Luận Văn Ảnh hưởng của chế độ bảo quản nguyên liệu đến chất lượng chitin thu được từ phế liệu tôm

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Ảnh hưởng của chế độ bảo quản nguyên liệu đến chất lượng chitin thu được từ phế liệu tôm


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    MỤC LỤC .ii
    DANH MỤC BẢNG iv
    DANH MỤC HÌNH v
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . vi
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 3
    1.1. TỔNG QUAN VỀ CHITIN . 3
    1.1.1. Cấu trúc và tính chất của chitin . 3
    1.1.2. Ứng dụng của chitin . 4
    1.1.3. Nguồn nguyên liệu sản xuất chitin 5
    1.2. Tổng quan về phế liệu tôm 6
    1.2.1. Giới thiệu về phế liệu tôm . 6
    1.2.2. Thành phần của phế liệu tôm 8
    1.2.3. Các ứng dụng của phế liệu tôm . 8
    1.2.4. Xử lý và bảo quản phế liệu tôm trước khi sản xuất chitin 9
    1.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất chitin 11
    1.3.1. Công nghệ sản xuất chitin . 11
    1.3.2. Một số quy trình sản xuất chitin trên thế giới 12
    1.4.3. Một số quy trình sản xuất chitin tại Việt Nam . 17
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 23
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
    2.1.1. Phế liệu tôm thẻ chân trắng . 23
    2.1.2. Hóa chất . 23
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 23
    2.2.1. Phương pháp thu nhận mẫu . 23
    2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 24
    iii
    2.2.2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm . 24
    2.2.2.2. Thuyết minh quy trình 26
    2.2.3. Các phương pháp phân tích . 26
    2.2.3.1. Xác định màu sắc, độ mềm mại của chitin (Phụ lục [1]) . 26
    2.2.3.2. Kiểm tra hàm lượng ẩm và hàm lượng tro (AOAC, 1990) (Phụ
    lục [1]) 26
    2.2.3.3. Đo pH 26
    2.2.3.4. Xác định protein trong nguyên liệu bằng phương pháp biuret . 27
    2.2.3.5. Xác định hàm lượng NH
    3
    theo phương pháp chưng cất lôi cuốn
    hơi nước 28
    2.2.3.6. Xác định hàm lượng đạm acid amin bằng phương pháp formol 28
    2.2.3.7. Xác định hàm lượng lipit theo phương pháp Folch . 28
    2.2.3.8. Xác định protein trong sản phẩm bằng ph ương pháp Microbiuret 30
    2.2.3.9. Xác định độ deacetyl của chitin 31
    2.2.3.10. Xác định mật độ khối của chitin . 32
    2.2.3.11. Xác định khả năng trương nở với nước của chitin 32
    2.2.3.12. Khả năng hấp phụ chất màu của chitin . 32
    2.2.4. Phương pháp xử lý sốliệu 33
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 34
    3.1. Biến đổi chất lượng của phế liệu tôm 34
    3.2. Ảnh hưởng của chất lượng phế liệu tôm đến chất lượng chitin 37
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 43
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 45
    PHỤ LỤC
    iv
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 1.1. Thành phầnhóa học một số loại phế liệu thủy sản thông dụng để sản
    xuất chitin (No và Meyers, 1997, Trung, 2003) . 5
    Bảng 1.2. Thành phần trọng lượng của đầu, vỏ tôm (%) 7
    Bảng 1.3.Một số chỉ tiêu ch ất lượng của chitosan sản xuất theo quy trình papain
    (Trần Thị Luyến, 2003) . 17
    Bảng 1.4. Chỉ tiêu chất lượng cơ bản của chitin thu được theo quy trình cải
    tiến và quy trình hóa học truyền thống . 20
    Bảng 1.5. Chỉ tiêu chất lượng cơ bản của chitosan sản xuất từ chitin của quy
    trình cải tiến 20
    Bảng 3.1. Đánh giá cảm quan chất lượng nguyên liệu và sản phẩm chitin
    tương ứng 37
    v
    DANH MỤC HÌNH
    Hình 1.1 Công thức cấu tạo của chitin . 3
    Hình 1.2 Sự sắp xếp của chuỗi polymer của - chitin, - chitin, - chitin 4
    Hình 1.3 Quy trình sản xuất chitin từ vỏ tôm hùm của Hackman . 13
    Hình 1.4 Quy trình sản xuất chitosan từ vỏ tôm của Pháp 15
    Hình 1.5 Quy trình thủy nhiệt của Yamashaki và Nakamichi . 16
    Hình 1.6 Quy trình sử dụng enzyme papain để sản xuất chitosan . 18
    Hình 1.7 Quy trình sản xuất chitin- chitosan từ vỏ tôm của Đỗ Minh Phụng 19
    Hình 1.8 Quy trình sản xuất chitin cải tiến từ phế liệu tôm có kết hợp xử lý
    enzyme protease và thu hồi protein và astaxanthin . 21
    Hình 1.9 Quy trình sản xuất chitin dự kiến 22
    Hình 3.1 Hàm lượng khoáng từ các mẫu phế liệu có chế độ bảo quản khác nhau . 34
    Hình 3.2 Hàm lượng protein từ các mẫu phế liệu có chế độ bảo quản khác nhau . 35
    Hình 3.3 Hàm lượng lipit từ các mẫu phế liệu có chế độ bảo quản khác nhau 35
    Hình 3.4 Hàm lượng amoniac, acid amin từ các mẫu phế liệu có chế độ bảo
    quản khác nhau 35
    Hình 3.5 pH từ các mẫu phế liệu có chế độ bảo quản khácnhau 36
    Hình 3.6 Hiệu suất thu hồi chitin từ các mẫu phế liệu có chế độ bảo quản khác nhau . 38
    Hình 3.7 Hàm lượng khoáng trong chitin từ các mẫu phế liệu có chế độ bảo
    quản khác nhau 39
    Hình 3.8 Hàm lượng protein trong chitin từ các mẫu phế liệu có chế độ bảo
    quản khác nhau 39
    Hình 3.9 Khả năng hấp phụ chất màu của chitin từ các mẫu phế liệu có chế độ
    bảo quản khác nhau . 40
    Hình 3.10 Khả năng trương nở với nước của chitin từ các mẫu phế liệu có chế
    độ bảo quản khác nhau 40
    Hình 3.11 Mật độ khối của chitin từ các mẫu phế liệu có chế độ bảo quản khác nhau 41
    Hình 3.12 Độ deacetyl của chitin từ các mẫu phế liệu có chế độ bảo quản khác nhau . 41
    vi
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    BQ : bảo quản
    HSTH : hiệu suất thu hồi
    HL : hàm lượng
    NTU : Nephelometric Turbidity Units là đơn vị đo độ đục
    KNHP : khả năng hấp phụ
    KNTN : khả năng trương nở
    1
    LỜI NÓI ĐẦU
    Thủy sản Việt Nam là một trong những ngành kinh tế trọng tâm của nền
    kinh tế quốc dân, đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế và tạo công ăn việc
    làm cho nhiều người dân, đặc biệt là dân cư vùngven biển. Ở Việt Nam, ngành thủy
    sản trong những năm gần đây phát triển không ngừng cả về nuôi trồng, chế biến và
    xuất nhậpkhẩu. Song đi kèm với sự phát triển của ngành thì vấn đề phế liệu thủy
    sản cũng đang trở thành vấn đề cấp bách cần được giải quyết đểtránh gây những
    ảnh hưởng xấu tới môi trường. Hàng năm lượng tôm được nuôi trồng và chế biến
    cũng không phải là nhỏ vì vậy lượng phế liệu do nó thải ra cũng không ít. Tuy nhiên
    như chúng ta biết trong phế liệu tôm chứa rất nhiều các thành phần có giá trị cao
    như protein, chitin, astaxanthin, carotenoprotein, glucosamine nên nhu cầu thu nhận
    chúng là rất cao. Vì vậy ngoài việc sử dụng phế liệu tôm để sản xuất thức ăn chăn
    nuôi thì chúng ta còn có thể sử dụng chúng để sản xuất chitin- chitosan, tách chiết
    protein nếu chất lượng tốt có thể sử dụng để sản xuất hạt nêm sử dụng cho người,
    glucosamine phục vụ trong y dược Do vậy nhu cầu tận dụng phế liệu tôm ngày
    cànglớn. Tuy nhiên phếliệu tômthu được phụ thuộc vào mùa vụ chế biến sản
    phẩm tôm đông lạnh nên chúng cần được bảo quản để đảm bảo việc sản xuất các
    sản phẩm trên được lâu bền.
    Chitin là một polysaccharide đứng thứ hai về lượng trong tự nhiên chỉ sau
    cellulose, và là một thành phần chiếm hàm lượng lớn trong phế liệu tôm. Chitin và
    các sản phẩm của chúng hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:
    y học, sản xuất mỹ phẩm, bảo quản nông sản, xử lý môi trường. Ngoài ra khi ta khử
    acetylene trong hợp chất chitin sẽ tạo thành chitosan là đơn vị cao phân tử của
    glucosamine, là một chất có ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp
    nhẹ, thực phẩm, nông nghiệp.
    Xuất phát từ yêu cầu trên mà tôi đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của chế độ bảo
    quản nguyên liệu đến chất lượng chitin thu được từ phế liệu tôm”.
    2
    Tuy nhiên đề tài chỉ dừng ở việc bảo quản để thu hồi chitin, do vậy mới chỉ
    được nghiên cứu ảnh hưởng của 3 chế độ bảo quản: ở nhiệt độ thường, nhiệt độ lạnh
    (57
    0
    C) và phơi khô sau đó bảo quản trong 1 tháng.
    3
    Chương 1
    TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
    1.1. TỔNG QUAN VỀ CHITIN
    1.1.1. Cấu trúc và tính chấtcủa chitin
    a. Cấu tạo chitin
    Chitin là một polysaccharideđược cấu tạo bởi các monosaccharide liên kết
    với nhau bằng cầu nối 1,4- glucoside, có công thức phân tử là (C
    8H13O5
    N)n
    , phân
    tử lượng (203,09)
    n
    . Trong đó n thay đổi tùy thuộc vào loại nguyên liệu:
    Ở tôm thẻ: n = 400500
    Ở tôm hùm: n = 700800
    Ở cua: n = 500600
    Công thức cấu tạo của chitin
    Hình 1.1 Công thức cấu tạo của chitin
    Chitin tồn tại ở 3 dạng polymer: - chitin, - chitin, - chitin. Sự khác nhau
    giữa chúng là ở sự sắp xếp các mạch chitin: - chitin có các mạch chitin sắp xếp
    song song nhưng ngược chiều nhau, - chitin gồm các mạch chitin song song cùng
    chiều nhau, - chitin sắp xếp cứ 2 mạch song song cùng chiều thì có 1 mạch ngược
    chiều[9].
    4
    Hình 1.2Sự sắp xếp của chuỗi polymer của - chitin, - chitin, - chitin
    b. Tính chất của chitin
    - Chitin có màu trắng, không tan trong nước, trong kiềm, trong acid loãng và
    các dung môi hữu cơ như ete, rượu. Tuy nhiên, chitin hòa tan được trong dung dịch
    acid đậm đặc như HCl, H
    3PO
    4
    và dimethylacetamide chứa 5% lithium chloride.
    - Chitin tương đối ổn định với các chất oxy hóa khử như thuốc tím KMnO
    4
    ,
    oxy già H
    2O2
    , nước Javen NaClO hay Ca(ClO)
    2

    - Khi đun nóng chitin trong dung dịch NaOH đặc thì chitin bị khử mất gốc
    acetyl tạo thành chitosan.
    - Khi đun nóng chitin trong dung dịch HCl đặc thì chitin sẽ bị thủy phântạo
    thành các phân tử glucosamine có hoạt tính sinh học cao.
    - Chitin có khả năng hấp thụ tia hồng ngoại ở bước sóng =884890m.
    1.1.2. Ứng dụng của chitin[10]
    - Dùng trong ngành dệt: làm cho vải vóc, tơ sợi bền màu, chịu được cọ sát.
    - Dùng để sản xuất giấy trong suốt và những màng mỏng.
    - Dùng để sản xuất sợi chitin không tan trong acid, tăng độ dai, không độc.
    - Sản xuất glucosamine: chitin dùng acid HCl đậm đặc thủy phân có thể lấy
    được glucosamine. Glucosamine có tính năng thúc tiến thuốc kháng sinh và có thể
    dùng làm nguyên liệu nuôi vi trùng và chế thuốc.
    - Chitin kết hợp với muối kim loại hình thành hợp chất associated, nếu đem
    kết hợp với muối của Pb, Cd, Zn sẽ tạo ra loại cellulose có khả năng chống tia
    phóng xạ.
    - chitin - chitin - chitin
    5
    - Dùng trong thực phẩm: chitin cũng được ứng dụng trong thực phẩm như
    dùng chitin trong sản xuất ethanol, nếu cung cấp 0,2% chitin vào môi trường lên
    men củ cải đường ở 37
    0
    C sau 36 giờ sẽ có 5,385,6% ethanol được hình thành,
    nhưng nếu không có mặt chitin thì phải mất 72 giờ để sản xuất 1 lượng tương tự.
    1.1.3. Nguồn nguyên liệu sản xuất chitin
    Trong tự nhiên chitin tồn tại ở cả động vật và thực vật.
    Trong động vật, chitin tồn tại trongvỏ một số động vật không xương sống
    như: côn trùng, nhuyễn thể, giáp xác và giun tròn. Trong giới thực vật chitin có ở
    thành tế bào của nấm Zygemycethersvà một số tảo Chlorophiceae.Tuy nhiên hàm
    lượng chitin trong thực vật tương đối thấp, trong khi trong động vật thủy sản đặc
    biệt là trong phế liệu tôm, vỏ cua, ghẹ, nang mực hàm lượng chitin chiếm tỉ lệ khá
    cao, từ 1435% [1]. Hàm lượng chitin biến đổi theo từng loại nguyên liệu, trong đó
    phế liệu mực (nang mực ống) có hàm lượng chitin cao nhất, tiếp theo là tôm sú và
    tôm thẻ (Bảng 1.1). Vì vậy vỏ tôm, cua, ghẹ, nang mực là nguồn nguyên liệu tiềm
    năng sản xuất chitin và các sản phẩm từ nó.
    Bảng 1.1. Thành phần hóa học một số loại phế liệu thủy sản thông dụng để sản
    xuất chitin (No và Meyers, 1997, Trung, 2003)[10]


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Dự án cải thiện chất lượng và xuất khẩu thủy sản (2005), Tận dụng phế liệu tôm,
    Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.
    2. Đỗ Minh Phụng, Đặng Văn Hợp (1995), Bài giảng phân tích kiểm nghiệm thủy
    sản, Nha Trang.
    3. Đỗ Văn Nam và ctv (2005), Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường các cơ
    sở chế biến thủy sản, đề xuất các giải pháp quản lý, Viện nghiên cứu hải sản.
    4. Đinh Thị Dung (2009), Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ bảo quản đến chất
    lượng của phế liệu tôm thẻ chân trắng và chitin- chitosan, Đồ án tốt nghiệp, Đại
    học Nha Trang.
    5. Hoàng Thị Huệ An, Nguyễn Đại Hùng (2000), Bài giảng hóa phân tích, Đại học
    Nha Trang.
    6. Lê Ngọc Tú (1998), Hóa sinh công nghiệp, Nhà xu ất bản Khoa học kỹ thuật Hà N ội.
    7. Nguyễn Thị Hiền (2008), Nghiên cứu sử dụng enzyme protease trong quy trình
    sản xuất chitin- chitosan, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật.
    8. Nguyễn Thị Lệ Nin (2011), Xác định một số đặc trưng sinh hóa và giá trị dinh
    dưỡng của phế liệu đầu tôm thẻchân trắng, Đồ án tốt nghiệp, Đại học Nha Trang.
    9. Trang Sĩ Trung, Trần Thị Luyến, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Hằng Phương
    (2010), Chitin- Chitosan từ phế liệu thủy sản và ứng dụng, Nhà xuất bản nông
    nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
    10. Trần Thị Luyến (1996), Công nghệ chế biến tổng hợp- tập 3, Đại học Thủy Sản.
    11. Trần Thị Luyến, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Anh Tuấn (2004), giáo trình Sản xuất
    các chế phẩm kỹ thuật và y dược từ phế liệu Thủy Sản, Nhà xuất bản nông nghiệp
    Hà Nội.
    12. Trần Thị Luyến (2004), Báo cáo tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ sản
    xuất chitin, chitosan từ phế liệu chế biến thủy sản, Mã số B2002- 33- 01- DA, 8- 15.
    46
    Tài liệu tiếng Anh
    13. Hong Kyoon No and Samuel P. Meyers (1997), Preparation of chitin and
    chitosan, Chitin Handbook, R.A.A Muzzarelli and M.G.Peter, eds, European Chitin
    Society, ISBN 88- 86889- 01- 1.
    14. Shahidi, F., & Sgnowiecki, J., (1991), Isolation and characterization of
    nutrients of value- added products from snow crab (chinoecetes opilio) and shrimp
    (Pandalus borealis) processing discards, Journal of Argicultural and Food
    chemistry, 39, 1527- 1532.
    15. Pratya Charoenvuttiham; John Shi; Gauri S. Mittal –CANADA (2006), Chitin
    Extraction from Black Tiger Shrimp (Penaeus monodon) Waste using Organic
    Acids, Journal Separation science and technology ISSN 0149- 6395 CODEN
    SSTEDS, volume 41, number 6, paper 1135- 1153.
    16. Rao, M. K, Kyaw, Trung, Trang Si. Stevens, W. F (2007), Optimun parameters
    for production of chitin and chitosan from Squilla. Journal of Applied Polymer
    Science, 103, 3694- 3700.
    17. Pradip Kumar Dutta, Joydeep Dutta and VS Tripathe (2004), Chitin and
    chitosan: chemistry, properties and applications, Journal of scientific & Industrial
    Research, vol. 63, pp 20- 31.
    Một số trang web
    18. http://www.seafood1.net/vi/04/2012/xuat- khau- thuy- san- viet- nam- 3- thang-dau- nam- 2012/
    19. http://www.thuocbietduoc.com.vn/home/newdt9393tt1ev22.aspx
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...