Luận Văn Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến năng suất lạc trong vụ

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Bống Hà, 1/6/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài

    Nước ta là một nước nông nghiệp, cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước, ngành nông nghiệp nói chung và nghành trồng trọt nói riêng cũng không ngừng đi lên về mọi lĩnh vực như: Nghiên cứu các biện pháp thâm canh cây trồng, chọn tạo bộ giống thích hợp cho từng vùng, phát triển cơ giới hoá cho địa phương, Đặc biệt trong những năm gần đây nước ta chủ động phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, mở rộng diện tích canh tác, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu trong đó có cây lạc.
    Cây lạc (Archist hypogea.L) là cây công nghiệp quí và quan trọng ở nước ta, được trồng từ Bắc vào Nam với nhiều tên gọi khác nhau như lạc, đậu lạc, đậu phụng, Tuy nhiên lạc không phải là cây nguyên sản ở Việt Nam.
    Lich sử trồng lạc ở Việt Nam hiện nay chưa xác minh rõ ràng. Nếu căn cứ vào tên gọi mà xét đoán thì danh từ “lạc” có thể là do từ Hán “Lạc hoa sinh” là từ người Trung Quốc gọi cây lạc, như vậy có thể lạc từ Trung Quốc nhập vào nước ta khoảng thế kỷ XVII - XVIII. Tuy nhiên, về mặt địa lý, nước ta gần vùng Phillipin - Malaixia - Inodnesia, một trong hai trung tâm phân hoá bậc hai của cây lạc. Có thể sau khi đến Phillipin cây lạc cũng từ đây theo các nhà buôn và các nhà truyền giáo Châu Âu vào nước ta. Tóm lại, còn quá sớm khi đưa ra một kết luận nào dù là bước đầu về quá trình nhập nội cây lạc.
    Lạc là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại giá trị kinh tế lớn. Sản phẩm chính của lạc là hạt lạc, trong hạt có chứa hàm lượng dầu cao, biến động từ 40 - 57%, hàm lượng protein 22 - 27%, glucid 15,5%, xenlluloz 2,5%. Về mặt vitamin, lạc là thức ăn giàu vitamin nhóm B (trừ B12) như tiamin (B1), riboflavin (B2), acid pantotenic (B3), B6, acid nicotinic (PP), vitamin E, F thuộc loại khá [1].
    Từ lạc, có thể chế biến thành nhiều loại thức ăn như bơ lạc, bột lạc, sữa lạc, format lạc, và các phụ phẩm từ lạc như khô dầu lạc, thân lá, vỏ lạc, làm thức ăn rất tốt trong chăn nuôi.
    Theo niên giám thống kê 2009, tình hình năng suất lạc của Việt Nam từ 1996 - 2008 tăng lên khá cao (13,6 - 20,85 tạ/ha). Mặc dù năng suất lạc của nước ta có tăng qua các năm nhưng vẫn thấp hơn một số nước trên thế giới như Trung Quốc (13,2 tấn/ha. 2006), Hoa kỳ (2,06 tấn/ha. 2006). Một trong những yếu tố để nâng cao năng suất lạc là bón phân cho lạc, trong đó phải nói đến vai trò của phân đạm. Nếu thiếu đạm thì thân có màu đỏ, lá vàng, năng suất giảm hẳn, thiếu đạm nghiêm trọng có thể chết hai tháng sau trồng. Nhưng nếu lượng đạm bón cho lạc quá nhiều thì lạc dễ bị lốp, sâu bệnh nhiều, số quả chắc giảm, sinh trưởng dinh dưỡng kéo dài.
    Một điều đặc biệt là trên rễ cây lạc có vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh và có thể cố định được khoảng 50 - 600 kg N/ha/năm. Nhờ đó mà cây lạc có khả năng tự cung cấp 50 - 60% nhu cầu đạm [15]. Nhờ vậy có thể giảm được lượng đạm hoá học bón cho cây ít hơn so với nhu cầu thực tế.
    Trên cơ sở khả năng cố định Nitơ của vi khuẩn nốt sần, người ta đã sản xuất ra chế phẩm nitrazin (chế phẩm vi khuẩn nốt sần). Chế phẩm này được bón vào đất hoặc tẩm vào hạt lạc trước khi gieo sẽ cho năng suất cây bộ đậu có thể tăng 14 - 15% .
    Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao nhất trong việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần thì việc sử dụng phân đạm phải có liều lượng hợp lý. Vì khi nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần cho lạc sẽ làm tăng khả năng cố định đạm nhờ có sự cộng sinh của vi khuẩn nốt sần. Nhưng trong trường hợp này, nếu chúng ta bón lượng đạm cho lạc nhiều sẽ ức chế sự sinh trưởng và khả năng cố định đạm của vi khuẩn nốt sần. Như vậy thì việc sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần trở nên vô ích và lãng phí lượng đạm đã dùng.
    Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến năng suất lạc trong vụ Xuân 2010 tại HTX Hương Long, thành phố Huế”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...