Thạc Sĩ Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đến sự lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 là người dân tộc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đến sự lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 là người dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lí do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 2
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 2
    5. Giả thuyết khoa học . 3
    6. Phương pháp nghiên cứu 3
    6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết 3
    6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3
    6.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ 3
    7. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu . 3
    7.1. Phạm vi nội dung 3
    7.2. Phạm vi khảo sát . 3
    8. Đóng góp mới của đề tài 4
    9. Cấu trúc luận văn . 4
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH
    LỚP 12 NGƯỜI DTTS DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC
    PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG . 5
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
    1.1.1. Sơ lược lịch sử nảy sinh công tác hướng nghiệp . 5
    1.1.2. Công tác hướng nghiệp trong các nước Tư bản chủ nghĩa 6
    1.1.3. Công tác hướng nghiệp trong các nước xã hội chủ nghĩa 7
    1.1.4. Công tác hướng nghiệp ở Việt Nam 8
    1.2. Các khái niệm cơ bản 9
    1.2.1. Hướng nghiệp . 9
    1.2.2. Nghề nghiệp . 10
    1.2.3. Sự phù hợp nghề 11
    1.2.4. Lựa chọn nghề và những tính chấ́ t của lựa chọn nghề 12
    1.2.5. Truyền thông và truyền thông đại chúng . 14
    1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề của học sinh
    Trung học phổ thông 16
    1.3.1. Những đặc điểm lứa tuổi học sinh THPT 16
    1.3.1.1. Những đặc điểm cơ bản về tâm lý và nhân cách c ủa HS THPT 16
    1.3.1.2. Sự hình thành thế giới quan 19
    1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề của học sinh
    cuối cấp THPT . 20
    1.3.2.1. Yếu tố gia đình 20
    1.3.2.2. Yếu tố giáo dục hướng nghiệp của nhà trường: 21
    1.3.2.3. Yếu tố bạn bè 22
    1.3.2.4. Yếu tố các phương tiện truyền thông và các tổ chức XH . 22
    1.4. Đặc điểm của học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên . 23
    Chương 2. THỰC TRẠNG CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12
    NGƯỜI DÂN T ỘC THIỂU SỐ TỈ NH THÁI NGUYÊN DƯỚI
    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG 25
    2.1. Vài nét về khách thể điều tra . 25
    2.2. Thực trạng sự lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 là người dân tộc
    thiểu số tỉnh Thái Nguyên dưới ảnh hưởng của các phương tiện
    truyền thông 26
    2.2.1. Thực trạng nhận thức về ảnh hưởng của các phương tiện
    truyền thông đến sự lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 người
    dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên 26
    2.2.2. Ý kiến của giáo viên làm công tác hướng nghiệp về sự lựa
    chọn nghề của học sinh lớp 12 là người dân tộc thiểu số dưới
    ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông . 57
    2.2.3. Ý kiến của cha, mẹ đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của HS
    lớp 12 hiện nay 66
    2.3. Kết luận chương 2 . 67
    Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
    HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 NGƯỜI
    DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH THÁI NGUYÊN DƯỚI ẢNH
    HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG 69
    3.1. Những cơ sở có tính nguyên tắc để xây dựng biện pháp 69
    3.1.1. Nghiên cứu, xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính mục
    đích của giáo dục hướng nghiệp 69
    3.1.2. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phải đảm bảo sự phù hợp
    với những đặc điểm tâm lý và nhân cách của HS PT 69
    3.1.3. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phải đảm bảo sự phân
    hoá, cá biệt hoá HS trong hoạt động hướng nghiệp 70
    3.1.4. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính hệ
    thống trong hoạt động GDHN . 70
    3.1.5. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp theo quan điểm tiếp cận
    hoạt động và nhân cách 71
    3.1.6. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi 71
    3.2. Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học
    sinh lớp 12 người dân tộc thiểu số dưới ảnh hưởng của các PTTT 72
    3.2.1. Xây dựng bài học có nội dung giới thiệu về những lĩnh vực
    nghề nghiệp có sử dụng các phương tiện truyền thông 72
    3.2.2. Tổ chức buổi toạ đàm trên lớp với chủ đề “Internet với nghề
    nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp” 74
    3.2.3. Tổ chức cho HS tìm hiểu thông tin nghề nghiệp qua bản tin,
    phóng sự truyền hình hay một đoạn video 75
    3.2.4. Tổ chức hội nghị để trao đổi với cha mẹ học sinh về nghề
    nghiệp tương lai của con em họ 76
    3.2.5. Lập hồ sơ hướng nghiệp chi tiết cho mỗi HS 78
    3.3. Khảo nghiệm các biện pháp trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia 80
    3.3.1. Mục đích khảo nghiệm . 80
    3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm . 80
    3.3.3. Quá trình tiến hành khảo nghiệm . 80
    3.3.4. Kết quả khảo nghiệm . 80
    3.4. Kết luận chương 3 . 85
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 86
    1. Kết luận 86
    2. Khuyến nghị . 88
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 90
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Đất nước ta đang bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
    (CNH - HĐH), thời kỳ của sự hội nhập. Bởi vậy, nhằm đáp ứng những yêu
    cầu của xã hội hiện đại, con người phải được coi là nhân tố cốt lõi, nhân tố
    trung tâm và cần phải có được những điều kiện tốt nhất để phát huy tối đa khả
    năng sáng tạo của mình.
    Muốn phát triển nguồn nhân lực, nhất thiết phải dựa vào giáo dục - đào
    tạo nên trong nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng
    khóa VIII đã nhấn mạnh: “Muốn tiến hành CNH - HĐH thắng lợi phải phát
    triển mạnh giáo dục đào tạo và phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản
    của sự phát triển nhanh và bền vững”. Như vậy, có thể thấy hoạt động dạy
    học - giáo dục cùng công tác hướng nghiệp của nhà trường phổ thông có tác
    dụng to lớn đối với việc đào tạo nguồn nhân lực vì thực chất hướng nghiệp
    không chỉ đơn thuần là định hướng nghề nghiệp cho mỗi cá nhân học sinh đi
    theo một nghề định trước mà hướng nghiệp được hiểu là tạo điều kiện để các
    em khám phá và phát huy những năng lực của bản thân đóng góp tốt nhất cho
    xã hội trong quá trình lao động.
    Hiện nay, sự bùng nổ thông tin và sự phát triển mạnh của các PTTT đó
    tác động đến nhận thức của học sinh lớp 12 bởi qua các PTTT, học sinh lớp 12
    có thể tìm hiểu các lĩnh vực của cuộc sống; trong đó có vấn đề lựa chọn nghề.
    Những thông tin nghề trên các PTTT rất phong phú, đa dạng. Bởi vậy thông
    qua các PTTT, học sinh lớp 12 sẽ có những căn cứ để chọn nghề phù hợp.
    Xuất phát từ những đặc điểm của vùng dân tộc: Do quan niệm về nghề
    còn nhiều hạn chế nên chưa phát triển nhiều loại hình nghề, mặt khác những
    thông tin nghề đến với học sinh lớp 12 người dân tộc còn nhiều hạn chế
    khiến cho việc lựa chọn nghề của các em gặp nhiều khó khăn.
    Từ thực trạng trên, với mong muốn tìm hiểu ảnh hưởng của các PTTT
    đến việc chọn nghề của học sinh lớp 12 người DTTS, cũng như đề xuất một
    số ý kiến giúp nhà trường có những biện pháp tí ́ ch cực trong việc sử dụng một
    số phương tiện truyền thông nhằm cung cấp những thông tin vê ̀ ngh ề cho học
    sinh lớp 12 nên tôi đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của các phương tiện truyền
    thông đến sự lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 là người dân tộc thiểu số
    tỉnh Thái Nguyên”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về các tác động
    tới sự lựa chọn nghề của học sinh sẽ làm sáng tỏ những ảnh hưởng của các
    phương tiện truyền thông trong việc chọn nghề của học sinh lớp 12 là người
    dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    - Khách thể nghiên cứu: Quá trình lựa chọn nghề của học sinh
    - Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đến sự
    lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 là người dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về ảnh hưởng của phương tiện truyền
    thông đến sự lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 là người dân tộc thiểu số Tỉnh
    Thái Nguyên.
    4.2. Nghiên cứu thực trạng việc lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 là
    người dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên dưới ảnh hưởng của các phương tiện
    truyền thông.
    4.3. Đề xuất các biện pháp sử dụng PTTT hỗ trợ cho công tác giáo dục
    hướng nghiệp trong trường phổ thông.
    5. Giả thuyết khoa học
    Có thể nâng cao hiểu biết về lựa chọn nghề cho học sinh cuối cấp
    THPT Tỉnh Thái Nguyên bằng việc đưa ra các biện pháp tận dụng các yếu tố
    tích cực do phương tiện truyền thông mang lại.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết, hệ thống hóa
    và khái quát hóa lý thuyết trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu lý thuyết từ đó rút
    ra các kết luận khoa học làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu thực trạng và
    đề xuất các biện pháp của đề tài.
    6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    * Phương pháp quan sát
    * Phương pháp điều tra
    * Phương pháp trao đổi, trò chuyện
    * Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
    * Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
    6.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ
    * Phương pháp thống kê toán học
    * Sử dụng phần mềm
    7. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
    7.1. Phạm vi nội dung
    Nghiên cứu ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đến sự lựa chọn
    nghề của học sinh cuối cấp THPT.
    7.2. Phạm vi khảo sát
    Căn cứ vào điều kiện và khả năng thực hiện đề tài, tôi đi sâu vào
    nghiên cứu sự lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 là người dân tộc thiểu số
    dưới ảnh hưởng của phương tiện truyền thông tại một số trường trên địa bàn
    tỉnh Thái Nguyên.
    8. Đóng góp mới của đề tài
    Giúp học sinh lớp 12 người DTTS thấy được tầm quan trọng của PTTT
    với việc chọn nghề, đồng thời đưa ra một số biện pháp thay đổi thực trạng
    chọn nghề của các em hiện nay.
    9. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần m ở đầu, các tài liệu tham khảo, phụ l ục, luậ n văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lí luận vấn đề chọn nghề của học sinh lớp 12 người
    DTTS tỉnh Thái Nguyên dưới ảnh hưởng của các PTTT.
    Chương 2: Thực trạng sự lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 người
    DTTS tỉnh Thái nguyên dưới ảnh hưởng của các PTTT
    Chương 3: Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho
    học sinh lớp 12 người DTTS tỉnh Thái Nguyên dưới ảnh hưởng của các PTTT.
    Kết luận và khuyến nghị.

    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ CHỌN NGHỀ CỦA
    HỌC SINH LỚP 12 NGƯỜI DTTS DƯỚI ẢNH HƯỞNG
    CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    1.1.1. Sơ lược lịch sử nảy sinh công tác hướng nghiệp
    Vào giữa thế kỷ 19, hệ thống nghề nghiệp khá phức tạp, sự chuyên môn
    hóa đã đạt tới mức độ cao hơn so với giai đoạn giai đoạn sản xuất nông
    nghiệp và thủ công nghiệp. Thời điểm này, ở Pháp xuất hiện cuốn sách
    “hướng dẫn chọn nghề” với nội dung đề cập tới vấn đề phát triển đa dạng của
    nghề nghiệp do sự phát triển công nghiệp và việc nhất thiết phải giúp đỡ
    thanh niên trong việc chọn nghề nhằm sử dụng có hiệu quả năng lực lao động
    của thế hệ trẻ.
    Thời gian này, các phòng nghiệp với chức năng tư vấn chọn nghề đã
    được thành lập ở nhiều nước như: Anh, Pháp, Mĩ Tại đây, người ta thường
    dùng trắc nghiệm Test để xác định khả năng thích ứng của con người với
    những nghề đang có nhu cầu tuyển lao động.
    Thực tế cho thấy, để có được sự tuyển chọn chính xác nguồn lao động
    thì cần phải đưa hướng nghiệp vào trường phổ thông. Muốn làm được việc
    này, phải đào tạo những giáo viên hướng nghiệp - đó là những giáo viên có
    nhiệm vụ theo dơi sự phát triển của trẻ em, khả năng phù hợp nghề của chúng,
    giúp trẻ em định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
    Trong lịch sử, trong các nhà trường phổ thông của nhiều nước trên thế
    giới đã xuất hiện loại hình giáo viên: “giáo viên hướng nghiệp”, ở một số
    nước xã hội chủ nghĩa hướng nghiệp không chỉ là nhiệm vụ của riêng giáo
    viên hướng nghiệp mà còn là nhiệm vụ của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ
    nhiệm, cán bộ lãnh đạo - quản lý trường học
    1.1.2. Công tác hướng nghiệp trong các nước Tư bản chủ nghĩa
    Việc hướng dẫn thanh thiếu niên chọn nghề ở các nước tư bản chủ
    nghĩa không vì quyền lợi lao động của thế hệ trẻ mà nhằm vào việc bóc lột
    thặng dư giá trị. Với tính chất đó, công tác hướng hướng nghiệp ở các nước tư
    bản đã hướng và buộc con em người lao động phục vụ cho lợi ích riêng của
    nhà tư bản.
    Công tác hướng nghiệp ở các nước tư bản là công cụ để thực hiện quan
    điểm không để nam - nữ bình đẳng trong việc lựa chọn nghề nghiệp (ở các
    nước Anh, Pháp Mĩ hạn chế nữ công nhân, nữ nhân viên trong nhiều nghề kỹ
    thuật và họ được sử dụng trong các nghề dịch vụ, văn phòng và những công
    việc đơn giản, tay nghề thấp hoặc không cần có sự chuẩn bị nghề nghiệp). Vì
    vậy, có sự phân hóa chương trình học tập ở trường phổ thông với nam và nữ rồi
    từ đó tiến hành công tác hướng nghiệp đã làm cho các em không bình đẳng về
    những điều kiện chọn nghề. Còn nếu người ta hướng các em nam và nữ vào
    cùng một nghề thì ngay sau đó sự không bình đẳng vẫn diễn ra (lao động nữ
    được trả rẻ mạt hơn lao động nam mặc dù năng suất lao động như nhau).
    Công tác hướng nghiệp ở các nước tư bản chủ nghĩa không dựa trên
    cơ sở giáo dục toàn diện nhân cách cho người lao động. Việc tuyển chọn lao
    động thường dựa trên trắc nghiệm vì họ chú trọng sự thích ứng của nhân
    cách với những phương tiện, điều kiện lao động của nhà máy, xí nghiệp. Khi
    đánh giá phương pháp sản xuất Taylo, V.I. Lênin đã phê phán sự đào tạo
    phiến diện người lao động nhằm thích ứng với công việc đơn điệu, đồng thời
    ông cũng nhận xét hệ thống dây truyền Taylo thực chất là hệ thống ép mồ
    hôi người lao động.
    Hiện nay, nội dung giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học
    của Pháp được phân hóa theo nhiều phân ban hẹp trong đó phần lớn là các
    ban kỹ thuật - công nghệ đào tạo kỹ thuật viên. Kế hoạch dạy học ở các

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Nguyễn Ngọc Bích, (1979), Nghiên cứu động cơ chọn nghề của thanh niên
    Luận án tiến sĩ tâm lý học, Hà Nội.
    2. Phạm Tất Dong, Phạm Huy Thụ, Nguyễn Minh An, (1987), Giáo trình
    công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông, Bộ Giáo dục, Hà Nội.
    3. Phạm Tất Dong, (1996), Giáo dục lao động và hướng nghiệp phục vụ sự
    nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nghiên cứu giáo dục số
    6/1996
    4. Phạm Tất Dong, Nguyễn Như Ất, (2000), Sự lựa chọn cho tương lai (tư
    vấn hướng nghiệp), Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
    5. Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh, Nguyễn Thế Trường, Trần Minh Thu,
    Nguyễn Dục Quang, (2004), Hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 12,
    Nxb Giáo dục, Hà Nội
    6. Quang Dương, (2004), Tư vấn hướng nghiệp, Nxb trẻ, Thành phố HCM.
    7. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2001), Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc
    lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    8. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
    lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    9. Phạm Thị Đức (2002), Những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự định
    hướng trong việc học tập, chọn nghề ở học sinh PT, tạp chí giáo dục, Hà Nội.
    10. Phạm Minh Hạc, (1999), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    11. Phạm Minh Hạc, (2001), Về phát triển con người toàn diện thời kì CNH -HĐH, Nxb Chính Trị quốc gia, Hà Nội.
    12. Nguyễn Văn Hộ, (1998), Cơ sở phát triển của công tác hướng nghiệp
    trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    13. Nguyễn Văn Hộ, (2000), Thích ứng sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    14. Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Thị Thanh Huyền, (2006), Hoạt động giáo
    dục hướng nghiệp và giảng dạy Kĩ thuật trong trường PT, Nxb giáo dục,
    Hà Nội.
    15. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, (1997), Tâm lý học lứa
    tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb giáo dục, Hà Nội.
    16. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê, (2004), Giáo dục hướng nghiệp cho
    học sinh PT với việc phát triển nguồn nhân lực, tạp chí phát triển giáo
    dục, Hà Nội.
    17. Nguyễn Thị Thanh Huyền, (2006), Thực trạng thực hiện công tác giáo
    dục hướng nghiệp trong trường PT khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam,
    Đề tài KH&CN cấp bộ, Thái Nguyên.
    18. Phạm Nguyệt Lãng, (1991), Tìm hiểu động cơ chọn nghề của học sinh
    PT, nghiên cứu giáo dục số 5/1991.
    19. Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền, (2000), Để nâng cao chất lượng giáo
    dục hướng nghiệp trong tình hình mới, Tạp chí giáo dục, Hà Nội.
    20. Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền, Bùi Văn Xuân, (2004), Một số vấn đề
    về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
    21. Triệu Thị Phương, (1991), Một số đặc điểm hứng thú và ý định nghề
    nghiệp của học sinh PTCS, Nghiên cứu giáo dục số 5/1991.
    22. Nguyễn Viết Sự, (2005), Đổi mới tư duy phát triển giáo dục nghề nghiệp
    theo định hướng thị trường lao động. Tạp chí giáo dục, Hà Nội
    23. Trần Quốc Thành, (2002), Định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh
    lớp 12 PT một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tạp chí tâm lý học, Hà nội.
    24. Phạm Huy Thụ, Phạm Tất Dong, Nguyễn Thế Trường, (1982), Sinh hoạt
    hướng nghiệp của học sinh PT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    25. Tập thể cán bộ giảng dạy, (2002), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư
    phạm, Khoa TL - GD, trường ĐHSP Thái Nguyên, Thái Nguyên
    26. Nguyễn Quan Uẩn, (chủ biên), (2001), Tâm lý học đại cương, Nxb Đại
    học quốc gia, Hà Nội.
    Tài liệu nước ngoài
    27. X.Ia Batưsép, X.A Sapôrinxki, (1982), cơ sở giáo dục học nghề nghiệp,
    Nxb Công nhân kĩ thuật, Hà Nội.
    28. N.K Crupxkaia, (1965), Về công tác hướng nghiệp cho học sinh (Tuyển
    tập các bài báo, nhà xuất bản giáo dục Liên Xô.
    29. L.A Iôvaisa, (1983), Những vấn đề hướng nghiệp cho học sinh, Nxb giáo dục
    Liên Xô.
    30. E.A Klimốp, Lựa chọn nghề như thế nào. M. 1975
    31. K.K. Platônốp, (1996), Năng lực nghề nghiệp và định hướng nghề - Kiép.
    32. K.K.Platônốp, (1978), Hướng nghiệp cho tuổi trẻ. Nxb ĐH Liên Xô.
    33. A.V. Pêtrôpski (ch ủ biên), (1982), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm,
    Nxb Giáo dục, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...