Báo Cáo ảnh hưởng của canh tác nương rẫy đến khả năng phục hồi dinh dưỡng đất trong giai đoạn bỏ hóa ở tỉnh

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ẢNH HƯỞNG CỦA CANH TÁC NƯƠNG RẪY ĐẾN KHẢ NĂNG PHỤC HỒI DINH DƯỠNG ĐẤT TRONG GIAI ĐOẠN BỎ HÓA Ở TỈNH HÒA BÌNH




    Effect of swidden farming on soil fertility restoration during fallow period in Hoa Binh province




    SUMMARY


    A long term experiment has been carried out to examine impact of swidden farming on soil fertility restoration during fallow period in Tan Minh commune, Da Bac district, Hoa Binh province since 2000. The results reveal that swidden fields have large amount of run-off water to compare with that of the secondary forest indicating heavy nutrient depletion during cropping period. Nutrient balance analysis of the 9 experimental plots indicated different pathways of swidden cycles and forecasts that minimum fallow length is from 14 to 20 years in order to recover soil fertility. Finally, soil analysis results of 120 samples showed shows the minimum fallow period of different fallow stages is from 11 to 15 years in order to recover soil fertility. In order to reduce pressure on swidden farming, direct measures should be applied such as long fallow as well as planting legumes and soil conservation farming. Furthermore, indirect measures should be considered as intensification of paddy production, garden, livestock, and handicraft of Non-Timber Forest Products.
    Key words: swidden farming, run-off, nutrient balance, soil fertility restoration, Hoa Binh province







    1. ĐẶT VẤN ĐỀ


    Miền núi chiếm 75% diện tích đất liền Việt Nam và 21% dân số cả nước. Trong phạm vi miền Bắc Việt Nam, sự chênh lệch về mức độ phát triển kinh tế giữa các vùng lãnh thổ và các vùng miền núi sẽ có thể tăng từ trong thập kỷ tới. Đồng thời, ngân hàng Thế giới cảnh báo tỷ lệ nghèo đói sẽ tăng từ 28,1% đến 34,4% ở các khu vực miền núi phía Bắc (World Bank 2002). Kết quả của vòng luẩn quẩn này là dân số tăng, suy thoái môi trường và sự tụt hậu của các dân tộc thiểu số (Lê Trọng Cúc và Rambo, 2001; Alther và cộng sự, 2002). Việc khai thác triệt để vùng đất dốc từ năm 1982 đến 1986 đã làm cạn kiệt vốn rừng, diện tích đất bỏ hoang tăng lên, điều đó

    và ctv. (1978) khẳng định hệ thống canh tác nương rẫy ở phía Bắc Thái Lan cần ít nhất 8 đến 10 năm bỏ hoá để phục hồi độ phì của đất. Kết quả tương tự của một số tác giả khác (Kyuma và ctv., 1985; Nye và Greenland, 1960; Tanaka và ctv., 1997; Tulaphitak và ctv., 1985) cũng đưa ra độ dài bỏ hoá cần thiết khoảng 10 năm.
    Vấn đề cấp thiết hiện nay được đặt ra là chu kỳ bỏ hoá sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cân bằng dinh dưỡng và khả năng phục hồi dinh dưỡng sau canh tác nương rẫy trong điều kiện ở miền Bắc Việt Nam. Do vậy, mục đích của nghiên cứu là xác định được thời gian cần thiết phải bỏ hoá để đất phục hồi trạng thái độ phì ban đầu làm cơ sở đề ra giải pháp nhằm sử dụng đất hợp lý và nâng cao thu nhập cho người dân miền núi.





    1 Khoa Đất và Môi trường, Đại học Nông nghiệp I chứng tỏ thời gian đất bị bỏ hoá ngắn hơn (David Sadoulet và đồng nghiệp, 2002). Zinke








    2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


    2.1. Địa điểm nghiên cứu


    Nghiên cứu được thực hiện tại bản Tát, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình. Độ cao của bản bình quân khoảng 360m so với mực nước biển, xung quanh là những dãy đồi núi với độ cao 800-950m. Bản có 107 hộ chủ yếu là người dân tộc Tày Đà Bắc với 476 khẩu (năm 2004). Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 743 ha, trong đó đất nông nghiệp khoảng 21%, còn lại là đất rừng (Rambo và Trần Đức Viên, 2001). Đất ruộng lúa khoảng
    17 ha, đất nương rẫy chiếm 54 ha (2003). Người dân địa phương thực hiện canh tác nương rẫy tổng hợp đã hơn một thế kỷ (Rambo, 1998). Hệ thống canh tác này rất đa dạng, bao gồm các hợp phần chính như lúa nước, vườn, ao cá, nương lúa và nương sắn (Trần Đức Viên, 1998). Hiện tại, chu kỳ canh tác nương rẫy phổ biến là 2 năm trồng lúa nương, 2 năm trồng sắn, sau đó bỏ hoá 5 năm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...