Thạc Sĩ Ảnh hưởng của các mức độ đồng kẽm và lên khả năng sinh trưởng của heo con từ 7 - 60 ngày tuổi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Ảnh hưởng của các mức độ đồng kẽm và lên khả năng sinh trưởng của heo con từ 7 - 60 ngày tuổi

    TÓM LƯỢC
    Để tìm hiểu ảnh hưởng của các mức độ Cu và Zn lên khả năng sinh trưởng của
    heo con từ 7 đến 60 ngày tuổi, đề tài được tiến hành trên 16 ổ heo con theo mẹ có trọng
    lượng đầu thí nghiệm là 2,5kg.
    Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngấu nhiên, hai nhân tố
    (gồm: nhân tố Cu với 2 mức độ là 100ppm và 150ppm, nhân tố Zn với 2 mức độ là
    300ppm và 500ppm). Với 4 nghiệm thức (NT) và 4 lần lập lại: NT1 và NT2 tương ứng
    với Cu: 100ppm và 2 mức Zn là 300ppm và 500ppm, NT3 và NT4 tương ứng với Cu:
    150ppm và 2 mức độ Zn là 500ppm và 300ppm.
    Khẩu phần cho heo được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn theo mẹ từ 7 - 24 ngày tuổi và
    giai đoạn sau cai sữa 24 – 60 ngày tuổi. Tỷ lệ tiêu hóa, nitrogen tích lũy, tăng trọng, tiêu
    tốn thức ăn, hệ số chuyển hóa thức ăn, và tỷ lệ tiêu chảy được đo lường và đánh giá tác
    động của Cu và Zn lên heo. Kết quả thí nghiệm cho thấy không có sự tương tác giữa Cu
    và Zn lên tăng trọng của heo giai đoạn 1, 2 và nitrogen tích lũy (P> 0,05), nhưng có ảnh
    hưởng lên tỷ lệ tiêu hóa protein, giai đoạn từ 24 đến 60 ngày tuổi (P<0,05 ). Cu 100ppm
    có ảnh hưởng lên năng suất của heo giai đoạn 24 đến 60 ngày, tăng trọng (g/con/ngày) ở
    NT2 (360) cao hơn các nghiệm thức NT1(330), NT3(280) và NT4 (310). Tỷ lệ tiêu chảy
    (%) của giai đoạn 2 ở các NT1, NT2, NT3, và NT4 lần lượt là: 2,62; 2,17; 1,08; 1,98,
    với (P>0,05) giảm so với giai đoạn 1 tương ứng ở NT1, NT2, NT3 và NT4 lần lượt là:
    26,27; 23,06; 27,09 và 13,92, với (P>0,05). Hiệu quả kinh tế (ngàn đồng) ở NT1:
    322.124 ; NT2:356.487 cao hơn NT3:269.986 và NT4: 293.285
    Từ các kết quả thí nghiệm trên chỉ ra rằng: NT2 có hiệu quả kinh tế cao hơn so
    với các nghiệm thức thí nghiệm khác trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và môi trường
    nuôi dưỡng như nhau. Hay nói cách khác nghiệm thức có mức độ Cu: 100ppm và Zn:
    500ppm tốt hơn các nghiệm thức có các mức độ Cu và Zn khác. Vậy việc bổ sung Cu và
    Zn ở mức độ cao hơn nhu cầu ảnh hưởng có lợi cho heo con. 4
    MỤC LỤC
    ---o0o---
    Trang
    Cảm tạ .
    Tóm lược .
    Mục lục .
    Danh mục các Bảng .
    Danh mục các Hình
    Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt .
    Phần1. MỞ ĐẦU 1
    I. LỜI GIỚI THIỆU . 1
    II. MỤC ĐÍCH . 1
    III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 2
    IV. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
    1. Dinh dưỡng khoáng đối với cơ thể gia súc 2
    1.1. Khoáng đa lượng 2
    1.1.1. Calcium (Ca) 2
    a. Vai trò, nhu cầu và liều gây độc . 3
    b. Dự trữ, hấp thu và bài tiết . 3
    1.1.2. Phosphor (P) . 3
    a. Vai trò, nhu cầu và liều gây độc . 3
    b. Dự trữ, hấp thu và bài tiết 4
    1.2. Khoáng vi lượng 4
    1.2.1. Sắt (Fe) . 45
    a . Vai trò, nhu cầu và liều gây độc 4
    b. Dự trữ, hấp thu và bài tiết 5
    1.2.2. Đồng (Cu) 5
    a. Vai trò, nhu cầu và liều gây độc . 5
    b. Dự trữ, hấp thu và bài tiết . 7
    1.2.3. Kẽm (Zn) 7
    a. Nguồn gốc và vai trò . 7
    b. Hấp thu . 8
    c. Bài tiết, dự trữ . 9
    d. Trao đổi . 9
    2. Sự tương tác giữa các chất khoáng 11
    3. Nhu cầu dinh dưỡng của heo con 12
    3.1 Nhu cầu dưỡng chất của heo con . 12
    4.3.2 Nhu cầu khoáng vi lượng ở heo con 13
    4. Cung cấp thức ăn cho heo con 13
    4.1. Cơ sở 13
    4.2. Thức ăn của heo con . 14
    4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá của heo con . 14
    5. Sử dụng các sản phẩm bổ sung để cân đối khẩu phần, thúc đẩy khả năng
    tiêu hóa, hạn chế tiêu chảy ở heo con sau cai sữa .15
    6. Cơ sở bổ sung khoáng vào khẩu phần 15
    V. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP . 16
    1. Phương tiện thí nghiệm 16
    2. Phương pháp thí nghiệm 176
    2.1. Bố trí thí nghiệm 17
    2.2. Các chỉ tiêu theo dõi 17
    2.2.1. Tăng trọng . 17
    2.2.2. Tiêu tốn thức ăn . 18
    2.2.3. Hệ số chuyển hoá thức ăn . 18
    2.2.4. Tỷ lệ tiêu chảy . 18
    2.3. Hiệu quả kinh tế . 18
    2.4.Phân tích hóa học . 18
    2.5. Xử lý số liệu 18
    Phần 2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 20
    I. Trọng lượng bình quân (BQ) và tăng trọng (TT) . 20
    II. Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hoá thức ăn 25
    III. Tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất 29
    1. Tiêu hoá các dưỡng chất 29
    2. Ảnh hưởng của đồng, kẽm lên quá trình tiêu hoá protein và
    năng lượng 29
    3. Khả năng tích lũy nitrogen và nitrogen bài thải của heo thí nghiệm . 31
    4. Khả năng hấp thu đồng, kẽm và sự bài thải đồng, kẽm qua phân/ngày
    của heo thí nghiệm 34
    IV. Tỷ lệ tiêu chảy và hiệu quả kinh tế . 36
    1. Tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm qua các giai đoạn 36
    2. Hiệu quả kinh tế 38
    Phần 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 40
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 417
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng Tựa Bảng
    Trang
    1
    2
    3
    4
    5
    6
    7
    8
    9
    10
    11
    12
    13
    14
    Những tổn thương do thiếu đồng
    Nhu cầu dưỡng chất của heo con
    Nhu cầu dưỡng chất của heo trong thức ăn hổn hợp
    Nhu cầu dinh dưỡng khoáng vi lượng hằng ngày ở heo con
    Ảnh hưởng của yếu tố đồng và kẽm lên tăng trọng của heo thí nghiệm
    Tương tác của đồng và kẽm lên trọng lượng và tăng trọng bình quân của heo
    thí nghiệm qua các giai đoạn
    Ảnh hưởng của yếu tố đồng và kẽm lên tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa
    thức ăn của heo con qua các giai đoạn thí nghiệm.
    Tương tác của đồng và kẽm lên tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn
    qua các giai đoạn thí nghiệm.
    Ảnh hưởng tương tác đồng và kẽm lên tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất của
    heo thí nghiệm giai đoạn từ 24 – 60 ngày tuổi.
    Tương tác đồng kẽm lên quá trình tiêu hóa protein và năng lượng của
    heo thí nghiệm giai đoạn từ 24 – 60 ngày tuổi.
    Ảnh hưởng tương tác đồng và kẽm lên khả năng tích lũy nitrogen và nitrogen
    bài thải của heo thí nghiệm giai đoạn từ 24–60 ngày tuổi.
    Khả năng hấp thu đồng, kẽm và sự bài thải đồng, kẽm qua phân/ ngày
    Tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm
    Chênh lệch giữa giá trị tăng trọng và chi phí thức ăn (đồng/con)
    7
    12
    13
    13
    20
    21
    26
    27
    29
    30
    31
    34
    36
    38 8
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    Hình Tựa Hình Trang
    1
    2
    3
    4
    5
    6
    7
    8
    9
    Chuồng nuôi heo con theo mẹ
    Chuồng nuôi heo con cai sữa
    Tăng trọng heo thí nghiệm từ 7 – 60 ngày tuổi
    Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thí nghiệm giai đoạn từ
    24 – 60 ngày tuổi
    Tương quan giữa lượng nitrogen ăn vào và lượng nitrogen tiểu bài thải
    Tương quan giữa lượng nitrogen ăn vào và tổng lượng nitrogen bài thải theo
    phân và tiểu
    Tương quan giữa phần trăm tích lũy đồng và tăng trọng của heo thí nghiệm
    Biểu đồ tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm qua các giai đoạn
    Biểu đồ hiệu quả kinh tế của heo thí nghiệm
    16
    16
    22
    27
    32
    33
    35
    37
    39 9
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
    AFIEX : Công ty Xuất Nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang
    TN : Thí nghiệm
    TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn
    TT : Tăng trọng
    HSCHTĂ : Hệ số chuyển hóa thức ăn
    TTBQ : Tăng trọng bình quân
    NT : Nghiệm thức 10
    Phần 1. MỞ ĐẦU
    I. LỜI GIỚI THIỆU
    Dinh dưỡng cho heo con theo mẹ rất quan trọng vì ảnh hưởng đến sự tăng
    trưởng, phát triển trong giai đoạn sau cai sữa và tỷ lệ hao hụt. Vì vậy các nhà chăn nuôi
    luôn quan tâm là làm thế nào để heo có tỷ lệ sống cao, tăng trọng nhanh, đồng đều, tỷ lệ
    bệnh và còi cọc giảm ở mức thấp nhất.
    Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tác động bằng
    nhiều cách khác nhau như cung cấp các vitamin, enzyme vào khẩu phần và đặc biệt là
    tác động bằng cách cho heo sử dụng kháng sinh để ngừa tiêu chảy và kích thích tăng
    trưởng, kháng sinh đã đem đến hiệu quả tốt. Nhưng việc dùng kháng sinh thường xuyên
    sẽ dễ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc và sự tích lũy kháng sinh trong sản phẩm
    chăn nuôi sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chất
    khoáng cũng là một thành phần dùng để xây dựng cơ thể, nhất là khoáng vi lượng thiết
    yếu như: Fe, Cu, Zn, Co, I động vật cần với một lượng rất nhỏ, nhưng chúng tham gia
    rất nhiều vào các phản ứng sinh lý, sinh hoá quan trọng. Chúng tham gia xúc tác trong
    hệ thống enzyme của tế bào (metalloenzym) và giữ vai trò sinh học nhờ thông qua tác
    động của metaloenzym. Sự thiếu hụt một vài khoáng vi lượng nào đó cũng đều có thể
    dẫn đến sự rối loạn sinh trưởng và mất cân bằng trong quá trình sinh trưởng và phát
    triển, như thiếu Cu sẽ làm suy yếu khả năng hấp thu. Thiếu Cu dẫn đến thiếu máu, chậm
    tăng trưởng, sự tiêu hóa bị rối loạn, tổn thương não và cột sống, con vật bị mất sắc tố,
    lông xù, cứng và bạc màu. Trường hợp thiếu Zn thì gia súc cũng chậm tăng trưởng, lông
    mọc thưa, heo bị da hóa sừng và chậm lớn, chuyển hóa thức ăn kém, da nổi mẫn đỏ, có
    vảy và rụng lông.
    Trên thế giới, việc bổ sung khoáng trong chăn nuôi đã được áp dụng rộng rãi, và
    được xem như một thành phần không thể thiếu được trong thức ăn hỗn hợp. Đặc biệt
    các nghiên cứu gần đây cho thấy việc tăng mức độ Cu và Zn lên cao gấp nhiều lần so
    với nhu cầu sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu chảy và kích thích tăng trưởng của heo con.
    Tuy nhiên, việc sử dụng mức độ Cu và Zn như thế nào để tăng năng suất chăn
    nuôi, giảm tỷ lệ tiêu chảy mà không tác động xấu đến môi trường do sự bài thải chất
    khoáng ra ngoài là lý do chúng tôi tiến hành đề tài : “Ảnh hưởng các mức độ đồng và
    kẽm lên khả năng sinh trưởng của heo con từ 7 đến 60 ngày tuổi”.
    II. MỤC ĐÍCH
    Mục đích của đề tài là nhằm nghiên cứu hiệu quả của việc bổ sung Cu và Zn ở
    các mức độ khác nhau để tìm ra khẩu phần tối ưu hóa khả năng sinh trưởng và phát triển
    của heo con.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...