Luận Văn Ảnh hưởng của chất lượng nước tới độ đa dạng tảo cát và ứng dụng trong xây dựng chỉ thị sinh học đán

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


    1. Tính cấp thiết của đề tài:

    Nước ta có khoảng 70% dân số sống chủ yếu bằng nghề nông, do đó để đảm bảo sản xuất hàng năm thu được giá trị cao người dân đã áp dụng nhiều biện pháp để tăng sản lượng và tăng vụ, tuy các biện pháp này mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể nhưng lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng môi trường và trực tiếp ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân. Trong các vấn đề môi trường phát sinh đáng quan tâm hơn cả là ô nhiễm, suy giảm chất lượng nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ô nhiễm nước dùng trong nông nghiệp được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm do tính chất tuần hoàn, khả năng lan toả nhanh và rộng của nước, và trong điều kiện cụ thể của nước ta thì các nguồn gây ô nhiễm nước nông nghiệp vẫn còn phức tạp, khó kiểm soát. Vì vậy cần có biện pháp để kiểm tra đánh giá chất lượng nước một cách thích hợp và hiệu quả nhất.

    Để đánh giá chất lượng nước có thể thông qua việc đo đạc, phân tích các thông số lý hoá, phương pháp này có tính chính xác cao tuy nhiên nhược điểm của nó chính là các kết quả thu được chỉ phản ánh tính chất tại thời điểm lấy mẫu không cho biết diễn biến nồng độ và ảnh hưởng của chất ô nhiễm trong những khoảng thời gian khác nhau. Do đó để khắc phục những nhược điểm của phương pháp trên nhiều nhà nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp sinh học, sử dụng sinh vật chỉ thị để đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường nước.

    Theo các tài liệu nước ngoài cho thấy, có nhiều tác giả đã dùng các nhóm sinh vật khác nhau để đánh giá chất lượng môi trường nước của thuỷ vực: Liebmen (1942) đã nhấn mạnh tới các vi sinh vật dùng để chỉ thị cho ô nhiễm hữu cơ, Kablet (1957) coi nhóm Coli như vật chỉ thị ô nhiễm đặc biệt đánh giá theo yêu cầu vệ sinh chất lượng nước uống, hay Lackev (1957) đã chỉ ra ảnh hưởng của nước thải thải trực tiếp vào suối tới môi trường sinh thái suối như làm giảm lượng oxy hoà tan và loại trừ hầu hết các sinh vật, trừ trùng tiêm mao kị khí và trùng roi không màu.

    Tại Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng sinh vật làm chỉ thị môi trường đang được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học. Một số nghiên cứu đã cho thấy: sự biến đổi cấu trúc về thành phần loài và số lượng của động vật không xương sống thể hiện độ nhiễm bẩn của thuỷ vực (Nguyễn Xuân Quýnh, 1995. Lê Thu Hà, 2001), kết quả nghiên cứu về đặc tính sinh học của loài Daphnia carinata và Scapholeberis elisabethae (giáp xác phù du) cũng là những dẫn liệu khoa học cần thiết để sử dụng làm sinh vật chỉ thị cho nước bị nhiễm bẩn (Nguyễn Xuân Quýnh, 1995).

    Ngoài các động vật không xương sống, động vật phù du cũng được nghiên cứu và sử dụng làm sinh vật chỉ thị, các loài tảo với vai trò và ý nghĩa quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên cũng đã được ứng dụng rất thành công để đánh giá chất lượng nước như tảo lam, tảo lục, tảo mắt Theo tác giả Patrick (1963) cho biết tảo cát cũng có thể dùng để xác định sự nhiễm bẩn của nguồn nước vì chúng nhạy cảm với tính chất lý hoá học của nước, có khả năng chống chịu với sự thay đổi của môi trường, và giới hạn sinh thái đa dạng do vậy đây cũng có thể là một sinh vật chỉ thị cho chất lượng môi trường nước.

    Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của chất lượng nước tới độ đa dạng tảo cát và ứng dụng trong xây dựng chỉ thị sinh học đánh giá chất lượng nước dùng trong nông nghiệp”.




    2. Mục đích và yêu cầu của nghiên cứu:

    2.1. Mục đích của nghiên cứu:

    ã Đánh giá diễn biến chất lượng nước của khu vực nghiên cứu thông qua các thông số lý hoá.

    ã Xác định tính đa dạng của tảo cát trong thủy vực thông qua mật độ, thành phần loài và chỉ số đa dạng.

    ã Đánh giá mối quan hệ giữa độ đa dạng của tảo cát và diễn biến chất lượng nước để bước đầu xây dựng tảo cát làm chỉ thị sinh học đánh giá chất lượng nước.

    2.2. Yêu cầu của nghiên cứu:

    ã Đánh giá biến động chất lượng nước của mương và hồ thông qua các thông số thuỷ lý hoá.

    ã Xác định độ đa dạng của tảo cát theo thời gian thông qua mật độ và thành phần loài tại các điểm nghiên cứu.

    ã Xác định được độ đa dạng của các loài và mức độ phân bố của các loài tảo cát theo sự thay đổi của các thông số thuỷ lý hoá để bước đầu xây dựng chỉ thị sinh học cho chất lượng nước mặt bằng tảo cát.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...