Luận Văn Ảnh hưởng của công tác truyền thông đến việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình của người dân trung du

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU​

    1. lý do chọn đề tài


    Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước. Bên cạnh những tiềm lực kinh tế yếu tố con người giữ vai trò quan trọng. Nó quyết định con đường đi lên của mỗi quốc gia. Quốc gia nào muốn phát triển kinh tế xã hội thì nội dung cốt lõi chính là phát triển nhân tố con người về mọi mặt

    Trong thế kỷ 20 sự kiện nổi bật nhất chính là sự bùng nổ dân số, và hiện nay vấn đề phát triển dân số trở thành vấn đề toàn cầu và được xếp ngang hàng với các vấn đề toàn cầu khác như chiến tranh hạt nhân, ngăn chặn bệnh dịch sida, và bảo vệ môi trường chính điều đó buộc các nước trên thế giới phải xích lại gần nhau hơn.

    Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế nghèo lạc hậu lại đông dân cư nhất thế giới và trong khu vực. Trong công cuộc đổi mới toàn diện về mọi mặt nước ta đã và đang từng bước đổi mới và phát triển về kinh tế chính trị nhưng với sự bùng nổ dân số là 2% như hiện nay thì chỉ trong vòng 30 năm sau dân số của nước ta sẽ tăng gấp đôi.

    Trước tình hình đó đảng và nhà nước ta đã đặt vấn đề dân số lên hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Đảng và nhà nước ta đã sớm đề ra chủ chương về kế hoạch hóa gia đình từ những năm 60 và được cụ thể hóa bằng nghị quyết trung ương khóa 4 về chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình cho chặng đường từ nay đến năm 2015. Trong đó nêu rõ gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, han chế sự phát triển về trí tuệ văn hóa của giống nòi. Nếu xu hướng này còn gia tăng thì trong tương lai không xa đất nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm chí nguy hiểm về mọi mặt.

    Vì vậy để làm tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình giảm tỷ lệ tăng dân số đi đến ổn định quy mô dân số là một trong những vấn đề quan trọng đối với nước ta. Để có thể thực hiện được điều đó thì công tác truyền thông dân số có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến viẹc sinh đẻ của người dân. Chúng ta biết rằng để thay đổi những yếu tố truyền thống là một vấn đề khó khăn và phức tạp, để thay đổi quan niệm và tập quán sinh đẻ của người dân là vấn đề khó khăn không thể thực hiện được trong mọt sớm một chiều mà phải là một quá trình lâu dài làm thay đổi nhận thức của người dân. Để làm được điều đó thì công tác truyền thông dân số phải phát huy hết vai trò của mình để làm thay đổi nhận thức của người dân .

    Trước vấn đề trên tôi chọn chủ đề “Ảnh hưởng của công tác truyền thông đến việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình của người dân trung du miền núi” (qua khảo sát xã hội học tại xã Cổ Tiết – huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ)


    2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

    2.1. Ý nghĩa khoa học


    Nghiên cức “ảnh hưởng của công tác truyền thông dân số tới việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình” có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cho phép chúng ta nhìn nhận và đánh giá kết quả một cách khách quan toàn diện. Trên cơ sở đó xây dựng một chiến lược truyền thông dân số lâu dài và đề ra những biện pháp cụ thể cho việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

    2.2. Ý nghĩa thực tiễn

    Nghiên cứu tác động của công tác truyền thông dân số tới việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Từ những nghiên cứu này cho phép chúng ta coi việc thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình ở đây như một khuân mẫu giá trị định hướng cho mọi người hành động.

    Nghiên cứu có tác động tích cựu đến việc xóa bỏ quan niệm cũ về sự đông con của các gia đình nông thôn trước kia đặc biệt là quan niệm cần có con trai để nối dõi tông đường. Đồng thời thông qua việc xác định đối tượng của chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình,cần phải xây dựng một chương trình truyền thông cụ thể phụ vụ cho địa bàn vùng nông thôn thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đưa nông thôn không ngừng đổi mới và phát triển.


    3. Mục đích nghiên cứu

    + Thấy được tình hình thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình, và thái độ của người dân về vấn đề này như thế nào, họ mong muốn điều gì, và nguyên nhân quan trọng nào ảnh hưởng đến công tác dân số kế hoạch hóa gia đình.

    + Qua khảo sát xã hội học để thấy được sơ bộ về thực tế hoạt động của hệ thống truyền thông dân số. Từ đó thấy được hiện trạng của các kênh truyền thông đang tồn tại.

    + Đưa ra những khiến nghị nhằm hạn chế tiêu cực và thúc đẩy phát triển những nhân tố tích cực ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình góp phần đưa công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đạt mục tiêu: thực hiện gia đình ít con khỏe mạnh, tạo điều kiện xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc.


    4. Đối tượng nghiên cứu, pham vi nghiên cứu, mẫu nghiên cưu

    4.1. Đối tượng nghiên cưu


    Đó là “ảnh hưởng của truyền thông dân số tới việc thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình”.

    4.2. Phạm vi nghiên cứu

    Khảo sát 6 thôn tại xã Cổ Tiết – huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ.

    4.3. Mẫu nghiên cứu

    100 mẫu đối với những người có gia đình


    5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

    5.1. Phương pháp luận


    Theo quan điểm tiếp cận lịch sử: Quan điểm này cho phép chúng ta xem xét cái gì từ quá khứ để lại cần tôn trọng cái, cần có chính sách phát huy, gìn giữ, cái gì cần có chính sách hạn chế, hoặc xóa bỏ cho phù hợp với sự biến đổi tiến bộ của xã hội.

    Theo quan điểm tiếp cận của chinh sách dân số cho thấy: Chính sách dân số ảnh hưởng đến mức sinh rõ nét. Nó có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình phát triển dân số phụ thuộc vào chính sách dân số đó có phù hợp với thực tế đến đâu. Đây là một công cụ cần phát huy trong công cuộc vận động giảm tỷ lệ tăng dân số ở nước ta.

    5.2. Phương pháp nghiên cứu

    + Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: là phương pháp thu thập thông tin của xã hội học. Phỏng vấn được tiến hành trên một bàng hỏi được chuẩn bị chu đáo.

    Trong nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn với 100 bảng hỏi thuộc 6 thôn chủ yếu là những người trong độ tuổi sinh đẻ của địa bàn.

    + Phương pháp phỏng vấn sâu: là phương pháp thu thập thông tin chi tiết theo yêu cầu của đề tài, loại phỏng vấn này thường để thu thập thông tin nhằm hiểu biết sâu sắc hơn những khía cạnh, những vấn đề nào đó của đề tài nghiên cứu.

    Trong quá trình khảo sát tôi đã thực hiện phỏng vấn sâu 8 người trong đó: một chủ tịch xã, một cán bộ hội phụ nữ xã, một cán bộ y tế xã, 2 cộng tác viên dân số thôn và ba người dân trong độ tuổi sinh đẻ nhằm hiểu biết sâu sắc về các khía cạnh có liên quan đến vấn đề dân số.

    + Phương pháp phân tích tài liệu: để thu thập thông tin về dân số và tác động của dân sốđến cuộc sống. Tôi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thông qua các tài liệu thống kê về dân số kế hoạch hóa gia đình của ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình, và một số tạp chí sách báo có liên quan

    + Phương pháp quan sát: sử dụng phương pháp quan sát để nhìn nhận cuộc sống của gia đình người được phỏng vấn, qua đó đánh giá mức sống cũng như hành vi cử chỉ của người dân nơi đây có đúng với câu trả lời của họ hay không?


    6. Giả thiết nghiên cứu và khung lý thuyết

    6.1. Giả thuyết nghiên cứu


    + Mức sinh ở xã còn cao và quan niêm cần có con trai vẫn còn chi phối mạnh đến việc sinh con của người dân xã cổ tiết.

    + Ảnh hưởng của công tác truyền thông đến công tác dân số kế hoạch hóa gia đình là dất quan trọng nhưng vẫn còn hạn chế.

    + Ảnh hưởng của các kênh truyền thông chính thức và không chính thức tác động đến các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ rất có ý nghĩa vì chính họ quyết định hành vi sinh đẻ của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...