Tiến Sĩ Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thô

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Danh mục các ký hiệu viết tắt i
    Danh mục các bảng . ii
    Danh mục các hình . iii
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA
    CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 9
    1.1. Lãi suất . 9
    1.1.1. Khái niệm, phân loại lãi suất 9
    1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tại các ngân hàng thương mại 13
    1.1.3. Vai trò của lãi suất 18
    1.2. Chính sách lãi suất . 23
    1.2.1. Khái niệm chính sách lãi suất . 23
    1.2.2. Nội dung chính sách lãi suất . 23
    1.2.3. Mục tiêu của chính sách lãi suất . 24
    1.2.4. Công cụ của chính sách lãi suất . 27
    1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách lãi suất 31
    1.2.6. Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đến hoạt động của ngân hàng
    thương mại 36
    1.3. Kinh nghiệm điều hành lãi suất tại một số ngân hàng thương mại 41
    1.3.1. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 41
    1.3.2. Ngân hàng thương mại Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 45
    1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
    nông thôn Việt Nam (Agribank) 49

    CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐỐI VỚI
    HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
    NÔNG THÔN HÀ TĨNH 51
    2.1. Chính sách lãi suất Việt Nam từ năm 2008 đến nay 51
    2.2. Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh . 63
    2.3. Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng
    Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn năm 2008 đến năm
    2013 . 66
    2.3.1. Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với hoạt động huy động vốn . 66
    2.3.2. Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với hoạt động cho vay 75
    2.3.3. Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với các hoạt động khác 81
    2.4. Đánh giá về chính sách lãi suất qua thực tiễn kinh doanh của ngân
    hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh 83
    2.4.1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân
    hàng thương mại . 83
    2.4.2. Đánh giá về chính sách lãi suất qua thực tiễn hoạt động kinh
    doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh . 90
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐỂ
    NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
    NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH . 104
    3.1. Quan điểm định hướng chính sách lãi suất Việt Nam và phương hướng
    hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Hà Tĩnh 104
    3.1.1. Quan điểm định hướng chính sách lãi suất của Việt Nam . 104
    3.1.2 Phương hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp
    và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh 110

    3.2. Một số giải pháp đề xuất với ngân hàng Nhà nước nhằm hoàn thiện
    chính sách lãi suất . 114
    3.2.1. Nhóm giải pháp ngắn hạn . 114
    3.2.2. Nhóm giải pháp dài hạn 121
    3.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý lãi suất tại ngân hàng
    Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh . 125
    3.3.1. Giải pháp về quản lý thông tin lãi suất . 125
    3.3.2. Giải pháp về điều hành lãi suất 127
    KẾT LUẬN . 131
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 134




    i
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
    2 BIDV
    Ngân hàng thương mại Đầu tư và Phát triển Việt
    Nam
    3 CBCNV Cán bộ công nhân viên
    4 CP Chính phủ
    5 CSTT Chính sách tiền tệ
    6 KHH Không kỳ hạn
    7 LS Lãi suất
    8 LSCV Lãi suất cho vay
    9 LSCB Lãi suất cơ bản
    10 NHNN Ngân hàng Nhà nước
    11 NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
    12 NHTM Ngân hàng thương mại
    13 NHTW Ngân hàng Trung Ương
    14 TCKT Tổ chức kinh tế
    15 TCTD Tổ chức tín dụng
    16 TMCP Thương mại cổ phần
    17 VCB Ngân hàng Ngoại thương

    ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    STT Bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 1.1 Niêm yết lãi suất Vietcombank ngày 6/5/2013 41
    2 Bảng 1.2
    Trần lãi suất huy động VND tại BIDV hiệu
    lực từ 28/6/2013
    47
    3 Bảng 2.1
    Lãi suất cơ bản, lãi suất thị trường từ tháng
    9/08 đến tháng 2/09
    52
    4 Bảng 2.2 Lãi suất huy động bình quân tháng 11-12/2009 53
    5 Bảng 2.3
    Diễn biến lãi suất điều hành năm 2010 của
    NHNN
    54
    6 Bảng 2.4
    Lãi suất huy động VND một số kỳ hạn tại một
    số thời điểm năm 2010
    56
    7 Bảng 2.5
    Lãi suất huy động một số ngân hàng thay đổi
    sáng 18/3/2014
    62
    8 Bảng 2.6
    Lãi suất cho vay phổ biến của TCTD đối với
    khách hàng hiệu lực từ ngày 18/3/2014
    62
    9 Bảng 2.7
    Tình hình huy động vốn tại một số thời điểm
    tháng 3/2011
    69
    10 Bảng 2.8
    Biểu lãi suất niêm yết tại Agribank Hà Tĩnh
    kể từ ngày 24/3/2011
    70
    11 Bảng 2.9 Cơ cấu nguồn vốn Agribank Hà Tĩnh 2010 – 2013 73
    12 Bảng 2.10 Dư nợ cho vay từ 2010 đến 2013 77
    13 Bảng 2.11 Dư nợ cho vay và cơ cấu dự nợ 78
    14 Bảng 2.12
    Lãi suất niêm yết tại Agribank Hà Tĩnh ngày
    28/6/2014
    92

    iii
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    STT Hình Nội dung Trang
    1 Hình 2.1
    Biểu đồ diễn biến lãi suất vay và lãi suất
    thực vay ngắn hạn, dài hạn năm 2010
    57
    2 Hình 2.2 Điều hành lãi suất trong năm 2012 59
    3 Hình 2.3
    Tình hình nguồn vốn huy động thay đổi từ
    2010 – 2013
    72
    4 Hình 2.4 Phân loại nợ theo kỳ hạn 2010 - 2013 79
    5 Hình 3.1 Biểu đồ thay đổi các mức lãi suất 106



    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là một loại giá rất nhạy cảm và là
    một biến số luôn luôn được quan tâm theo dõi một cách chặt chẽ. Các nhà
    kinh tế cho rằng, sự dao động của lãi suất ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập
    quốc dân, tới quyết định tiết kiệm và đầu tư của các cá nhân và doanh nghiệp,
    tới tỷ giá hối đoái, do đó, lãi suất ảnh hưởng tới cán cân thương mại. Chính vì
    vậy, việc hoạch định và thực thi chính sách lãi suất để thực hiện có hiệu quả
    các mục tiêu trong nền kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thực tế cho
    thấy, một chính sách lãi suất đúng đắn sẽ có tác động tích cực tới việc đạt
    được các mục tiêu kinh tế, ngược lại, khi chính sách lãi suất không phù hợp sẽ
    làm trầm trọng thêm tình trạng của nền kinh tế.
    Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, vì vậy,
    hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu sự tác động, chi phối mạnh mẽ từ
    chính sách lãi suất. Với bất kỳ sự thay đổi nhỏ trong điều hành chính sách lãi
    suất, đều ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, lãi suất được ví là
    điểm nóng nhất của nền kinh tế trong năm 2012, là vấn đề được quan tâm
    hàng đầu trong năm 2013 và tiếp tục được theo dõi chặt chẽ trong năm 2014.
    Kéo theo đó, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chung
    và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh nói riêng có sự
    biến chuyển mạnh mẽ.
    Như vậy, nghiên cứu chính sách lãi suất và tác động của nó đến hoạt
    động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng
    Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Tĩnh nói riêng là vấn đề có
    ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao trong bối cảnh lãi suất biến động mạnh như
    hiện nay. Trên ý nghĩa ấy, tôi lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của chính sách
    2
    lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
    thôn Hà Tĩnh” làm luận văn thạc sĩ của mình.
    Vậy vấn đề đặt ra cho luận văn là cơ sở lý luận và thực tiễn nào để
    nghiên cứu chính sách lãi suất? Lãi suất và chính sách lãi suất có ảnh hưởng
    như thế nào đến hoạt động ngân hàng? Cần những giải pháp gì tiếp tục hoàn
    thiện chính sách lãi suất để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng? Đó
    là những câu hỏi nghiên cứu mà luận văn này phải giải đáp.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Lãi suất là biến số trung tâm trong hoạt động kinh tế và mang tính thời
    sự cao, do vậy, lãi suất và chính sách lãi suất được bàn tới trong nhiều công
    trình nghiên cứu của các tác giả. Các bài viết nổi bật có thể kể đến như:
    - “Cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các
    đề xuất chính sách” của TS. Nguyễn Đình Luận (2013) tạp chí Phát triển và
    hội nhập số 11 (21) tháng 07-08/2013 trang 16-20.
    Tác phẩm khẳng định lãi suất giữ vai trò hết sức quan trọng là một
    trong những đòn bẩy kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Trong tác phẩm tác
    giả đã nêu khái quát ảnh hưởng của lãi suất đến nền kinh tế nói chung cũng
    như hoạt động của các ngân hàng thương mại. Tác giả đã tổng quát lại cơ chế
    điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước qua các năm, đồng thời đưa ra các
    đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách lãi suất trong thời gian tới.
    - “Bàn thêm về điều hành lãi suất đối với thị trường tiền tệ” của ThS.
    Nguyễn Cao Hoàng (2014) tạp chí Tài chính số 4 năm 2014.
    Tác phẩm nêu rõ lãi suất là giá cả của vốn tiền tệ, là một chỉ số kinh tế
    tổng hợp, chịu tác động bởi nhiều nhân tố kinh tế vĩ mô, tài chính- tiền tệ ở
    trong nước và ngoài nước. Từ phân tích diễn biến tiền tệ, lãi suất tác giả đưa
    ra các nhận xét về cơ chế điều hành lãi suất đối với hoạt động của các ngân
    3
    hàng thương mại, cũng như đối với thị trường tiền tệ, và đưa ra định hướng
    điều hành lãi suất trong thời gian tới.
    - “Ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến hoạt động tín dụng của ngân
    hàng thương mại” Võ Thành Danh, Lê Trương Minh Triết, tạp chí Nghiên
    cứu phát triển số 1/2009.
    Tác phẩm phân tích tình hình biến động lãi suất ở Việt Nam, các yếu tố
    ảnh hưởng đến lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại, ảnh hưởng của lãi
    suất cho vay đến dư nợ vay và các loại rủi ro lãi suất. Tác phẩm nêu rõ tầm
    quan trọng của lãi suất đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.
    Một số nghiên cứu khác đã phân tích, đưa ra các kiến nghị, giải pháp
    điều hành lãi suất, góp phần giải quyết các vấn đề nóng về lãi suất trên thị
    trường, tiêu biểu có thể kể đến các tác phẩm như:
    - “Một số kiến nghị để điều hành lãi suất hiệu quả” của ThS. Huỳnh
    Thị Thúy Giang (2011) tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 11 năm 2011
    trang 21.
    Tác phẩm phân tích những phản ứng của thị trường đối với chính sách
    điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước, những hạn chế đã bộc lộ khi áp
    dụng chính sách trong thực tiễn, và đưa ra các kiến nghị khắc phục các hạn
    chế đó. Giúp các ngân hàng điều hành lãi suất hiệu quả.
    - “Quản lý lãi suất của ngân hàng thương mại trong môi trường cạnh
    tranh hiện nay” của TS. Hà Thị Sáu (2012) tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ
    số 8 năm 2012.
    Tác phẩm phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mức lãi suất
    được áp dụng trong các ngân hàng thương mại, từ đó đưa ra cách xác định
    được mức lãi suất hợp lý và có thể quản lý lãi suất đạt hiệu quả nhất cho các
    ngân hàng trong môi trường cạnh tranh.
    4
    Một số luận án tiến sĩ đã nghiên cứu về lãi suất và cơ chế lãi suất trong
    hoạt động ngân hàng như:
    - "Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động của ngân hàng thương mại
    Việt Nam" của tác giả Tạ Ngọc Sơn (2011)
    Hoạt động ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó rủi ro lãi suất là
    loại rủi ro thường xuyên xuất hiện và gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động,
    hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Luận án đề xuất chuẩn hóa chính sách
    quản lý rủi ro lãi suất, trong đó xác định rõ chức năng nhiệm vụ của Hội đồng
    Quản trị ngân hàng, Ban Giám đốc, Phòng quản lý rủi ro, Phòng kiểm soát nội
    bộ, qui trình quản lý rủi ro lãi suất trong các ngân hàng thương mại Việt Nam
    bao gồm bốn bước: nhận dạng, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro lãi suất,
    nhằm hoàn thiện qui trình quản lý rủi ro lãi suất tại các ngân hàng này.
    Nhìn chung, các tác phẩm, bài viết đều nêu được tầm quan trọng của
    nghiên cứu lãi suất, chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường nói chung
    và đặc biệt đối với hoạt động ngân hàng. Các bài viết đã phân tích các nguyên
    nhân gây biến động lãi suất, đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách lãi
    suất, cũng như các giải pháp điều hành lãi suất hiệu quả.
    Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu ảnh hưởng
    của chính sách lãi suất một cách tổng quan dựa trên thực tiễn hoạt động kinh
    doanh của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà
    Tĩnh. Việc nghiên cứu diễn biến lãi suất, tác động của chính sách lãi suất trực
    tiếp đến hoạt động kinh doanh của một ngân hàng cụ thể, giúp đánh giá những
    thành công, hạn chế khi đưa chính sách vào áp dụng thực tiễn. Đặc biệt, trong
    giai đoạn chúng ta đang nỗ lực khôi phục nền kinh tế, chính sách lãi suất
    thường xuyên có sự điều chỉnh, biến số lãi suất trở nên nhạy cảm và biến
    động mạnh mẽ. Sự thay đổi này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
    ngân hàng như thể nào? Những thay đổi của chính sách lãi suất đó có tạo
    5
    được hiệu ứng tích cực đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ đó,
    tạo động lực to lớn để khôi phục sản xuất kinh doanh hay không? Đồng thời,
    từ những phân tích, đánh giá, có thể đưa ra những giải pháp thiết thực cho
    việc hướng tới một chính sách lãi suất phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt
    động kinh doanh của hệ thống ngân hàng, góp phần quan trọng khôi phục nền
    sản xuất kinh doanh, khôi phục hệ thống kinh tế.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
     Mục đích
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là dựa vào những thành công và hạn chế rút
    ra từ phân tích ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với hoạt động của ngân
    hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh từ năm 2008 đến năm 2013,
    tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó và đề xuất các giải pháp
    phù hợp với điều kiện nền kinh tế hiện nay cũng như tình hình hoạt động kinh
    doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, nhằm hoàn
    thiện chính sách lãi suất và công tác quản lý lãi suất tại chi nhánh.
     Nhiệm vụ
    - Hệ thống hóa vấn đề lý luận, làm rõ cơ sở khoa học của chính sách
    lãi suất trong nền kinh tế thị trường và thực tiễn hoạch định, thực thi chính
    sách lãi suất.
    - Nghiên cứu, phân tích diễn biến, ảnh hưởng của chính sách lãi suất
    đến hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh
    để tổng kết, đánh giá về chính sách lãi suất nhằm phát hiện ra những bất cập
    trong chính sách lãi suất hiện hành của Việt Nam. Đồng thời, phát hiện những
    hạn chế về điều hành hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Nông nghiệp và
    Phát triển nông thôn Hà Tĩnh trong điều kiện biến động mạnh mẽ về lãi suất.
    - Đề xuất những giải pháp cho việc hoàn thiện chính sách lãi suất,
    định hướng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp với tình hình thực tiễn. Đồng
    6
    thời, luận văn nghiên cứu đưa ra định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả
    hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại nói chung, ngân hàng Nông
    nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh nói riêng trong điều kiện nền kinh tế
    có nhiều biến động, chính sách lãi suất thường xuyên thay đổi như hiện nay.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    - Đối tượng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách
    lãi suất đến hoạt của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh.
    - Phạm vi nghiên cứu
    + Phạm vi không gian: luận văn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của
    chính sách lãi suất đến hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
    nông thôn Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, luận văn cũng tham khảo kinh nghiệm điều
    hành lãi suất của các ngân hàng thương mại khác.
    + Phạm vi thời gian: từ năm 2008 đến năm 2013.
    5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
    Thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên
    cứu kinh tế như:
    - Phương pháp logic – lịch sử
    Phương pháp logic được sử dụng để xây dựng khung khổ lý thuyết về
    lãi suất và chính sách lãi suất. Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên
    cứu kinh nghiệm điều hành lãi suất tại các ngân hàng khác. Sử dụng kết hợp
    phương pháp logic và phương pháp lịch sử được thể hiện tập trung nhất trong
    cấu trúc toàn bộ luận văn.
    - Phương pháp thống kê
    Phương pháp thống kê được sử dụng phổ biến trong chương 2. Các
    bảng số liệu thống kê về biểu lãi suất, kết quả huy động vốn, tín dụng, qua
    các năm; các số liệu về kết quả kinh doanh của Agribank Hà Tĩnh .đã được
    7
    thống kê nhằm cung cấp tư liệu cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung
    điều hành lãi suất tại ngân hàng này.
    - Phương pháp phân tích - tổng hợp
    Phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận
    văn. Tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 2 -
    Ảnh hưởng chính sách lãi suất đến hoạt động kinh doanh của Agribank Hà
    Tĩnh. Từ các thông tin được thu thập, tiến hành phân tích các nội dung điều
    hành lãi suất tại Agribank - chi nhánh Hà Tĩnh, để từ đó tổng hợp lại nhằm đề
    xuất một số giải pháp nhằm phù hợp với thực tế.
    Trong luận văn, tác giả sử dụng các công cụ phân tích kinh tế như: dãy
    số liệu, biểu đồ, . để minh họa một số nội dung.
    6. Đóng góp mới của đề tài
    - Luận văn đưa ra cách tiếp cận mới về việc nghiên cứu chính sách lãi suất:
    nghiên cứu vấn đề trong trạng thái “động”, đặt việc nghiên cứu trong khung cảnh
    diễn biến mạnh mẽ của chính sách lãi suất, ảnh hưởng của chính sách đối với
    riêng biệt ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh.
    - Luận văn tổng kết, đánh giá những đổi mới trong chính sách lãi suất
    gắn liền với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về đổi
    mới kinh tế, luận văn chỉ ra những bất cập và nguyên nhân trong chính sách
    lãi suất hiện hành của Việt Nam khi áp dụng vào thực tiễn hoạt động của đơn
    vị (cụ thể tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh).
    - Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách
    lãi suất trong thời kỳ khôi phục kinh tế, và biến động nóng về lãi suất như
    hiện nay. Từ đó, luận văn đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
    kinh doanh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, nắm
    bắt và ứng phó kịp thời, linh hoạt, phù hợp với các thay đổi trong điều hành
    chính sách lãi suất.
    8
    7. Kết cấu của đề tài
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và các phụ
    lục, đề tài gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của chính sách lãi
    suất đến các ngân hàng thương mại
    Chương 2: Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đến hoạt động kinh
    doanh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Hà Tĩnh
    Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách lãi suất và nâng cao hiệu
    quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và
    Phát triển nông thôn Hà Tĩnh
     
Đang tải...