Luận Văn Ảnh hưởng của chính sách kinh tế vĩ mô đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong những

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 24/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC:

    I. GIỚI THIỆU
    II. NỘI DUNG
    1. Năng lực cạnh tranh
    2. Chính sách kinh tế vĩ mô
    3. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
    a. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam
    b. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thời gian tới
    III. Tổng hợp
    1. So sánh sự thay đổi năng lực cạnh tranh với các nước trong khư vực
    2. Đánh giá sự tác động của chính sách kinh tế vĩ mô đến nâng cao năng lực cạnh tranh
    3. Đánh giá mức độ hiệu quả trên thực tế của các chính sách kinh tế vĩ mô
    IV. Kết luận


    I. Giới thiệuNền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu hơn, trọn vẹn và toàn diện hơn trên thị trường thế giới.Mỗi doanh nghiệp Việt Nam đứng trước thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen nhau, họ phải chịu áp lực từ nhiều phía, cả thị trường trong nước cũng như ngoài nước.Đặc biệt, sau khi ra nhập WTO doanh nghiệp nhỏ và vừa càng khẳng định tầm quan trọng và chỗ đứng cho thị trường Việt Nam trên thị trường thế giới.
    Tuy nhiên, so với yêu cầu của quá trình đổi mới, phát triển và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thì nhìn chung doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém, kém hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, chưa tương xứng với điều kiện và lợi thế có được đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Những vấn đề trong các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô là một trong những nguyên nhân gây ra năng lực cạnh tranh còn thấp của các doanh nghiệp. Vì vậy nhóm chúng tôi đã tìm hiểu đề tài: “Ảnh hưởng của chính sách kinh tế vĩ mô đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây”.
    II. Nội dung1. Năng lực cạnh tranh:a) Khái niệm:
    Từ trước tới nay, khái niệm năng lực cạnh tranh được nhắc đến rất nhiều nhưng đến nay khái niệm này vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất.Bởi lẽ năng lực cạnh tranh cần phải đặt vào điều kiện, bối cảnh phát triển của đất nước trong từng thời kỳ.Đồng thời năng lực cạnh tranh cũng cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các doanh nghiệp và cần được thể hiện ra bằng phương thức cạnh tranh phù hợp. Trên cơ sở đó có thể đưa ra định nghĩa cụ thể về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khă năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.
    b) Chỉ số cạnh tranh toàn cầu:
    Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một quốc gia, người ta thường dùng chỉ số cạnh tranh toàn cầu. Dựa trên bốn yếu tố cơ bản hàng đầu được coi là ảnh hưởng tới chỉ số cạnh tranh của quốc gia gồm lạm phát, cơ sở hạ tầng, lao động có trình độ và mức độ tham nhũng. WEF sẽ xếp hạng khoảng 130 quốc gia trên toàn cầu trong Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index) và công bố số liệu đó trong Global Competitiveness Report. Ổn định kinh tế vĩ mô từng là điểm cộng cho Việt Nam trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu. Nhưng nay, chính những yếu tố như lạm phát, tiền tệ, sức sản xuất kinh doanh sa sút đã khiến điểm số trung bình trên 12 tiêu chí (thang điểm 7) của Việt Nam giảm dần từ 4,3 (2010) xuống 4,2 rồi 4,1 trong năm 2011 và 2012. Đồng thời thứ hạng cũng giảm tới 16 bậc trong 2 năm xuống vị trí thứ 75 (tương đương năm 2009 và là mức thấp nhất kể từ khi Việt Nam được xếp hạng). Trong 8 nước Đông Nam Á được lựa chọn khảo sát, Việt Nam hiện đứng áp chót và chỉ trên Campuchia.
    Ở giai đoạn 2008-2012, tổng hợp về năng lực cạnh tranh của Việt Nam có xu hướng giảm do các chỉ tiêu về ổn định kinh tế vĩ mô giảm. Với mô hình kinh tế theo chiều sâu, các nhà kinh tế và hoạch định chính sách đang kỳ vọng với sự tăng trưởng GDP 2012 là 6,0-6,5% thì năng lực cạnh tranh của Việt Nam ngày càng được nâng cao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...