Đồ Án Ảnh hưởng của chất kích thích trong nuôi gia cầm

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Ảnh hưởng của chất kích thích trong nuôi gia cầm​

    Information

    Thịt và sản phẩm từ thịt là nguồn cung cấp đạm, vitamin, khoáng chủ yếu cho con người. Chất dinh dưỡng từ động vật có chất lượng cao hơn, dễ hấp thu hơn dinh dưỡng từ thực vật. Với nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng, thức ăn tự nhiên không còn đảm bảo cung cấp cho con người, ngành chăn nuôi phát triển với nhiều hình thức từ quy mô hộ gia đình đến quy mô công nghiệp. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, công tác phòng bệnh và trị bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản cũng được chú trọng. Phát triển thuốc thú y, bao gồm thuốc kích thích là kháng sinh và hormon đã đạt được nhiều thành tựu cũng như mối quan tâm lớn từ cộng đồng, từ việc sản xuất, lưu hành đến việc sử dụng có nhiều bất hợp lý.

    Với sự chênh lệch giá thị trường của các loại thực phẩm tươi sống như hiện nay: giá thịt heo các loại dao động từ 40000-85000đ/kg, thịt bò từ 50000-100000đ/kg, thịt gà từ 17000-45000đ/kg, thì nhu cầu sử dụng thịt gia cầm là cao hơn so với thịt gia súc. Mỗi năm, trên thế giới có 50 tỷ con gà được dùng làm thực phẩm, riêng ở Anh, số trứng tiêu thụ là 29 triệu quả trứng. Theo thống kê, 74% thịt và 68% trứng được lấy từ các quy mô sản xuất. Chăn nuôi theo quy mô công nghiệp đem lại nhiều lợi ích như tăng năng suất, giảm lượng thức ăn tiêu tốn, thời gian nuôi ngắn. Nhưng bên cạnh đó, mật độ nuôi dầy đặc cũng là mối trở ngại, bệnh tật dễ dàng hơn do nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh và khả năng lây lan, gieo rắc bệnh tăng. Tuy nhiên, nhiều bệnh có thể được điều trị và phòng ngừa bằng kháng sinh. Ngoài tác dụng phòng và trị bệnh, kháng sinh cũng như hormon đều kích thích tăng trọng trên gia cầm, tăng sản lượng trứng sản xuất và giảm tỷ lệ chết trong quá trình nuôi là điều ta quan tâm nhất.

    Tình hình chăn nuôi như hiện nay thì việc kiểm soát thuốc thú y nói chung và chất kích thích nói riêng là việc rất khó. Những lợi ích do nó đem lại không thể phủ nhận, song tác hại của lượng tồn dư đối với con người cũng là một mối quan tâm lớn trong cộng đồng .

    ----------------------------------------------------------------

    MỤC LỤC


    DANH MỤC BẢNG

    DANH MỤC HÌNH

    MỞ ĐẦU

    Đặt vấn đề

    Mục tiêu

    Chương 1: TỔNG QUAN

    1.1 Tình hình chăn nuôi trên thế giới và ở Việt Nam

    1.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt trên thế giới

    1.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ trứng

    1.1.3 Các hệ thống chăn nuôi

    1.1.4 Xu hướng phát triển

    1.2 Tình hình sản xuất, lưu hành, và sử dụng chất kích thích

    1.2.1 Chất kháng sinh

    1.2.2 Hormon

    1.3 Chất tồn dư và ảnh hưởng của dư lượng thuốc kích thích với con người

    1.3.1 Chất tồn dư

    1.3.2 Ảnh hưởng của dư lượng kháng sinh đối với sức khỏe con người

    1.3.3 Dư lượng hormon

    Chương 2: CHẤT KHÁNG SINH

    2.1 Lịch sử phát hiện kháng sinh

    2.2 Khái niệm, phân loại

    2.2.1 Khái niệm

    2.2.2 Phân loại

    2.3 Vai trò của kháng sinh

    2.4 Cơ chế tác dụng

    2.4.1 Ức chế tổng hợp protein

    2.4.2 Ức chế sự tổng hợp nucleic acid

    2.4.3 Ức chế quá trình chuyển hóa

    2.4.4 Ức chế sự tạo vách tế bào vi khuẩn

    2.5 Các bệnh thường gặp trên gia cầm

    2.6 Kháng kháng sinh

    2.7 Ảnh hưởng của kháng sinh lên nuôi gia cầm

    2.8 Thay thế kháng sinh trong chăn nuôi

    2.8.1 Enzyme ngoại sinh

    2.8.2 Acid hữu cơ

    2.8.3 Probiotic

    2.8.4 Prebiotic

    2.8.5 Thảo mộc và dầu etheric

    2.8.6 Kích thích miễn dịch

    Chương 3: HORMON

    3.1 Hormon

    3.2 Phân loại hormon

    3.3 Vai trò của hormone trong chăn nuôi

    3.4 Cơ chế tác dụng của hormon

    3.5 Ảnh hưởng của hormon

    3.5.1 Mối quan hệ giữa tuổi, mức độ phát triển với GH

    3.5.2 Ảnh hưởng của mô hình plasma GH

    3.4.3 Chức năng GH thụ thể

    3.4.4 GH-binding protein (GHBP)

    3.4.5 Ảnh hưởng của hormon cụ thể

    KẾT LUẬN

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    ------------------------------------------------------------------

    GVHD: TS. Huỳnh Ngọc Anh - Trường ĐH Bách Khoa TPHCM
     
Đang tải...