Thạc Sĩ Ảnh hưởng của Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đến các

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Trong hai thập kỷ trở lại đây, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam luôn đạt được sự tăng trưởng đáng kể cả về lượng và về chất. Năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 155.633 tỷ USD[1].Cùng với sự tăng trưởng đó, số lượng các hợp đồng xuất nhập khẩu được ký kết cũng như tính chất phức tạp và những tranh chấp phát sinh có liên quan cũng ngày một gia tăng. Qua việc thực hiện khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng: trong việc giao kết hợp đồng, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều không quan tâm đến việc lựa chọn luật áp dụng; vì vậy khi xảy ra tranh chấp, hầu hết các doanh nghiệp đều bị động, lúng túng và thường phải chịu phần thua thiệt. Việc các bên thống nhất thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng cũng là một bài toán khó vì đa số các bạn hàng đều không chấp nhận áp dụng luật Việt Nam; còn nếu áp dụng luật của nước bạn thì doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều chi phí để tìm hiểu và khó tránh khỏi những rủi ro không lường trước được. Chính bởi vậy, nhu cầu tìm kiếm được một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề nguồn luật áp dụng cho hợp đồng là thực sự cấp thiết đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
    Những khó khăn trong việc lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng xuất nhập khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt không phải vấn đề chỉ của riêng doanh nghiệp Việt Nam mà còn là thách thức đối với các doanh nghiệp của nhiều quốc gia khác. Để giảm bớt các khó khăn, rủi ro về pháp lý cho doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế, và từ đó thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển, Ủy ban của Liên hợp quốc về pháp luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã tập hợp những đại diện của nhiều quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau, có trình độ phát triển kinh tế khác nhau để cùng xây dựng nên một văn bản thống nhất luật mang tính quốc tế - đó là Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (gọi tắt là Công ước Viên năm 1980 hoặc CISG theo tên tiếng Anh: Convention on Contracts for the International Sale of Goods). Tuy không phải công ước quốc tế đa phương duy nhất nhưng Công ước Viên năm 1980 là công ước quốc tế về mua bán hàng hóa được phê chuẩn, áp dụng rộng rãi nhất hiện nay với 76 quốc gia thành viên (tính đến ngày 30/06/2011) và điều chỉnh khoảng ¾ giao dịch thương mại hàng hóa quốc tế [2]. Những thành công to lớn mà Công ước Viên năm 1980 đạt được có thể được lý giải bởi rất nhiều lý do. Một vài lý do có thể kể đến như Công ước Viên năm 1980 được giới chuyên môn, học giả và doanh nghiệp các nước đánh giá là hiện đại, linh hoạt và dễ áp dụng đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế; Công ước Viên năm 1980 đơn giản, dễ hiểu với ngôn từ luật trung tính còn thể hiện được sự thống nhất, hài hòa của pháp luật các quốc gia, từ đó hạn chế, loại bỏ các xung đột pháp luật trong mua bán hàng hóa quốc tế.
    Hiện nay, tại Việt Nam cũng đang có những hành động tích cực nhằm vận động Chính phủ Việt Nam chủ động tham gia vào CISG. Đáng kể nhất là các hoạt động vận động chính sách của Ủy ban tư vấn về chính sách thương mại quốc tế - VCCI cho nỗ lực thúc đẩy Việt Nam sớm gia nhập Công ước này. Trong nỗ lực vận động doanh nghiệp ủng hộ việc Việt Nam tham gia CISG và vận động Chính phủ Việt Nam có những hành động tích cực để tham gia CISG, một số câu hỏi được đặt ra: Việc Việt Nam gia nhập CISG sẽ đem lại những lợi ích/bất lợi như thế nào đối với doanh nghiệp Việt Nam? Nếu Việt Nam không tham gia CISG thì doanh nghiệp Việt Nam “mất” gì? Khi Việt Nam tham gia CISG thì ảnh hưởng của Công ước này đến các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào? Chỉ khi đã trả lời được những câu hỏi này, các doanh nghiệp Việt Nam mới thấy được rõ những lợi ích mà mình có được, từ đó tích cực tham gia vận động Việt Nam gia nhập CISG. Hơn nữa, đó cũng là căn cứ thực tiễn để Chính phủ Việt Nam quyết định việc Việt Nam gia nhập CISG.
    Để trả lời các câu hỏi nói trên, nhóm đề tài đã lựa chọn nghiên cứu, phân tích về Công ước như một biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu. Bằng việc đánh giá những trở ngại, khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải trong bối cảnh hiện tại và dự báo những thuận lợi, lợi ích mà Công ước Viên năm 1980 mang lại trong trường hợp Việt Nam trở thành quốc gia thành viên của Công ước, nhóm nghiên cứu muốn chỉ ra rằng gia nhập Công ước viên năm 1980 là một giải pháp cho các doanh nghiệp nhằm hạn chế các khó khăn, rủi ro pháp lý trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Từ các nghiên cứu của mình, nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất cho các doanh nghiệp có những động thái tích cực, cụ thể nhằm thúc đẩy việc Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980 và đưa ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp tránh được những rủi ro, thiệt hại về cả kinh tế và pháp lý như hiện nay.
    Với những lý do đã trình bày, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đến các doanh nghiệp Việt Nam”


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU. 1
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ. 8
    1.1 Lịch sử hình thành Công ước Viên năm 1980. 8
    1.1.1 Ý tưởng của “Viện quốc tế về nhất thể hoá pháp luật tư” (UNIDROIT) và hai Công ước La Haye năm 1964. 8
    1.1.2 Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) và việc hiện thực hóa ý tưởng về một công ước về mua bán hàng hóa quốc tế. 9
    1.2 Nội dung của Công ước Viên năm 1980. 11
    1.2.1 Phạm vi áp dụng và các quy định chung. 11
    1.2.2 Các quy định về giao kết hợp đồng. 13
    1.2.3 Các quy định về thực hiện hợp đồng. 14
    1.2.4 Các quy định cuối cùng. 16
    1.3 Tính chất pháp lý của Công ước Viên năm 1980. 16
    1.4 Vai trò của Công ước Viên năm 1980 trong việc điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (co Hang bo sung). 19
    CHƯƠNG 2: NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ RỦI RO PHÁP LÝ MÀ CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GẶP PHẢI KHI VIỆT NAM CHƯA GIA NHẬP CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980. 23
    2.1 Vấn đề luật áp dụng và những khó khăn và rủi ro đối với các doanh nghiệp khi giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 23
    2.1.1 Vấn đề luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 23
    2.1.1.1 Tầm quan trọng của luật áp dụng. 23
    2.1.1.2 Cách xác định luật áp dụng cho hợp đồng. 23
    2.1.2 Những khó khăn và rủi ro liên quan đến vấn đề luật áp dụng. 25
    2.1.2.1 Khi hợp đồng không quy định luật áp dụng. 25
    2.1.2.2 Khi hợp đồng có quy định về luật áp dụng. 27
    2.2 Những khó khăn và rủi ro pháp lý đối với doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam chưa gia nhập CISG . 28
    2.2.1 Khó khăn trong lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 29
    2.2.1.1 Kết luận từ kết quả điều tra khảo sát 29
    2.2.1.2 Kết luận từ nghiên cứu và phân tích hợp đồng. 32
    2.2.1.3 Nhận xét và bình luận. 34
    2.2.2 Khó khăn và bị động khi các bên trong hợp đồng không lựa chọn luật áp dụng. 35
    2.2.2.1 Kết luận từ nghiên cứu và phân tích hợp đồng. 35
    2.2.2.2 Kết luận từ kết quả điều tra khảo sát 42
    2.2.2.3 Kết luận từ phân tích tình huống. 43
    2.2.2.4 Nhận xét và bình luận. 46
    2.2.3 Bị động khi CISG được áp dụng bởi đối tác của doanh nghiệp hay bởi tòa án, trọng tài 47
    2.2.3.1 Kết luận từ nghiên cứu và phân tích hợp đồng. 47
    2.2.3.2 Kết luận từ phân tích tình huống. 48
    2.2.3.3 Nhận xét và bình luận. 52
    CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG VÀ LỢI ÍCH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP CÔNG ƯỚC 54
    3.1. Những căn cứ để đánh giá ảnh hưởng và dự báo lợi ích của Công ước Viên năm 1980
    - Những ảnh hưởng và lợi ích của Công ước Viên năm 1980 đối với doanh nghiệp của các quốc gia thành viên
    - Nhận thức chung của các doanh nghiệp Việt Nam về Công ước Viên năm 1980
    3.1 Những ảnh hưởng và lợi ích của Công ước Viên năm 1980 đối với doanh nghiệp của các quốc gia thành viên. 54
    3.1.1 Những ảnh hưởng và lợi ích của Công ước Viên năm 1980 đối với các doanh nghiệp nói chung 54
    3.1.2 Lợi ích đối với doanh nghiệp Trung Quốc sau khi Trung Quốc gia nhập Công ước Viên năm 1980 gộp vào phần 3.1.1. 56
    3.2 Những ảnh hưởng và lợi ích đối với doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980. 58
    3.2.1 Tiết kiệm chi phí, thời gian và tránh được các khó khăn, tranh chấp trong lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng. 60
    3.2.1.1 Kết luận từ kết quả điều tra khảo sát 60
    3.2.1.2 Kết luận từ phân tích tình huống. 61
    3.2.1.3 Nhận xét và bình luận. 63
    3.2.2 Có khung pháp lý hiện đại, công bằng và an toàn để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và để chủ động giải quyết tranh chấp nếu phát sinh. 63
    3.2.2.1 Kết luận từ kết quả điều tra khảo sát 63
    3.2.2.2 Kết luận từ phân tích tình huống. 64
    3.2.2.3 Nhận xét và bình luận. 72
    3.2.3 Tạo được lòng tin của đối tác khi sử dụng nguồn luật quốc tế thống nhất và tránh được tranh chấp phát sinh trong kinh doanh quốc tế. 73
    3.2.3.1 Kết luận từ kết quả điều tra khảo sát 73
    3.2.3.2 Phân tích tình huống. 76
    3.2.3.3 Nhận xét và bình luận. 80
    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ TẬN DỤNG CƠ HỘI KHI VIỆT NAM GIA NHẬP CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980. 81
    4.1 Nhận thức chung của các doanh nghiệp Việt Nam về Công ước Viên năm 1980 chuyển lên chương 3 81
    4.1.1 Những hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về Công ước Viên năm 1980. 81
    4.1.2 Quan điểm của các doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của Công ước Viên năm 1980 trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 84
    4.1.3 Ý kiến của các doanh nghiệp Việt Nam về việc Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980 86
    4.2 Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý khi Việt Nam chưa gia nhập Công ước Viên năm 1980. 87
    4.2.1 Xây dựng thói quen phòng ngừa rủi ro và nhận thức đúng về tầm quan trọng của vấn đề luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 87
    4.2.2 Hình thành thói quen sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế 90
    4.2.3 Chủ động tìm hiểu đồng thời lựa chọn Công ước Viên năm 1980 làm luật áp dụng cho hợp đồng 92
    4.2.4 Tích cực tham gia việc vận động Chính phủ Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980 93
    4.3 Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980 nhằm tận dụng những lợi ích mà Công ước này mang lại. 96
    4.3.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Công ước Viên năm 1980 trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. 96
    4.3.2 Chủ động tìm hiểu và nắm chắc nội dung về Công ước Viên năm 1980. 97
    4.3.3 Tìm hiểu thêm một số văn bản pháp luật Quốc tế có liên quan tới lĩnh vực mua bán hàng hóa (PICC, các tập quán thương mại quốc tế, luật quốc gia). 99
    4.3.4 Một số điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi áp dụng CISG 102
    KẾT LUẬN. 104
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...