mua bán tàu biển. 81
    KẾT LUẬN 82
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...